Tại diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất chủ đề "Mang nền tảng số đến hộ gia đình" mới được tổ chức tại Nam Định, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùngđã một lần nữa nêu ra hình dung về kinh tế số để giúp mọi người hiểu và từ đó thúc đẩy phát triển nó.
Theo phân tích của người đứng đầu Bộ TT&TT, kinh tế số là tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi: Công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, và kỹ năng số.
Kinh tế số đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt. Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới. Người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số.
Chính phủ cung cấp dịch vụ công online, dễ dùng, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hoá của người dân. Chính phủ tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền kinh tế số.
Theo ước tính của Bộ TT&TT, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 15%.
Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu cao, đó là đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%. Trong đó, kinh tế số của từng ngành, từng lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10%, đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%. Bộ TT&TT xác định rõ để hiện thực hóa được nhiệm vụ đầy thách thức này, cần có những giải pháp đột phá.
Tại tuyên bố bế mạc phiên cấp cao của Diễn đàn, đại diện Bộ TT&TT cũng đã nêu ra chương trình hành động với 10 hành động cụ thể. Trong đó có việc Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số trong phạm vi địa phương; đồng thời trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số để hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025.
Thông tin cụ thể về các nội dung công việc mà Bộ TT&TT tập trung triển khai trong hơn 1 năm tới, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số Trần Minh Tuấn cho biết, dự kiến chậm nhất tháng 11/2023 Bộ sẽ phát hành các ấn phẩm, cẩm nang, chuyên đề về phát triển kinh tế số và xã hội số, và các ấn phẩm này sẽ được định kỳ cập nhật, bổ sung hàng năm.
Tháng 10/2023, Bộ TT&TT sẽ ban hành hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Hệ thống thông tin tổng hợp hỗ trợ giám sát, quản lý thúc đẩy kinh tế số, xã hội số sẽ được triển khai thử nghiệm trong tháng 11/2023.
Năm 2024, Bộ TT&TT sẽ chủ trì xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng với bộ chủ quản ngành, lĩnh vực xác định vai trò, vị trí pháp lý của các nền tảng số; đồng thời tiếp tục thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số và sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi từng khâu của nền kinh tế lên online.
3 tài liệu hỗ trợ các bộ, tỉnh phát triển kinh tế số và xã hội số
Đáng chú ý, đại diện Vụ Kinh tế số và xã hội số cũng cho biết, 3 tài liệu hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương phát triển kinh tế số và xã hội số sẽ lần lượt được xuất bản trong 3 tháng tới gồm: Báo cáo kinh tế số Việt Nam năm 2022, cẩm nang “Làng số”, và cẩm nang “Doanh nghiệp số”.
Trong đó, Báo cáo kinh tế số Việt Nam 2022 có nội dung chính tập trung vào lý luận con đường phát triển kinh tế số Việt Nam, kinh nghiệm phát triển kinh tế số Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, dự kiến được xuất bản ngay trong tháng 9 này.
Dự kiến được xuất bản vào tháng 10/2023, cẩm nang “Làng số” sẽ hướng dẫn mỗi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động xây dựng làng số, là mô hình kinh tế số và xã hội số nhỏ nhất. Mang đến tri thức và nguồn cảm hứng để các doanh nghiệp chủ động tham khảo áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cẩm nang “Doanh nghiệp số” dự kiến được xuất bản vào tháng 11/2023.
Với quan điểm coi phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả, thời gian qua, Bộ TT&TT đã cùng các Sở TT&TT địa phương lựa chọn khoảng 30 nền tảng số, dự kiến sẽ được cung cấp miễn phí với những chức năng cơ bản.
Hướng dẫn sử dụng 30 nền tảng số này sẽ giúp từng người dân, hộ gia đình, làng xã biết cách xây dựng hộ kinh doanh số, làng số, xã số, không cần phụ thuộc vào nguồn lực nào.
Ngay sau khi Bộ TT&TT xuất bản cẩm nang “Làng số”, các Sở TT&TT tỉnh thành phố sẽ tổ chức Tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, phổ biến cho người dân, các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số.
Ransomware (mã độc tống tiền) đã trở thành loại hình tội phạm mạng có tốc độ phát triển mạnh nhất trong thời gian qua, mang lại cho tin tặc nguồn thu hiệu quả và nhanh chóng nhất, trong khi để lại những hậu quả mà đa số nạn nhân không thể cứu vãn.
Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi ransomware sẽ còn được lan rộng. Tuy nhiên, theo ghi nhận bởi Sophos, tin tặc đang có sự thay đổi về chiến thuật trong thời gian gần đây. Thay vì đặt mục tiêu là các cá nhân và đơn vị nhỏ lẻ, các cuộc tấn công có quy mô ngày một lớn hơn, được tập trung vào các tổ chức tầm cỡ và có tính chất được ứng biến dựa trên mô hình hoạt động của mỗi tổ chức.
