
Theo đó, tuyệt phẩm sút phạt của Quang Hải vào lưới U23 Uzbekistan, trong trận chung kết năm 2018 ở Thường Châu (Trung Quốc) đã giành chiến thắng áp đảo khi đạt tổng số 1.159.847 phiếu.
Số phiếu mà Quang Hải nhận được bỏ xa bàn thắng xếp thứ hai của Mahdi Torabi (U23 Iran), ghi bàn lưới của U23 Trung Quốc năm 2016, với tổng số 298.037 phiếu.
![]() |
Quang Hải với bàn thắng để đời tại Thường Châu, Trung Quốc |
Trang chủ AFC gọi tuyệt phẩm mà Quang Hải thực hiện là "Rainbow in the Snow" (Cầu vồng trong tuyết).
Đó không chỉ là một bàn thắng đẹp đơn thuần, mà còn mang nhiều ý nghĩa và mãi đọng trong tim người hâm mộ Việt Nam, thể hiện giá trị đồng đội, niềm tin, cũng như khát vọng chiến thắng.
![]() |
Kết quả bình chọn Bàn thắng biểu tượng của U23 châu Á |
Bàn thắng Quang Hải trong trận chung kết U23 châu Á 2018 được AFC nhận định: "Mặc dù U23 Uzbekistan đã giành chức vô địch nhưng Quang Hải mới chiếm giữ khoảnh khắc nằm ngoài trí tưởng tượng bằng bàn thắng có tên "cầu vồng trong tuyết" ở trận chung kết. Đây là một trong 5 bàn thắng siêu đỉnh được ghi bởi các tiền vệ tại VCK U23 châu Á. Nó tạo nên một trong những khoảnh khắc chưa từng thấy ở giải đấu".
Việc được chọn là bàn thắng biểu tượng của VCK U23 châu Á là nguồn động viên tinh thần đáng kể đối với cá nhân Quang Hải và U23 Việt Nam ngay trước khi lên đường sang Thái Lan tham dự VCK U23 châu Á 2020 - nơi thầy trò HLV Park Hang Seo tranh tài với tư cách là đương kim Á quân.
![]() |
Siêu phẩm của Quang Hải đưa anh và bóng đá Việt Nam bước lên vị thế mới của bóng đá châu lục |
Trước đó, AFC cũng đã chọn ra 5 trận đấu ấn tượng nhất lịch sử giải U23 châu Á, 2 trong số đó có sự góp mặt của thầy trò HLV Park Hang Seo và đều là từ hành trình kỳ diệu của U23 Việt Nam tại Trung Quốc năm 2018.
Đó là trận hòa 3-3 đầy kịch tính của U23 Việt Nam với U23 Iraq sau 120 phút thi đấu hai hiệp phụ tại tứ kết giải năm ngoái, trước khi chúng ta xuất sắc đi tiếp vào bán kết sau khi hạ đối thủ 5-3 trong loạt luân lưu cân não.
Trận đấu còn lại chính là trận chung kết lịch sử giữa trời tuyết trắng Thường Châu. Quang Hải và các đồng đội đã kiên cường thi đấu dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong thế bị dẫn bàn trước. Để rồi những nỗ lực không biết mệt mỏi của U23 Việt Nam đã được đền đáp xứng đáng, kết tinh trong siêu phẩm đá phạt đẳng cấp và giàu cảm xúc của Quang Hải.
“Một trận đấu bao hàm mọi thứ, gồm cả bàn thắng biểu tượng “cầu vồng trong tuyết” đã đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam. Đó là cái kết cho hành trình ấn tượng của Việt Nam tại giải, và chắc chắn nó sẽ còn sống mãi trong trái tim những người hâm mộ Việt Nam. Một trận chung kết xứng đáng để khép lại một giải đấu đáng nhớ”, AFC viết.
Xem video siêu phẩm "Cầu vồng tuyết" của Quang Hải:
Thiên Bình
" alt=""/>'Cầu vồng tuyết' của Quang Hải trở thành biểu tượng của U23 châu ÁHai mẹ con đau khổ trước cuộc sống bế tắc hiện tại |
Từ khi sinh ra, Thảo đã không biết bố mình là ai. Chỗ dựa duy nhất của Thảo là người mẹ, nay mẹ của em cũng bệnh nặng liệt giường. Cơn đau khiến một nửa người bên trái của chị Tiêu bị liệt hoàn toàn, mắt trái bị mờ dần, tai bên trái cũng không còn nghe rõ. Thấy mẹ đau nhưng em không có tiền, không đủ khả năng đưa mẹ đi nhập viện, trong căn nhà nhỏ ẩm thấp, rách nát, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc.
