- TheámtửkểchuyệnTiểuthưphốcổlặngngườitrướcbímậtcủangườichồngbácsĩlịch đá bóng tối nayo anh Hưng, mỗi gia đình đều có một câu chuyện riêng, tuy nhiên điều ám ảnh anh chính là sự cam chịu của người phụ nữ để giữ mái ấm gia đình.
- TheámtửkểchuyệnTiểuthưphốcổlặngngườitrướcbímậtcủangườichồngbácsĩlịch đá bóng tối nayo anh Hưng, mỗi gia đình đều có một câu chuyện riêng, tuy nhiên điều ám ảnh anh chính là sự cam chịu của người phụ nữ để giữ mái ấm gia đình.
“Nhưng gia đình ở Việt Nam liên tục gọi điện thúc giục. Mẹ mình không ngủ được vì lo cho con. Để mẹ yên lòng, mình quyết tâm đặt vé trở về nước”, Dung kể.
Không đặt được vé trở về Hà Nội, Dung chấp nhận bay từ Seoul về TP. HCM vào tối 26/2.
21 giờ cùng ngày, cô gái trẻ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, Dung được kiểm tra sức khỏe, sau đó được đưa về trung tâm cách ly.
Dung thường xuyên được bác sĩ quan tâm, hỏi han sức khỏe
Đồ đạc được khử trùng trước khi vào trung tâm cách ly
“Về tới trung tâm cũng đã 2 giờ sáng ngày 27/2, mình gần như sắp khóc khi phải về TP.HCM lạ lẫm. Bấy giờ, mình phải một thân một mình cách ly ở nơi xa lạ”, Dung nhớ lại.
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Dung được nhân viên y tế phát cho bộ quần áo bệnh nhân màu xanh. Cô cũng được hướng dẫn thêm về giờ giấc sinh hoạt và các quy định chung. Thay vì cảm giác tủi thân “gần như sắp khóc” ban đầu, ấn tượng về khu cách ly lúc này không còn đáng sợ như Dung tưởng tượng.
“Ngày đầu tiên ở trung tâm, mình đã bớt lo hơn. Thay vào đó là cảm giác biết ơn những nhân viên y tế. Họ đã quá vất vả, liên tiếp hỗ trợ đưa người về khu cách ly từ sáng đến đêm. Dẫu vậy, ai nấy cũng đều rất dịu dàng, điềm đạm và thân thiện, luôn xin lỗi và động viên người dân nếu có gì bất tiện”, Dung kể.
Khu cách ly rộng rãi, có TV, wifi, nhà vệ sinh khép kín
Căn phòng nơi Dung ở tại Quận 3, TP.HCM có 3 giường sạch sẽ, có tivi, wifi, phòng vệ sinh khép kín. Hàng ngày, cô được phục vụ đủ 3 bữa cơm và vẫn có thể gọi đồ ăn ở bên ngoài.
“Tại đây mình không có cảm giác bị cách ly. Mình được mọi người quan tâm, hỏi han tình hình sức khoẻ. Các y bác sĩ cũng thăm khám sức khoẻ thường xuyên và yêu cầu tự đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Mình cảm thấy an tâm khi được bảo vệ”.
Ngoài việc nghỉ ngơi theo đúng yêu cầu, Dung cùng mọi người cũng tham gia chơi cầu lông vào hai buổi sáng và chiều. Trước khi sử dụng, bộ vợt cũng được xịt khử trùng cẩn thận. “Mọi người lựa chọn chơi cầu lông là bởi người chơi phải đứng cách nhau ít nhất hơn 2m. Khoảng cách này đủ an toàn để virus không lây lan”, cô nói vui.
Dung cũng mọi người cũng tham gia chơi cầu lông vào hai buổi sáng và chiều.
Để bày tỏ lòng biết ơn những người đã chăm sóc sức khỏe cho mình, Dung muốn làm điều có ích bằng cách nhờ người nhà gửi dụng cụ để... cọ nhà vệ sinh. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo phạm vi cách ly của mình”, Dung dí dỏm.