2022 là năm mà mô hình Ransomware-as-a-Service (RaaS), hay “tống tiền dưới dạng dịch vụ”, trở nên nở rộ. Các nhóm tin tặc sẽ chào mời dịch vụ tấn công, cũng như cung cấp hướng dẫn và công cụ cho các nhóm tin tặc khác thực hiện hành vi xấu. Khi đã nắm trong tay vũ khí độc hại, các “khách hàng” của RaaS có thể tìm tới “chợ đen” lỗ hổng bảo mật, hay nền tảng phát tán mã độc để xác định nạn nhân tiềm năng.
![]() |
Vụ tấn công Colonial Pipelines, nhà vận hành đường ống dẫn dầu hàng đầu nước Mỹ, là một ví dụ điển hình của RaaS. Mã độc được phát triển bởi nhóm DarkSide đã gây tê liệt hệ thống xăng dầu của 17 tiểu bang thuộc vùng Đông Nam nước Mỹ, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng chục triệu người dân. Colonial Pipelines đã buộc phải bỏ ra gần 5 triệu USD để giành lại quyền kiểm soát từ tay hacker.
Sophos tin rằng RaaS sẽ trở thành mô hình chủ lực bởi nó cho phép mỗi nhóm tin tặc tập trung vào thế mạnh của mình. Những nhà phát triển ransomware sẽ có thể tạo ra những mã độc phức tạp và nguy hiểm hơn, trong khi những kẻ đột nhập hệ thống sẽ truy tìm những phương thức, cũng như mục tiêu mới để triển khai mã độc. Khi kết hợp lại, các vụ tấn công tới người dùng và doanh nghiệp sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng và khó truy vết hơn rất nhiều.
Đa dạng các mã độc phân tán tống tiền
Nguồn lợi nhuận béo bở thu về từ hành vi tống tiền là động lực để tin tặc lợi dụng ngày một nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Bên cạnh những mối nguy quen thuộc, hàng loạt các mối đe doạ bảo mật khác như những kẻ đột nhập hệ thống hay các phần mềm độc hại như loader hay dropper nay cũng được sử dụng để phát tán mã độc, từ đó tạo nên một mạng lưới phân phối ransomware khổng lồ.
Gootloader là một mã độc dạng loader với cơ chế tuyển chọn mục tiêu phức tạp. Ẩn mình dưới dạng kết quả tìm kiếm trên Google, Gootloader sử dụng nhiều phương thức khác nhau để chỉ tấn công một tập người dùng nhất định. Trong khi đó, mã độc BazarLoader còn vận hành cả một hệ thống tổng đài điện thoại với những con người thật để lừa nạn nhân khởi chạy mã độc.
Nhờ sự chọn lọc, Gootloader và BazerLoader sẽ có thể kìm hãm tốc độ lây nhiễm, từ đó giúp lọt khỏi tầm ngắm của các hãng bảo mật và chuyên gia IT.
![]() |
Phương thức đe dọa mới
Sự bùng nổ của ransomware trong những năm trở lại đây đã nâng cao sự cảnh giác của nhiều người dùng và doanh nghiệp, khiến cho họ có sự đầu tư bài bản về hệ thống sao lưu (back-up) để luôn sẵn sàng cho các tình huống xấu. Nhận thấy điều này, ransomware đã ứng biến với những cách thức tống tiền mới.
Trong đó, phổ biến nhất là những lời đe dọa sẽ công bố dữ liệu tuyệt mật nếu nạn nhân không trả tiền. Đây là một điều đáng sợ đối với doanh nghiệp, bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín, mà còn có thể để lộ bí mật kinh doanh, giá cổ phiếu lao dốc, thậm chí đối mặt với những án phạt từ chính quyền nếu thông tin cá nhân của người dùng bị rò rỉ. Một số phương thức tống tiền khác còn có thể kể đến cuộc gọi đe dọa hay tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Tiền điện tử được vận dụng
Với tính chất phi tập trung và khó kiểm soát, các loại tiền điện tử sẽ tiếp tục được tin tặc vận dụng làm phương thức thanh toán cho các hoạt động phạm pháp. Năm 2022 chứng kiến thêm nhiều loại mã độc lợi dụng những hệ thống đã bị tấn công để cài đặt phần mềm đào tiền điện tử.
Một số mã độc như MrbMiner hay LemonDuck tập trung vào các máy chủ (server), vốn thường có năng lực xử lý mạnh hơn đáng kể so với PC thông thường và đạt hiệu quả đào tiền điện tử cao hơn. Tin tặc chiếm quyền kiểm soát vào hệ thống cơ sở dữ liệu Microsoft MySQL để đào Monero, một loại tiền điện tử với tính ẩn danh cao và khó truy xuất nguồn gốc. Sophos dự đoán xu hướng này sẽ tiếp diễn cho đến khi thị trường tiền điện tử toàn cầu được quản lý tốt hơn.
Sophos là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực an ninh mạng, bảo vệ hơn 500.000 tổ chức và hàng triệu người tiêu dùng tại hơn 150 quốc gia khỏi các cuộc tấn công tiên tiến nhất hiện nay. |
Linh Đan
" alt=""/>Năm 2022: Nở rộ các hình thức tống tiền dưới dạng dịch vụ