Nhìn tình cảnh đó, nếu ai đến thăm cũng phải rơi nước mắt. Chị Tiêu sống một mình đơn độc không chồng. Muốn có đứa con để vui tuổi già nên năm 2011, chị Tiêu sinh được một người con duy nhất là Hoàng Thị Phương Thảo. Thảo lớn lên không biết bố mình là ai, thiếu hơi ấm của bố, một mình người mẹ nghèo đi cày thuê cuốc mướn chăm sóc em.
Mẹ là chỗ dựa duy nhất của Thảo |
Niềm hạnh phúc nhen nhóm dần khi Thảo lớn lên khỏe mạnh. Em là đứa trẻ xinh xắn, ngoan ngoãn và vâng lời mẹ. Tai họa bỗng ập xuống gia đình nhỏ khi chiều 27 tết vừa rồi, trong lúc dọn nhà cửa để đón tết, chị Tiêu bỗng ngã xuống.
Thấy mẹ bị ngã nằm ngất lịm giữa nền nhà, Thảo hoảng loạn chạy quýnh chân tìm hàng xóm cứu mẹ. Thương cho tình cảnh của hai mẹ con, hàng xóm gom góp mỗi người một ít tiền đưa mẹ em xuống bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ kết luận chị Tiêu bị ngã dẫn đến tai biến liệt nửa người.
Khi chị tỉnh dậy cũng là lúc những đồng tiền cuối cùng mọi người gom góp để đi viện đã tiêu hết. Từ đó đến nay, chị Tiêu được đưa về nhà nằm trên chiếc giường cũ kỹ, ọp ẹp.
Chị Tiêu nằm liệt giường, không có ai chăm sóc ngoài cô con gái 9 tuổi |
Căn nhà che nắng che mưa cho hai mẹ con hết sức tồi tàn, ẩm thấp |
Hiện mắt trái của chị đã mờ dần, tai không còn nghe không rõ, lưỡi bị trụt khó nói. Được mọi người đỡ dậy, chị Tiêu ôm lấy Thảo vào lòng rồi nói ú ớ cầu cứu: “Tôi chắc không còn sống được bao lâu nữa nhưng xin mọi người thương lấy con gái tôi. Thảo thiệt thòi quá, giờ nhìn con sắp bơ vơ tôi không biết nên làm gì”.
Nghe mẹ nói vậy, Thảo cũng ứa nước mắt ôm lấy mẹ. Ngồi thổi cháo nóng, đút từng thìa cho mẹ, em buồn lòng nói: “Em muốn có tiền đưa mẹ đi chữa bệnh, muốn được đến trường. Em thương mẹ em lắm. Mẹ đừng chết, đừng bỏ con ở lại”. Một bé gái mới lên 9 tuổi thôi, nhưng những lời em nói ra như thắt ruột gan. Nghịch cảnh đã hình thành nên một bé gái nhanh nhẹn và hiểu chuyện.
Cô bé còn rất nhỏ nhưng đã hiểu chuyện trước cuộc sống khó khăn này |
Thảo rất cần được giúp đỡ để đi học, để có một tương lai tốt đẹp hơn |
Tương lai của bé gái 9 tuổi rồi đây sẽ ra sao khi em chẳng còn ai để nương tựa. Căn nhà nhỏ ọp ẹp bán cũng không ai mua nằm cạnh nhà ông bà ngoại của em. Ông Hoàng Kiền (82 tuổi) và Dương Thị Ngự (90 tuổi) đều nằm liệt giường gần chục năm nay, lại sống cùng dì ruột của em là Hoàng Thị Kiểu (SN 1980) bị bệnh down.
Ông Phạm Đại Dũng, Chủ tịch UBND xã Hương Lâm cho biết, hoàn cảnh mẹ con chị Tiêu thật sự đáng thương.
“Gia đình chị Tiêu thuộc diện hộ nghèo, chị không có chồng rồi sinh ra bé Thảo. Nay chị lại bị liệt, mong nhà hảo tâm giúp đỡ để chị Tiêu có tiền chữa bệnh và Thảo được đến trường”, ông Dũng nói.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Hoàng Thị Phương Thảo, trú xóm 2, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0911872312 (em Thảo) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.064 (em Hoàng Phương Thảo) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. |
Hai đứa trẻ sớm chịu cảnh mồ côi khi cha mẹ mất bởi bệnh ung thư. Giờ đây chúng chỉ biết nương tựa vào người bà già yếu, mang trong mình bệnh tim ngặt nghèo.
