Theo vị này, phía khu cách ly chưa có sự giải thích rõ ràng cho những thắc mắc trên của nhóm. Hiện họ đã được chuyển xuống tầng 1. Người ở các phòng 302-305 vẫn ở lại tầng 2, tới nay tất cả đều âm tính.
Trong khi đó, nhóm 25 người có một số cụ già ngoài 80 tuổi, sức khỏe yếu, nhiều người khác đang có bệnh nền, nếu bị lây Covid-19 từ khu cách ly sẽ rất nguy hiểm. Bởi vậy, việc giữ lại cách ly trong điều kiện không cần thiết là bất hợp lý.
“Chúng tôi đã đề đạt nguyện vọng nếu cần thiết, sẽ tiếp tục cách ly tại khách sạn hay cách ly tại nhà có giám sát để giảm nguy cơ lây nhiễm, tuy nhiên chưa được phản hồi”, người đại diện nói.
Cũng theo chia sẻ của nhóm hành khách, trước đó, việc chuyển cách ly tập trung từ sân bay Vân Đồn về khu cách ly tại Hòa Bình có rất nhiều bất cập. “Di chuyển trên quãng đường trên 300km, nhưng ban đầu họ không cho chúng tôi xuống xe để đi vệ sinh. Phải tranh cãi rất nhiều, xe mới chịu dừng lại”, một hành khách tâm sự.
Giải thích về những vấn đề xoay quanh khiếu nại của nhóm 25 hành khách, lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình cho hay, trong ngày 20/4, khu cách ly Trung đoàn 814 ghi nhận thêm 2 ca dương tính mới, là F1 cùng phòng với ca nhiễm trước đó.
Bộ phận chuyên môn đã rà soát, xác định nhóm hành khách nói trên ở cùng tầng với 3 ca nhiễm nên quyết định để họ ở lại. “Việc này đã có tham mưu của cơ quan chuyên môn, chúng tôi thấy chưa ổn mới yêu cầu họ tiếp tục cách ly và xét nghiệm thêm chứ không phải là cố ý giữ”, lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình nói.
Theo phân tích của một chuyên gia đầu ngành y tế dự phòng với VietNamNet, nguy cơ lây nhiễm chỉ xảy ra nếu có sự tiếp xúc với ca dương tính. Từ “tiếp xúc” ở đây được lý giải là phải gặp nhau, có sự giao tiếp trong khoảng cách dưới 2 mét.
“Nếu chỉ đi lướt qua cửa phòng trong điều kiện có sử dụng khẩu trang y tế thì không được coi là diện tiếp xúc gần. Về nguyên tắc, không thể xét là F1 hay F2”, vị chuyên gia cho hay.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chia sẻ, có thể khu cách ly giữ nhóm hành khách ở lại thêm để tìm hiểu kỹ lưỡng, xem xét tất cả yếu tố nguy cơ, tránh trường hợp họ có sự tiếp xúc gần như đã nói.
Quỳnh Anh
Vắc xin Covivac đã đi được hơn nửa chặng đường giai đoạn 1, chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng.
" alt=""/>25 hành khách về từ Mỹ xin khiếu nại vì phải cách ly thêm dù đủ điều kiện về nhà![]() |
Solskjaer thừa nhận, ngồi 'ghế nóng' một đội bóng như MU thì luôn phải đối mặt với sức ép lớn |
Trong phát biểu mới đây, Phó Chủ tịch Ed Woodward kiên định rằng Solskjaer là người phù hợp với đường hướng lâu dài của MU, và sẽ tiếp tục nhận sự tin tưởng.
Premier League lúc này mới đi qua 10 vòng đấu (MU mới chơi 9 trận), và Cúp C1 chưa hết vòng bảng, nhưng đã hơn 1 lần Solskjaer đối diện nguy cơ mất việc ở MU, bởi kết quả kém của đội.
Mới nhất, Quỷ đỏ thua thảm PSG 1-3 và đối diện khả năng bị loại sớm ở Champions League. Tương lai Solskjaer một lần nữa được đặt ra.
Ông chia sẻ những thách thức với phải đối mặt khi làm HLV trưởng MU: “Từ kinh nghiệm của trôi, từ các cuộc thảo luận của tôi với CLB, chúng tôi nghĩ tới đường dài.
Tất nhiên, bạn cũng phải nhìn vào kết quả ngắn hạn nhưng tầm nhìn của tôi là dài hơi và các cuộc thảo luận của tôi với MU luôn là hoạch định lâu dài. Nhưng cũng là ngắn hạn, tôi không thể nghĩ về quá 6 trận tiếp theo. Tôi phải lập kế hoạch và suy nghĩ cho bức tranh toàn cảnh hơn”.
![]() |
Nhưng cũng vì đó là Manchester United mà Solskjaer hiểu rõ sức ép và vui vẻ đối mặt |
Dù vậy, Solskjaer khẳng định, ông hiểu rõ và chấp nhận áp lực, bởi đó là MU.
“Bạn sẽ không muốn nó khác đi vì điều đó xuất phát từ niềm đam mê của người hâm mộ, của truyền thông về MU, lịch sử của MU, thành công của MU và khao khát thành công cũng như những yêu cầu và tiêu chuẩn mà chúng tôi đã đặt ra.
Chúng tôi may mắn ở khía cạnh này, đó là chúng tôi có rất nhiều người hâm mộ và bạn chỉ cần chịu đựng hoặc tận hưởng bất cứ áp lực nào đến với bản thân.
Chúng tôi đang làm việc để hướng tới các cầu thủ quen với áp lực chơi cho MU”.
Vào lúc 0h30 ngày 6/12, MU có chuyến làm khách West Ham, hiện đang được dẫn dắt bởi cựu thuyền trưởng Quỷ đỏ, David Moyes.
L.H
" alt=""/>Solskjaer thừa nhận áp lực bị MU sa thải treo lơ lửngCông bố thường xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành; thông tin chính thức về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan còn được yêu cầu rà soát các chính sách, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam; thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, phát triển thị trường nội địa; ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước; kiểm tra, kiểm soát thị trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức chương trình sản phẩm và dịch vụ CNTT “Make in Viet Nam”
Cũng tại Chỉ thị 28, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan.
Theo đó, Bộ Công Thương được yêu cầu tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thông qua ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường bằng các kênh phân phối hiện đại, kết hợp với thanh toán điện tử và giao vận hiện đại....
Với Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động và các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí triển khai xây dựng các chương trình thường kỳ, các chuyên mục để quảng bá về sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình thực hiện Cuộc vận động của các ngành, các cấp.
Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tăng cường và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động cho người Việt Nam ở nước ngoài.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt (Ảnh: Mạnh Hưng) |
Bộ TT&TT cũng có được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt (Make in Viet Nam)” hàng năm nhằm đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt; hỗ trợ, tạo thị trường đầu tư, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp Việt Nam góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu Việt về CNTT.
Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động.
Một trong những nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là rà soát, bãi bỏ và cắt giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa và tiêu dùng, chú trọng xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, hệ thống dịch vụ phân phối đưa hàng Việt Nam về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn mua sắm và sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.
Vân Anh
Hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam tại makeinvietnam.mic.gov.vn vừa được công bố. Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời bức tranh toàn cảnh về ngành, hệ thống sẽ hỗ trợ quản lý và thúc đẩy phát triển công nghiệp ICT Việt Nam.
" alt=""/>Ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt