Năm nay, sự kiện Festival dù lượn 2023 “Bay trên miền danh thắng Mù Cang Chải” chính thức được khởi động từ đầu tháng 9 với tiêu điểm là các hoạt động lễ hội diễn ra tập trung từ 15-18/9.
Trong thời gian tổ chức lễ hội, du khách có thể trải nghiệm ngắm ruộng bậc thang trên cao bằng dù lượn hoặc máy bay hạng siêu nhẹ. Với dù lượn, du khách sẽ bay kèm một phi công chuyên nghiệp, xuất phát từ đỉnh núi, tận dụng gió và các luồng khí nóng để lấy độ cao và di chuyển. Với máy bay hạng siêu nhẹ, phi công sử dụng động cơ để cất cánh nhẹ nhàng, không phụ thuộc vào gió hay địa hình, không cần chạy lấy đà hay lấy độ cao.
Điểm nhấn của Festival dù lượn năm nay là Giải hạ cánh chính xác cúp Mebayluon mở rộng, với quy mô và trị giá giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay.
Giải quy tụ hơn 100 phi công dù lượn chuyên nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau, thi đấu ở các hạng mục: cá nhân nam, cá nhân nữ và đồng đội. Các phi công sẽ cất cánh từ đèo Khau Phạ và hạ cánh xuống bản Lìm Mông. Yếu tố tiên quyết xác định người thắng cuộc là tính chính xác và sự làm chủ kỹ thuật của người chơi. Số lượng người tham gia lớn, đa dạng quốc tịch càng làm tăng thêm sự cạnh tranh và tính hấp dẫn của cuộc thi.
Một điểm nhấn khác biệt của sự kiện năm nay là những màn biểu diễn dù lượn từ độ cao hơn 3000m và màn biểu diễn skydiving từ các vận động viên Thái Lan. Bên cạnh sắc vàng ươm của lúa, Mù Cang Chải còn được tô điểm bởi những gam màu rực rỡ từ những cánh dù lượn. Các phi công biểu diễn đều là những chuyên gia hàng đầu trong khu vực, chắc chắn sẽ đem đến những ấn tượng không thể nào quên với du khách.
Bên cạnh các hoạt động dù lượn, du khách đến Mù Cang Chải dịp này còn có cơ hội trải nghiệm văn hóa địa phương đặc sắc như học hỏi cách làm cốm non của đồng bào dân tộc thiểu số, ngâm chân lá thuốc, lội suối ngắm hoàng hôn buổi chiều….
Ông Đặng Văn Mỹ - phi công dù lượn có số giờ bay nhiều nhất tại Việt Nam, đồng thời là giám đốc đơn vị tổ chức sự kiện cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng để mỗi năm festival dù lượn Mù Cang Chải trở lại quy mô và hoành tráng hơn. Để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm nay, chúng tôi cũng vừa hoàn thiện xong một số hạng mục công trình xây dựng để điểm bay Mù Cang Chải chuyên nghiệp như các điểm bay thi đấu quốc tế. Tôi tin du khách thích trải nghiệm, ưa mạo hiểm và yêu bầu trời quay trở lại với Mù Cang Chải sẽ nhận ra nhiều điểm khác biệt. Tôi hy vọng có thể góp phần giúp Mù Cang Chải trở thành địa điểm du lịch thu hút khách bốn mùa, chứ không chỉ riêng mùa lúa chín.”
" alt=""/>Festival dù lượn Mù Cang Chải 2023 trở lại với những hoạt động siêu hấp dẫn8 ngày sau, vừa xuất viện sản, chị đón xe lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM tìm gặp các bác sĩ. Hành trình này chỉ có chị đơn độc vì dịch bệnh. Tất cả hy vọng, chị gửi gắm vào bác sĩ Nguyễn Minh Hằng - Khoa Răng Hàm Mặt. Vậy mà cả 3 lần, chị đều nhận cái lắc đầu.
“Con đủ ký để phẫu thuật nhưng lại bị thiếu máu. Ngày nào bắt xe khách từ Kiên Giang lên TP.HCM cũng nghĩ là sẽ thành công. Mãi đến hai hôm trước, con mới phẫu thuật được. Nhìn cái môi liền lại là tôi mừng lắm rồi. Bác sĩ nói hành trình còn dài, dài bao nhiêu mình cũng đi theo con”.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, Phó Khoa Răng Hàm Mặt, Phó Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, lần nào chị Quyến đến cũng khóc. “Tôi bối rối lắm vì thương mẹ, thương đường xá xa xôi. Dù mình luôn cố gắng mổ sớm nhưng có nhiều lý do không thuận lợi cho cuộc mổ thì không thể thực hiện. Thậm chí có người nằng nặc ở lại bệnh viện, xin được mổ mới dám đưa em bé về gặp người nhà".
