Đây là dịp tôn vinh, ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt của ngành GD-ĐT Thủ đô.Báo cáo tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, 65 năm qua, ngành GD-ĐT Thủ đô không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp một lực lượng trí thức không nhỏ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét,…
 |
Lãnh đạo TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng ngành GD-ĐT. |
Giáo dục Hà Nội cũng khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 239 giải và huy chương quốc tế; 155 giải quốc gia năm 2019. Đặc biệt, 2 học sinh Việt Nam đã đạt điểm tuyệt đối và điểm cao nhất trong các kỳ thi Olympic Hóa học và Thiên văn học-Vật lý thiên văn năm 2019.
 |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu. |
Trong kỳ thi THPT quốc gia, Hà Nội là đơn vị có số bài thi đạt điểm 10 cao nhất cả nước với 166 bài; tỷ lệ tốt nghiệp đạt 96,18%. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Góp phần làm nên những thành tích đó, không thể không nói đến đóng góp của các thầy cô giáo.
Với lòng yêu nghề, yêu trẻ, cô giáo Phạm Minh Ngọc, giáo viên Trường Mầm non Mai Dịch (quận Cầu Giấy) đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả nhiều phần mềm giáo dục,...phục vụ cho công tác của nhà trường. Những sản phẩm của cô không những giúp trẻ học nhanh, hứng thú mà còn hỗ trợ đồng nghiệp trên toàn quốc tham khảo và học hỏi.
Hay cô giáo trẻ Vũ Bích Phương - giáo viên Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), bằng sự tìm tòi đã trực tiếp biên soạn giáo trình dạy môn Sinh học với 6 chủ đề tích hợp trên nền tảng phần mềm công nghệ Onenote, hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức và triển khai dự án trong mùa hè,...
 |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể xuất sắc. |
Hay trường hợp cô giáo Nguyễn Thị Hạ - giáo viên Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Năm 2013, trên đường đi dự tiết chuyên đề Toán ở trường bạn, cô giáo gặp tai nạn và mất chân phải. Song, vượt qua khó khăn, cô vẫn cố gắng đến lớp với một đôi chân không còn lành lặn để tiếp tục dạy học trò với lòng yêu nghề và lòng nhiệt huyết tràn đầy,...
Đó chỉ là một trong số nhiều nhà giáo mẫu mực và tiêu biểu của ngành.

|
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT cho các tập thể. |
Năm nay, 40 nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc nhất ở các cấp học cũng được Sở GD-ĐT tôn vinh giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”.
Đây là những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học, có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
 |
Các nhà giáo nhận được nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm 2019. |
Những nhà giáo đạt giải đều là những nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ hoặc tích cực vượt khó, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các thầy cô là những người tâm huyết, có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục, được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh yêu quý và khơi nguồn, truyền cảm hứng cho học sinh.
 |
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội trao giải thưởng cho các nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm 2019. |
Tính đến đầu năm học 2019-2020, Hà Nội có 2.746 trường (gồm 2..744 trường mầm non, phổ thông và 2 trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở) với 60.391 nhóm lớp, hơn 2 triệu học sinh.
Đến nay, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 55,1%, trong đó công lập là 66,7%; đã công nhận được 19 trường chất lượng cao (trong đó có 14 trường công lập). Để chuẩn cho khai giảng năm học mới 2019-2020, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã xây mới được 67 trường học các cấp học, trong đó có 34 trường được thành lập mới, với kinh phí khoảng 3.900 tỷ đồng.
Thanh Hùng