Sau khoảng thời gian cách ly, sức khỏe của Dung hiện tại vẫn tốt, không có dấu hiệu bất thường. "Dù nhớ mẹ nhưng mình cũng phải tích cực lên để những cô chú, anh chị đang chăm sóc, phục vụ mình mỗi ngày cũng đỡ mệt mỏi và căng thẳng".
Thuỳ Dung cho rằng, những người Việt Nam trở về từ Hàn Quốc đừng vì một chút thoải mái của bản thân mà khai dối thông tin hay cố tình trốn cách ly.
“Mong các bạn từ Hàn về hãy tin vào nhà nước mình. Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng dịch, rất chặt chẽ nhưng mềm mỏng, dễ thương”, Dung nhắn nhủ.
Thúy Nga
- "Việc nghỉ ở nhà quá nhiều khiến em cảm thấy chán và mong muốn được quay trở lại học tập. Sáng nay, em rất háo hức và đến trường từ sớm".
" alt=""/>Du học sinh từ Hàn về kể chuyện ở khu cách lyXót thương cô gái mồ côi bị suy thận, suy tim nặng
Các con mắc bệnh hiểm nghèo, mẹ bật khóc xin cứu
Nhận được cuộc gọi xúc động, ngắt quãng của anh Nguyễn Khắc Thủy (36 tuổi), chúng tôi tìm về xóm Trại, thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Nhà anh Thủy nằm sâu trong con ngõ nhỏ chật hẹp, nhỏ chừng 25m2, lụp xụp, bốn bề trống hoác.
Bước vào trong, trước mắt chúng tôi là người phụ nữ gầy gò, mặt tái nhợt đang nằm thiêm thiếp trên giường. Đó là chị Nguyễn Thị Tuyền (35 tuổi), vợ anh Thủy, bị suy thận tính đến nay đã được gần 6 năm. Suốt khoảng thời gian đó, có những lúc tưởng chừng chị không thể giữ nổi tính mạng.
![]() |
Gia đình chị Tuyền, anh Thủy đang trong tình cảnh ngặt nghèo |
Vừa nắn bóp tay chân cho vợ, anh Thủy nghẹn ngào nhớ lại. Năm 2005, anh chị kết hôn rồi sinh được con trai đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Khắc Tài. Đến năm 2012, muốn cho vui cửa vui nhà, chị Tuyền tiếp tục bầu đứa thứ hai.
"Không ngờ đến lúc đi khám, bác sĩ nói cô ấy bị suy thận cấp độ 3, khó mà giữ nổi đứa bé. Con được 7 tháng thì mất ngay trong bụng mẹ". Anh bật khóc rồi cố kìm lại nói tiếp. Không những vậy, căn bệnh quái ác một lần nữa lại cướp đi đứa con thơ bé bỏng chưa đầy 2 ngày tuổi của chị vào năm 2015. Lần lượt chứng kiến các con bỏ đi, tinh thần của chị Tuyền càng thêm suy sụp, đến nay nỗi đau trong lòng vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Thương chồng và cậu con trai đang học lớp 7, chị Tuyền nhiều lần bỏ lịch chạy thận để đỡ chi phí cho gia đình. Có lần chị phát bệnh nặng phải cấp cứu, anh Thủy phải bán đi chiếc xe máy là tài sản lớn nhất trong nhà để lấy tiền cho vợ nhập viện.
Căn nhà cũ kỹ, dột nát và trống trải của gia đình anh Thủy |
Thời gian chữa bệnh quá lâu lại vô cùng tốn kém, trong suốt thời gian chị chữa bệnh không có bảo hiểm nên gia đình gánh chịu toàn bộ chi phí. Anh Thủy và cha mẹ đã đi hỏi vay mượn khắp nơi, vay hàng xóm không đủ, gia đình lại chuẩn bị giấy tờ đi vay ngân hàng. Số nợ đến nay lên tới gần trăm triệu đồng mà không biết bao giờ mới trả nổi.
