Theo ông Mai Đức Chính, về vấn đề nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo và các thiết chế văn hóa là những đòi hỏi thiết thực nhưng vẫn là những vấn đề bức xúc của người lao động. Hiện nay, trong rất nhiều khu công nghiệp, tỷ lệ nhà ở xây dựng cho công nhân mới chỉ đạt khoảng 5-10%. Trên 90% công nhân đang phải ở tại các khu nhà trọ, nhiều khu nhà trọ không đảm bảo điều kiện. Nhiều khu công nghiệp chưa có nhà trẻ mẫu giáo, anh chị em công nhân phải gửi con cái cho các cơ sở tư nhân, không đảm bảo an toàn.
![]() |
“Những vấn đề bức xúc này đã được các tỉnh, thành phố biết tới và đang tìm cơ chế để giải quyết, bởi ngân sách của các tỉnh cũng còn hạn hẹp, khó khăn. Nhiều cơ chế để thu hút doanh nghiệp, thu hút các lực lượng xã hội tạo điều kiện giải quyết”, ông Chính nói.
Cũng theo lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong năm 2017, sẽ thí điểm xây dựng 10 thiết chế cho công nhân các khu công nghiệp. Giai đoạn 2018-2020 sẽ tiếp tục xây dựng 4 thiết chế tại các khu chế xuất, khu công nghiệp. Trước hết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang phối hợp với một số địa phương, để địa phương dành đất sạch cho tổ chức công đoàn để xây dựng các thiết chế.
“Khi các địa phương bố trí được đất sạch, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng theo mô hình các khu nhà ở, khu chung cư có với các căn hộ từ 30-50m2 với giá thành bình quân khoảng 5 triệu đồng/m2”, ông Mai Đức Chính cho biết.
Về mô hình căn hộ giá rẻ này, ông Chính cho hay: “Với căn hộ khoảng 30m2, có gác lửng là có thể đáp ứng nhu cầu ở cho 2 vợ chồng và con cái, căn hộ cũng có đủ phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Căn hộ như vậy sẽ có giá khoảng 150 triệu đồng tùy theo theo từng tầng để công nhân có thể thuê, hoặc có thể mua. Với mức giá đó thì công nhân mới có thể mua được”.
Cũng theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các khu nhà ở đó sẽ dành toàn bộ tầng 1 để làm siêu thị, nhà trẻ, xung quanh có công viên, sân bóng. “Tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã bàn bạc với UBND TP Hà Nội, để TP bố trí đất gần các khu công nghiệp. Chúng tôi sẽ cố gắng, trước hết đầu tư cho 1-2 khu công nghiệp để phục vụ công nhân”, ông Chính nhấn mạnh.
Từ mô hình thí điểm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng các thiết chế.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2016, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 179 dự án NƠXH với quy mô khoảng 71.150 căn hộ, tương đương với 3,7 triệu m2, tổng mức đầu tư 25.900 tỷ đồng. Trong đó, 97 dự án là NƠXH cho công nhân Khu công nghiệp, 82 dự án là NƠXH cho người có thu nhập thấp. |
Hồng Khanh
![]() Nhà ở xã hội cho thuê của Hà Nội: Thu tiền tăng, nhà xuống cấp "mặc bay"Mới sử dụng được hơn 6 năm nay, nhưng khu nhà ở xã hội (NOXH) cho thuê CT19A khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) đã có nhiều hạng mục xuống cấp song không được sửa chữa. " alt=""/>Nhà ở xã hội: Hà Nội sắp có căn hộ 150 triệu đồng![]() Theo Bangkok Post, Sở Cảnh sát Bảo vệ Người tiêu dùng đã phối hợp với Sở Hỗ trợ Dịch vụ Y tế để bắt quả tang nghi phạm. Một cảnh sát đóng giả làm khách hàng tiềm năng đến nhà của Kittikorn, sau đó, lực lượng chức năng đột kích vào cơ sở này ngày 19/9. Trong quá trình thẩm vấn, Kittikorn thừa nhận không phải là bác sĩ, không có giấy phép hành nghề y. Giường và các thiết bị y tế khác được bố trí trong nhà của anh ta không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh. Kittikorn mới hoàn thành chương trình lớp 9 ở tỉnh Phangnga và bắt đầu tự học cách làm các thủ thuật tăng kích thước dương vật khi 14 tuổi. Anh ta thường xuyên quảng cáo dịch vụ của mình qua mạng xã hội. Bác sĩ rởm cung cấp dịch vụ cấy ghép trong khoảng 20 năm và tính phí khách hàng từ 5.000 đến 20.000 baht mỗi người (3,7 tới 15 triệu đồng). Mỗi tháng, anh ta có 2-3 khách hàng. Như vậy, trong 20 năm qua, người này thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật. Bước đầu, cơ quan chức năng đã đưa ra cáo buộc Kittikorn về việc quản lý phòng khám không phép và thiếu giấy hành nghề bác sĩ. Anh ta đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa. Tháng 1 vừa qua, theo The Sun, một người đàn ông ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng kiện bác sĩ của mình sau khi phẫu thuật kéo dài dương vật lại khiến bộ phận này nhỏ hơn trước. ![]() Nói chuyện với bác sĩ 2 phút mất hơn 24 triệu đồngMỸ - Mới đây, câu chuyện về một bệnh nhân ở Mỹ phải trả khoản tiền lớn sau khi trao đổi ngắn gọn với bác sĩ đã gây ra nhiều tranh cãi." alt=""/>Người đàn ông học hết lớp 9, làm bác sĩ suốt 20 năm