Hân hoan ngày trở về 50 năm Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
- Ngày 9/11, rất đông các thế hệ cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) đã cùng trở về hội ngộ trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường.
" alt=""/>Hà Nội tuyên dương các nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2019

 |
Nhật Bản mới chỉ thắng được duy nhất Trung Quốc sau 3 lượt đấu |
Nếu không đánh bại Australia trên sân Saitama hôm nay, nguy cơ thuyền trưởng Moriyasu bị sa thải là rất cao. Ngay từ bây giờ, LĐBĐ Nhật Bản đã lên danh sách ứng viên thay thế.
Bên kia chiến tuyến, Australia bay đến Tokyo với sự tự tin cao độ. Không cần quá hoa mỹ, bùng nổ, đội bóng xứ chuột túi vẫn xuất sắc giành tối đa 9 điểm.
Nhật Bản chính là thuốc thử liều cao đối với thầy trò Graham Arnold, bởi họ không biết đến mùi chiến thắng trong 7 lần chạm trán gần nhất.
The Socceroos chưa từng hưởng niềm vui trên đất Nhật Bản. Mặc dù vậy, họ không quá lo lắng bởi dưới thời HLV Arnold, Australia thường chơi tốt trong các chuyến hành quân xa (thắng 10/11 trận vừa qua).
Thông tin lực lượng
Nhật Bản triệu tập đầy đủ các hảo thủ đang chơi bóng ở châu Âu như Minamino, Yoshida, Furuhashi, Ritsu Doan hay Tomiyasu. Mặc dù vậy, các "lính lê dương" vẫn chưa phát huy hết năng lực vốn có.
Hàng công đang là vấn đề lớn của đội bóng xứ hoa anh đào khi mới chỉ ghi được 1 bàn trong 3 trận gần nhất. Thế nên, Minamino, Furuhashi hay Osako cần "nổ súng" để giải tỏa áp lực.
Bên kia chiến tuyến, tiền vệ Aaron Mooy có thể trở lại đội hình xuất phát sau khi ngồi dự bị trước Oman.
 |
Australia giành trọn vẹn 9 điểm |
Cặp tiền đạo cánh Mabil và Boyle đang phát huy hiệu quả cao nên sẽ tiếp tục đá chính từ đầu, hỗ trợ cầu thủ đá cắm Adam Taggart.
Thành tích đối đầu
Đây là lần chạm trán thứ 25 giữa hai đội. Ưu thế đang nghiêng về Nhật Bản với 10 trận thắng, 8 hòa và 6 thất bại.
Lần đụng độ gần nhất giữa Nhật Bản và Australia là ở vòng loại World Cup 2018. Nhật Bản thắng 2-0 nhờ các pha lập công của Takuma Asano và Yosuke Ideguchi.
Nhận định
Nhật Bản khởi đầu vòng loại thứ ba với phong độ tệ hại. Lối chơi của "ông kẹ" Đông Á khá nhạt nhòa, đặc biệt khả năng dứt điểm của các tiền đạo hạn chế.
Thế nên, dù rất quyết tâm giành chiến thắng nhưng sẽ chẳng dễ để Nhật Bản hoàn thành mục tiêu trước một Australia thi đấu thực dụng đầy khó chịu.
Tỷ lệ châu Á: Nhật Bản chấp hòa (0: 1/2)
Dự đoán: Hòa 1-1
Đội hình dự kiến
Nhật Bản:Gonda; Sakai, Yoshida, Tomiyasu, Nagatomo; Endo, Shibasaki; Ito, Furuhashi, Minamino; Osako.
Australia:Ryan; Grant, Sainsbury, Souttar, Behich; Mooy, Hrustic; Boyle, Rogic, Mabil; Taggart.
Lịch Thi Đấu VL WC Châu Á 2019/2021 |
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh |
12/10 |
12/10 | 17:14 | Nhật Bản |  | -:- |  | Úc | V3 B | |
12/10 | 20:30 | Iran |  | -:- |  | Hàn Quốc | V3 A | |
12/10 | 23:00 | Oman |  | -:- |  | Việt Nam | V3 B | |
12/10 | 23:00 | Syria |  | -:- |  | Lebanon | V3 A | |
12/10 | 23:45 | UAE |  | -:- |  | Iraq | V3 A | |
13/10 |
13/10 | 00:00 | Ả Rập Xê Út |  | -:- |  | Trung Quốc | V3 B | |
" alt=""/>Nhận định Nhật Bản vs Australia: Mệnh lệnh phải thắng