Hiện giờ, bệnh của chị Tuyền đang ở suy thận giai đoạn 4. Vợ mắc bệnh hiểm nghèo, nợ nần chồng chất, mọi gánh nặng đều đổ dồn lên vai người chồng. Thế nhưng chưa lúc nào, người đàn ông ấy trách móc nặng lời với vợ con mình một câu. Anh luôn cố gắng làm việc không kể ngày đêm, từ thợ mộc đến phụ hồ nặng nhọc, chỉ mong sao có đủ tiền cho vợ đi chạy thận đều đặn.
![]() |
Cha mẹ anh đã già yếu, tàn tật |
Ngồi bên cạnh, bác Nguyễn Thị Quý (66 tuổi) liên tục đưa vạt áo lên chấm nước mắt. Thương con dâu, thương cháu nội nhưng bản thân bác cũng chịu bất lực.
“Ông nhà tôi bị dị tật 2 chân, đi không nổi nên chẳng giúp được gì cho vợ chồng nó cả. Còn tôi mới phát bệnh bị ung thư vú từ năm ngoái, bác sĩ nói phải đi bệnh viện điều trị. Nhưng anh thấy đấy, cả nhà đều ốm đau bệnh tật mà có mình con trai tôi gánh vác. Thà tôi chấp nhận chịu đau đớn kể cả chết đi chứ không để con cháu khổ..”, bác Quý buồn bã.
![]() |
Gấy chứng nhận gia đình thuộc diện hộ nghèo |
Trong căn nhà lụp xụp, tối tăm, ánh nắng vàng vọt hắt vào thêm phần ảm đạm, 5 con người khốn khổ chen chúc trên một chiếc giường. Bữa cơm hôm nay chỉ có đĩa rau luộc, bát nước rau cùng đĩa trứng rán. Họ vẫn đang ngày ngày cố gồng mình chịu đựng, chiến đấu với bệnh tật. Thứ đáng giá nhất đối với cả nhà chính là những tờ giấy khen học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó của em Tài.
Chia tay những con người bất hạnh ra về, trong lòng chúng tôi cứ day dứt mãi về ánh mắt của người đàn ông có số khổ, những tiếng thở dài của người vợ mang trọng bệnh. Họ đều có chung niềm hy vọng một ngày không xa chúng tôi sẽ trở lại, mang đến cho họ những tấm lòng hảo tâm của mọi người trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Phạm Bắc - Bạch Huyền
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Khắc Thủy, xóm Trại, thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội. SĐT 0981901580 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.242 (gia đình anh Nguyễn Khắc Thủy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Mẹ ung thư, vợ suy thận, người đàn ông nghèo cầu mong sự giúp đỡ
“Cả lớp mình có mặt đầy đủ chưa nhỉ? Thầy chào Sỹ Thuận, Phú Hoàng, Anh Dũng”, “À, đã có thêm Việt Anh, Quang Hùng”... Những lời chào vui vẻ như một sự điểm danh sinh viên trước khi bắt đầu tiết học của thầy giáo trẻ.
Đây là ngày thứ 3 thầy Phương thực hiện tiết dạy trực tuyến thông qua sự hỗ trợ của công cụ Teams.
Thầy giáo Nguyễn Hồng Phương, Giảng viên Bộ môn Hệ thống Thông tin bắt đầu tiết dạy online
Ngày 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính với Covid-19, là ca thứ 17 ở Việt Nam. Không thể tiếp tục nghỉ học, ngày 8/3, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ra thông báo tiếp tục tổ chức dạy và học theo kế hoạch, nhưng tận dụng tối đa hình thức học online từ xa. Sinh viên được khuyến cáo không rời khỏi Hà Nội để tập trung nhiệm vụ học tập và chống dịch.