Tranh chấp không hồi kết Tại buổi toạ đàm “Nhà ở hình thành trong tương lai: Làm gì để hạn chế rủi ro” được tổ chức tại TP. HCM vào sáng 3/5, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) cho biết, thời gian qua có một số doanh nghiệp BĐS trên địa bàn sử dụng nhiều phương thức lừa dối khách hàng, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường. Theo ông Châu, những chiêu thức phổ biến các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật thường áp dụng là “thay tên đổi họ” dự án, quảng bá nhiều tiện ích không có thật. Thậm chí, có trường hợp chủ đầu tư bán một sản phẩm cho nhiều người. Hay vụ hàng trăm khách hàng mua đất nền của một doanh nghiệp môi giới rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì bị đẩy giá gấp đôi so với giá chủ đầu tư đưa ra, bị ràng buộc đủ điều khi ký hợp đồng. Ông Châu cho biết, nhiều trường hợp khách hàng đã trở thành nạn nhân khi hai doanh nghiệp này chuyển nhượng lại dự án cho doanh nghiệp kia. Khi người dân dọn vào sinh sống thì doanh nghiệp bán dự án quay lại tranh giành các tiện ích như bãi giữ xe, đường nội khu… Theo luật sư Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch LP Group, khi xảy ra tranh chấp khách hàng luôn bị thua thiệt. Nhiều chủ đầu tư vận dụng sự lỏng lẻo của luật pháp bán căn hộ cho khách hàng thông qua các hợp đồng góp vốn, quyền chọn mua hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh trong khi bản chất là mua bán căn hộ. Khi xảy ra tranh chấp thì đó là tranh chấp dân sự, không thuộc điều chỉnh của luật Kinh doanh BĐS. Người mua “thờ ơ” thủ tục bảo lãnh dự án Theo chủ tịch HoREA, một trong những thủ tục hiện nay có rất ít chủ đầu tư tuân thủ đúng là bảo lãnh ngân hàng. Có nhiều dự án giá trị lớn, trong khi bản thân ngân hàng không đủ tiềm lực bảo lãnh nhiều dự án. Trường hợp xảy ra rủi ro, khách hàng là bên đầu tiên chịu thiệt. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam (OCB) cho rằng thủ tục bảo lãnh không khó nhưng ngân hàng phải thẩm định cho đúng và số dự án được bảo lãnh chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Ngân hàng chỉ chọn những chủ đầu tư có tiềm lực, tạo dựng được uy tín trên thị trường. Người mua chỉ cần hỏi chứng thư bảo lãnh của dự án muốn mua là có thể yên tâm. Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít người khi mua nhà đã thờ ơ với thủ tục này”, ông Tùng chia sẻ. Đồng tình với quan điểm trên, theo ông Ngô Quang Phúc – Phó Tổng giám đốc Him Lam Land, dù chủ đầu tư và ngân hàng thường chủ động thông báo về dự án bảo lãnh nhưng đa số khách hàng lại không quan tâm. Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phúc cho rằng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, chủ đầu tư phải có sản phẩm tốt và chính sách phù hợp thì mới được khách hàng lựa chọn. Nhưng để chọn được nơi an cư thích hợp với khả năng, người mua cũng cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản. Ở khía cạnh khác, các chuyên gia BĐS có cách làm thủ công nhưng vô cùng hiệu quả. Đó là người mua nhà nên tự tìm hiểu tiềm lực cũng như uy tín của chủ đầu tư bằng cách tìm đến dự án đã hoàn thành đi vào sử dụng của doanh nghiệp để tận “mắt thấy tai nghe”. Theo ông Nguyễn Đào Duy - Phó TGĐ Long Điền Group thị trường BĐS phát triển “nóng sốt” có nguyên nhân do khách hàng thiếu thông tin. Cơ quan quản lý cần công khai tất cả hồ sơ, dữ liệu cụ thể của từng doanh nghiệp, dự án để người mua có cơ sở chọn lựa, tránh những rủi ro khi giao dịch. Theo Infonet
|