Lần thứ 2, người đó gọi điện thoại hẹn gặp và tôi đồng ý đi chơi cùng người đó. Lúc đầu tôi cũng không biết người đó có gia đình hay chưa. Tôi cũng không có tình cảm gì với người đó, nhưng sau khi uống bia say thì có xảy ra quan hệ. Khi tôi thông báo có con với người đó thì người đó mới nói là đã có gia đình rồi và người đó vẫn đồng ý để tôi sinh con. Trong lúc tôi mang thai, đến lúc tôi sinh và tới lúc con 4 tháng tuổi, người đó cũng có quan tâm, mua sữa, mua đồ dùng cho con. Nhưng đến khi tôi đi làm giấy khai sinh cho con thì người đó không đồng ý đứng tên cha trên giấy khai sinh của con và tôi đã nhiều lần nói với người đó nhưng đến giờ con tôi sắp 01 tuổi, người đó vẫn im lặng và không có trách nhiệm gì với con cả. Người đó hiện là đảng viên và là giám đốc một trung tâm của Viện thuỷ lợi, thuộc Bộ Nông nghiệp. Cho tôi hỏi: Tôi có quyền tố cáo đến cơ quan người này đang công tác về việc Đảng viên này có con ngoài giá thú và yêu cầu người này phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với con tôi hay không? Nếu người này vẫn tiếp tục vô trách nhiệm thì tôi cần phải cung cấp thông tin gì để kiện ra toà yêu cầu người này phải có trách nhiệm với con.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình:
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ)
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
 |
Ảnh minh họa. |
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình(Luật HNGĐ)
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Cấm các hành vi sau đây:
Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;….
Theo thông tin chị cung cấp, vẫn chưa thể xác định được ông X có hành vi “chung sống như vợ chồng” với chị hay không, việc có con chung với chị không thể đánh đồng với hành vi “chung sống như vợ chồng” theo quy định.
Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. (tiểu mục 3.1, Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).
Theo đó, chưa đủ cơ sở để chị tố cáo hành vi của ông X là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, chị vẫn có thể yêu cầu tổ chức Đảng mà ông X hiện đang sinh hoạt xem xét về hành vi vi phạm của ông X căn cứ Khoản 8 Điều 17 Hướng dẫn 03-HD/2012/UBKTTW quy định về những điều đảng viên không được làm:
“8. Chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác.”
Về vấn đề yêu cầu ông X có trách nhiệm với người con của chị, thì chị được pháp luật công nhận ông X là cha của đứa bé. Theo đó, chị có thể thực hiện thủ tục yêu cầu xác định cha cho con tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị cư trú, làm việc để cầu xác định ông Y là cha của đứa bé.
Hồ sơ để bao gồm:
- Đơn khởi kiện (nội dung trình bày vụ việc và yêu cầu xác định cha cho con)
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của mẹ (photo có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu của mẹ (photo có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực);
- Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha - con của bạn và cháu bé như: Kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,...
Trong thời gian 04 tháng đến 06 tháng toà án sẽ giải quyết vấn đề này cho chị.
Tư vấn bởi luật sư Phạm Thị Thoa thuộc cộng đồng luật sư IURA
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Gặp người lạ lần 2 dính bầu đẻ con, trách nhiệm người cha ra sao?
Do thiếu tính kế thừa, bất cập trong việc hướng dẫn thực hiện văn bản, cách hiểu khác nhau về khái niệm trong các văn bản chuyên ngành, nóng vội kết luận… đã đẩy hơn 700 giáo viên của TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hoang mang lo lắng khi bị truy thu nhiều tỷ đồng tiền phụ cấp ưu đãi vùng năm 2020. |
Sớm làm rõ việc truy thu tiền phụ cấp ưu đãi theo kết luận thanh tra. |
Ngày 29/9, Thanh tra Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông ban hành Kết luận số 167/KL-STC về công tác quản lý tài chính ngân sách tại TP Gia Nghĩa trong năm 2020, trong đó kết luận Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Gia Nghĩa sai phạm chi vượt phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, tổng số tiền truy thu hơn 5,5 tỉ đồng.
Cụ thể, chi phụ cấp cho giáo viên trực tiếp đứng lớp theo mức ưu đãi vùng miền núi là 35% đối với bậc trung học cơ sở và 50% đối với cấp tiểu học, mầm non.
Trong khi đó, theo cơ quan thanh tra mức chi của thành phố chỉ được áp dụng theo mức chi của vùng đồng bằng, thị xã, thành phố là 30% đối với cấp trung học cơ sở và 35% đối với cấp tiểu học, mầm non.
Thầy giáo K’ Toàng, Chủ tịch Công đoàn Trường tiểu học Tô Hiệu, xã Đắk Nia cho biết, rất bất ngờ khi nhận kết luận thanh tra. Qua tìm hiểu, từ năm 2005 đến nay các quyết định, văn bản của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành Trung ương chưa có văn bản điều chỉnh thay thế, thì việc hạ bậc từ hưởng theo mức ưu đãi miền núi xuống mức ưu đãi của đồng bằng là bất cập, không khuyến khích được giáo viên cống hiến cho phát triển giáo dục ở những địa phương khó khăn.