Là giảng viên trẻ của Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, với lợi thế sẵn có, thầy Phương đăng ký 100% tiết dạy của mình dưới dạng học online. Dù vậy, những giờ giảng đầu cũng không tránh khỏi cảm xúc lạ lẫm.
“Nếu như dạy trên lớp, mình phải đứng lên bục giảng bài. Khi có điều gì thắc mắc, sinh viên sẽ được mời đứng lên phát biểu. Nhưng với tiết học online này, sinh viên sẽ trực tiếp nhập câu hỏi vào hệ thống để mình trả lời. Đôi khi cùng lúc, giáo viên có thể nhận được rất nhiều câu hỏi”, thầy Phương kể.
Những sinh viên năm 4 bước sang ngày thứ 3 học trực tuyến đã không còn nhiều bỡ ngỡ. Gần 40 sinh viên không ngần ngại nhắn hỏi thầy giáo những điều còn thắc mắc mà đôi khi, ngồi trên giảng đường các em không dám phát biểu.
“Còn ai hỏi gì nữa không nhỉ? Các bạn dành 2 phút suy nghĩ thử xem. Bạn nào buồn ngủ có thể đứng lên lấy nước uống nhé!”, thầy Phương thi thoảng dừng lại tếu táo hỏi. Tiết học 45 phút vì thế trôi qua nhanh chóng.
“Còn ai hỏi gì nữa không nhỉ?”, thầy Phương thi thoảng dừng lại hỏi.
Kết thúc bài dạy, vẫn câu hỏi cũ, thầy Phương hỏi sinh viên còn điều gì thắc mắc không, các em cảm thấy tiết học hôm nay thế nào?
“Học online mãi thế này cũng được thầy ạ! Học ở nhà em có thể chạy ra uống nước khi khát, còn bài học vẫn thu hút không khác gì trên lớp”, Lê Văn Đỉnh, sinh viên năm 4, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông nói với thầy.
“Em lại thích học trực tiếp hơn. Học ở nhà có nhiều yếu tố ngoại cảnh khiến em khó tập trung hơn. Vả lại, đến trường em còn được gặp các bạn”, Bùi Gia Khánh đáp lại.
Tuy rằng không có sự tương tác ngay tức thời như cách dạy truyền thống, nhưng theo thầy Phương, dạy online cũng có nhiều điều tích cực, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại.
“Dịch bệnh ở một khía cạnh nào đó có sự tác động đến việc giảng dạy. Nó khiến thầy cô phải “sống” theo đúng thời đại của mình”, thầy Phương nói.
"Tất nhiên, việc học online cũng có những mặt hạn chế nhất định”. Thầy Phương lấy ví dụ rằng mình không thể theo dõi mặt của tất cả các em, vì hệ thống không cho phép, mà khi cần thiết thì chỉ yêu cầu một số em bật webcam. Hay thầy cô cũng không thể bật âm thanh của hàng chục, thậm chí hàng trăm sinh viên một lúc, vì như thế sẽ khiến “âm thanh lẫn lộn gây ảnh hưởng tới hiệu quả giờ dạy”.
Khi cần thiết, giảng viên chỉ yêu cầu một số bật webcam.
Để giải quyết tình hình này, nhiều thầy cô lựa chọn giải pháp “điểm danh bất ngờ”.
“Dạy học trò một vài buổi, mình đã tìm ra khá nhiều cách để “điểm danh” sinh viên. Ví dụ, cứ khoảng 10-15 phút mình lại gọi ngẫu nhiên một vài bạn”, cô giáo Bùi Thị Mai Anh, Giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm chia sẻ.
Trong tiết dạy, thi thoảng, cô Mai Anh lại ấn vào cửa sổ hiển thị của từng sinh viên để hỏi một vài câu hỏi bất kỳ. Bằng cách này, cô giáo có thể phát hiện ra sinh viên có thực sự chú tâm vào bài giảng hay không.