Bác sĩ Hằng tâm sự, đến tận giờ đây, vẫn còn nhiều gia đình khi phát hiện thai nhi hở hàm ếch lại muốn bỏ con. Trong khi đó, bệnh có thể được phát hiện sớm, tư vấn theo dõi và lên chương trình điều trị phẫu thuật. Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, đã có 10.000 bé được phẫu thuật khe hở môi vòm, tìm lại được nụ cười, tiếng nói.
Ngày 26/8, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã ra mắt Trung tâm nghiên cứu và điều trị toàn diện khe hở môi vòm. Dấu ấn 10.000 ca phẫu thuật lần này không thể không nhắc đến cống hiến của bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt.
Theo bác sĩ Đẩu, mỗi năm, Việt Nam có 1,5 triệu trẻ chào đời thì khoảng 3.000 ca bị khe hở môi vòm mới được ghi nhận.
“Điều thiệt thòi đầu tiên là trẻ không được bú mẹ, không được hưởng nguồn sữa ngọt ngào vì rất dễ sặc. Trẻ cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, phải dùng kháng sinh, còi cọc, chậm lớn, bệnh lý tai mũi họng khiến trẻ nghe kém. Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ sẽ kém thể chất lẫn trí tuệ và tự ti về thẩm mỹ”, ông trăn trở.
Theo bác sĩ Đẩu, điều trị được xem là thành công phải đạt các tiêu chuẩn về thẩm mỹ; chức năng ăn uống tốt, giọng nói tròn vành rõ chữ; thể trạng khỏe mạnh; sự ổn định tâm lý, tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Đáng chú ý, do là bệnh viện tuyến cuối, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận những ca khe hở môi vòm khá nặng từ khắp các tỉnh thành, kèm theo bệnh tim bẩm sinh, dị dạng sọ mặt, thần kinh, rối loạn đông máu. Tỷ lệ này chiếm 5% tổng số ca bệnh.
Trong số đó, có một cậu bé “vòi voi” - mũi mọc ở trán, lỗ mũi trống, vách khuyết, sứt môi. “Đầu tiên tôi đóng khe hở môi vòm, rồi phẫu thuật kéo mũi về đúng vị trí cho bé. Sau đó, chúng tôi ghép da để kéo mi mắt giúp bé nhắm được. Cuối cùng, tôi lấy sụn tai để cuồn tròn mũi cho đẹp hơn. Nhiều năm sau gặp lại, con rất vui vẻ lạc quan và gần như không nhớ gì về dị tật trước đây của mình.
Đó là hành trình chúng tôi tìm lại nụ cười, tiếng nói – vốn là hai món quà thiêng liêng vô giá cho các con không may mắn”, ông tâm tư.
PGS.BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, cột mốc 10.000 ca phẫu thuật khe hở môi vòm là công sức và tâm huyết của các thế hệ thầy thuốc, hiệu quả của chính sách bảo hiểm y tế và sự đồng hành hỗ trợ của các tổ chức xã hội.
Phẫu thuật này có hiệu quả toàn diện hơn khi thực hiện trong bệnh viện đa khoa. Trẻ được can thiệp các bệnh lý đi kèm, nâng đỡ tâm lý, luyện tập giọng nói, từ đó, góp phần thay đổi cuộc đời của trẻ.
"Tuy nhiên, thành công của mỗi ca phẫu thuật chỉ là 50%, phần còn lại là công sức chăm sóc của người mẹ. Một hành trình rất kiên trì và gian nan, tôi xin cảm ơn các bà mẹ", bác sĩ Nguyễn Minh Hằng bày tỏ.
Hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn thực phẩm nấu chín bảo quản lâu ngày gây ung thư. Ung thư là một quá trình lâu dài, do nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, tuổi tác, môi trường làm việc ô nhiễm và lối sống. Tuy nhiên, ăn uống không khoa học trong thời gian dài đều tiềm ẩn nguy cơ gây biến đổi tế bào.
Theo chuyên gia này, thực phẩm tốt nhất là tươi sống. Dù bận rộn, người trẻ cũng nên cố gắng sử dụng rau xanh, các loại củ quả nấu ăn ngay để cảm nhận được vị ngon ngọt.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, chúng ta không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá lâu, đun nóng trước khi ăn, không sử dụng lại các món ăn để dành trong tủ lạnh quá 1-2 ngày. Người nấu ăn cần vệ sinh tay, dụng cụ chế biến cẩn thận trước khi chế biến.