Đại diện Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nghĩa Đức cho biết, toàn trường bị truy thu hơn 450 triệu đồng. Trong điều kiện hiện nay là quá khó đối với giáo viên, nhất là khi cơ quan thanh tra yêu cầu nộp trong 30 ngày. Mặt khác, theo Quyết định 172 của Ủy ban Dân tộc, đến nay Gia Nghĩa vẫn là địa phương vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Việc áp dụng mức ưu đãi như ở đồng bằng là chưa phù hợp thực tế và các văn bản hiện hành.
Liên quan đến chế độ ưu đãi nêu trên, trong các năm từ 2012 đến 2013 Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông đã nhiều lần gửi văn bản đến các bộ: Tài chính, Nội vụ và Giáo dục và Đào tạo về việc xác định vùng và mức chi chế độ ưu đãi cụ thể cho giáo viên Gia Nghĩa.
Đến ngày 25/7/2013, trên cơ sở thống nhất của các bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời là Gia Nghĩa thuộc vùng cao, được áp dụng chính sách ưu đãi đối với đơn vị miền núi. Sau đó, ngành giáo dục Gia Nghĩa được truy lĩnh chế độ ưu đãi gần 17,5 tỷ đồng, và từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục hưởng ưu đãi theo chế độ miền núi.
Cũng căn cứ vào nội dung các văn bản như trước, ngày 12/11/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có văn bản gửi tỉnh Đắk Nông hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo, trong đó nhấn mạnh: TP Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc khu vực vùng dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, trái ngược là chính văn bản này lại khẳng định giáo viên giảng dạy ở TP Gia Nghĩa được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo tiêu chí ở vùng đồng bằng, thành phố, thị xã.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Nông Phan Thị Hiếu, người ký kết luận thanh tra cho biết, trong các quyết định của Ủy ban Dân tộc, văn bản của Bộ Nội vụ và nhiều văn bản khác của Đắk Nông đều khẳng định Gia Nghĩa là vùng cao. Tuy nhiên, theo văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/11/2020 và văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg lại chỉ quy định đối với hai vùng là “miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa” và “ đồng bằng, thành phố, thị xã”, mà không nhắc đến vùng cao nên cơ quan thanh tra áp dụng cho hưởng theo chế độ “đồng bằng, thành phố, thị xã” là phù hợp. Chúng tôi đặt vấn đề về tính kế thừa các văn bản trước đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau tại sao không tạm dừng kết luận để xin ý kiến cấp trên?
Bà Hiếu cho rằng, đây là thanh tra theo kế hoạch của năm 2020, việc bất cập giữa các văn bản là trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và cấp trên, thanh tra chỉ căn cứ vào văn bản hiện có, việc tạm dừng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra của đơn vị.
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông cho biết, văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg nêu rõ: “Việc xác định địa bàn miền núi được thực hiện theo quy định của Ủy ban Dân tộc… Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các bộ, ngành, địa phương gửi văn bản về Liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết”. Theo Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT, ngày 7/7/2006 của Ủy ban Dân tộc thì Gia Nghĩa được công nhận là vùng cao. Từ đó đến nay chưa có văn bản thay thế các quyết định này nên các chế độ, chính sách vẫn áp dụng như cũ.
Cũng theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, muốn đạt được tiêu chí vùng cao trước hết phải đạt được tiêu chí miền núi, Gia Nghĩa được công nhận vùng cao có nghĩa là tiêu chí phải cao hơn miền núi, đồng nghĩa với việc áp dụng chính sách ưu đãi từ miền núi trở lên là phù hợp, không thể áp dụng tụt xuống chính sách của đồng bằng.
Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non quy định: “Đối tượng được chi hỗ trợ ăn trưa là trẻ em đang học mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo…”. Thông tư cũng quy định rõ, các xã núi cao là các xã vùng cao theo một số quy định của Ủy ban Dân tộc, trong đó có Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 7/7/2006 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao.
Đại diện Sở Nội vụ Đắk Nông cho biết, Gia Nghĩa được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành thì phụ cấp khu vực của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP Gia Nghĩa không bị điều chỉnh, vẫn áp dụng mức 0,5 theo lương cơ bản như trước đây.
Đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện nay chỉ có một số văn bản của Trung ương có ghi từ vùng cao, còn hầu hết các văn bản còn lại chỉ ghi vùng miền núi. Thực tế hiện nay Đắk Nông được công nhận là tỉnh vùng cao, Gia Nghĩa là đơn vị cấp huyện/thị xã/thành phố vùng cao, việc này đã tạo ra nhiều khó khăn trong cách hiểu khái niệm và triển khai thực hiện chính sách.
Trong khi còn có ý kiến chưa thống nhất, chưa rõ ràng thì Thanh tra Sở Tài chính kết luận mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên như vậy hơi vội. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông sẽ đề nghị các cơ quan liên quan báo cáo, tổng hợp trình Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo xử lý, đồng thời gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ý kiến trong phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội sắp tới nhằm giải quyết rõ ràng vấn đề này.
Theo Chấn Hưng/ Báo Nhân dân

Giáo viên bị 'đòi' lại 5,5 tỷ đồng phụ cấp, Giám đốc Sở nói gì?
Sở Tài chính Đắk Nông yêu cầu nhiều trường học ở TP Gia Nghĩa hoàn trả 5,5 tỷ đồng tiền phụ cấp ưu đãi đã chi sai cho giáo viên.
" alt=""/>Làm rõ việc truy thu 5,5 tỉ đồng tiền phụ cấp ưu đãi của giáo viên