“Nhưng học online, quan trọng nhất vẫn là sự chủ động từ phía sinh viên. Nếu sinh viên không có sự tự giác và chủ động theo dõi bài, các em có thể bật màn hình lên sau đó... đi ngủ”.
“Giáo dục đại học là giúp người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, cho nên bên cạnh sự trợ giúp của người dạy thì vai trò của người học là rất lớn”, cô Mai Anh nói.
Ngoài ra, cô Mai Anh cho rằng, với việc dạy học online, giảng viên cũng phải làm việc nhiều hơn so với việc dạy học truyền thống.
“Học trên giảng đường, khi thấy mệt giảng viên có thể có “khoảng nghỉ” bằng cách cho sinh viên thảo luận một vài câu hỏi hoặc làm bài tập. Còn với dạy online, giảng viên cần nói liên tục để duy trì bài giảng”.
Cô giáo Bùi Thị Mai Anh, Giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm
Kể từ khi bắt đầu dạy online, lịch tới trường của cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang cũng không có gì khác biệt. Có con nhỏ đang được nghỉ học để phòng dịch, cô Trang chọn đến trường làm việc giúp yên tĩnh. Tất nhiên, điều này là không bắt buộc trong quy định.
Bắt đầu từ 8 giờ sáng, cô Trang bước vào tiết dạy của mình như thường lệ.
“Dù học online hay offline thì lịch dạy vẫn diễn ra như thời khoá biểu. Thay vì 3 tiết đầu đứng trên giảng đường, mình lại dạy online thông qua phần mềm sẵn có”.
Là một giảng viên tích cực trong việc giảng dạy online, cô Trang nhận thấy rõ những ưu điểm khi triển khai hình thức này.
“Sĩ số lớp học của mình lúc nào cũng đông đủ hơn so với việc học tại giảng đường. Học online rất tiện nên các em có thể đăng nhập vào hệ thống bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, sinh viên có thể ghi lại toàn bộ bài giảng để xem lại nhiều lần”.
Cô Trang cũng cho rằng, hình thức học online này đòi hỏi rất nhiều vào sự chủ động từ phía sinh viên.
“Có những lớp mình dạy sinh viên rất sôi nổi. Các em chủ động đặt câu hỏi và đưa ra rất nhiều thắc mắc. Nhiều khi mình phải đưa ra luật rằng sinh viên gõ câu hỏi trước, sau đó giảng viên sẽ bật micro của từng bạn để phát biểu.
Tất nhiên, nếu sinh viên chủ động thì cách học này rất hiệu quả vì có sự tương tác liên tục. Ngược lại, nếu không có sự chủ động, tiết học sẽ kém tương tác và giáo viên gần như độc thoại”.
Đối với nhiều thầy cô, dịch bệnh giống như một “phép thử”. Nhiều giảng viên đã lớn tuổi hào hứng coi đây là một “hành trình đi ngược”, quay lại việc học xây dựng bài giảng online từ chính những đồng nghiệp trẻ.
Tự coi mình là “học trò”, các thầy cô đều cố gắng tự nghiền ngẫm video và các bài hướng dẫn để tự hoàn thiện bài giảng của mình.
“Nhận tin dạy online, thầy cô ai cũng hào hứng. Dù thế nào, những tiết học vẫn sẽ được diễn ra”.
![]() |
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các trường yêu cầu các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm tích cực thực hiện các phương án phòng chống dịch phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng cơ sở đào tạo. "Thời gian vừa qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến". Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu cơ sở đào tạo căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo có thể sử dụng các phương thức đào tạo từ xa đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khoá đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19. Trong đó, Bộ khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng; bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo. |
Thúy Nga
- Từ ngày 9/3, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tận dụng hình thức học online và học từ xa để hạn chế việc tiếp xúc do tập trung đông người. Nhiều trường ĐH khác đã ra thông báo khẩn tiếp tục cho sinh viên nghỉ phòng dịch.
" alt=""/>Những giờ học chưa từng có của thầy trò trường Bách khoa thời Covid