" alt=""/>Không có cha, bé gái 9 tuổi ôm người mẹ bị liệt khóc oà cầu cứuỞ trận đấu tại vòng bảng, rõ ràng U22 Việt Nam đã chơi khá thận trọng với đối thủ vừa giành những thắng lợi trước U22 Thái Lan, U22 Singapore để khiến đội nhà phải nhận bàn thua sớm.
Nhưng khi ở tình thế buộc phải tấn công, U22 Việt Nam đã khiến U22 Indonesia phải chơi phòng ngự. Và sau 90 phút ở sân Rizal Memorial, cách chơi phòng ngự của U22 Indonesia chắc chắn ông Park đã có lời giải.
![]() |
Hàng thủ U22 Indonesia chịu sức ép rất kém... |
Nói rõ hơn, U22 Indonesia không mạnh trong phòng ngự, đội bóng trẻ của HLV Indra Sjafri chơi khá quyết liệt, nhưng lại thường xuyên mất tập trung ở các những thời điểm nhạy cảm trên sân như sắp hết giờ, hoặc phải tạm dựng vì lý do nào đó (một cầu thủ chấn thương, thay người hay tranh cãi phạt góc...).
Thất bại của U22 Indonesia trước U22 Việt Nam, hay các bàn thua ở trận bán kết gặp U22 Myanmar đã chứng tỏ điều này, khi các cầu thủ trẻ xứ vạn đảo tự mắc sai lầm hơn là đối thủ chơi tốt hơn.
Hàng thủ kém cỏi và không chịu nổi sức ép quá lớn kéo dài, nên có lẽ cách nhập cuộc tốt nhất và phù hợp hơn cả với U22 Việt Nam sẽ là tấn công phủ đầu trong khoảng 15 phút đầu nhằm có bàn thắng sớm trước khi tính toán các bước tiếp theo.
... giăng bẫy và chiến thắng
Nhìn vào số bàn thắng mà U22 Việt Nam có được ở SEA Games năm nay, nhiều người tưởng rằng đội bóng của HLV Park Hang Seo chơi tấn công mạnh mẽ khi có tới 21 pha lập công chỉ sau 6 trận đấu.
Nhưng thực tế, cách chơi bóng chủ đạo mà HLV Park Hang Seo muốn U22 Việt Nam thực hiện là kiểm soát thế trận, và chủ động phòng ngự tốt nhất có thể trước khi nghĩ đến tìm kiếm bàn thắng.
![]() |
để cơ hội tấn công phủ đầu và chiến thắng của U22 Việt Nam là rất lớn |
Nếu như U22 Việt Nam nhập cuộc bằng cách tấn công phủ đầu như nói ở trên và có bàn thắng, mọi chuyện sẽ dễ dàng nằm trong tính toán của HLV Park Hang Seo khi cho đội nhà quay trở lại lối chơi từng làm nên tên tuổi chiến lược gia người Hàn Quốc.
Kể cả khi không ghi được bàn thắng trong thời đầu trận đấu, U22 Việt Nam chắc chắn cũng sẽ chơi chậm lại với ý đồ bào sức mạnh của U22 Indonesia, vốn đã khá mỏi mệt sau khi kéo dài trận bán kết với U22 Myanmar sang tận 2 hiệp phụ.
Và thời điểm này, với kinh nghiệm của nhiều cầu thủ dày dạn thi đấu quốc tế như Văn Hậu, Trọng Hoàng, Hùng Dũng, Đức Chinh... chắc chắn sẽ được phát huy và trừng phạt U22 Indonesia nếu như sập bẫy lối chơi phòng ngự tấn công nhanh mà U22 Việt Nam giăng ra.
Kinh nghiệm chinh chiến trận mạc của HLV Park Hang Seo cũng sẽ được phát huy ở trận đấu tới, bởi rõ ràng những giải đấu từ U23 AFC, Asian Cup, AFF Cup, Asiad... đủ để chiến lược gia người Hàn Quốc biết làm thế nào để đưa đồng nghiệp trẻ Indra Sjafri sập bẫy.
Giải quyết tốt cơ hội ăn bàn, hạn chế sai lầm cá nhân và tỉnh táo,... U22 Việt Nam sẽ lấy tấm HCV SEA Games 30 là chắc chắn, chờ mà xem!
Mai Anh
" alt=""/>U22 Việt Nam đấu U22 Indonesia: Phủ đầu, giăng bẫy và chiến thắng