Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn hiến máu sáng 12/3
“Chúng tôi hoàn toàn thống nhất là chúng ta không nên tập trung đông nhưng việc mỗi người hiến 1 đơn vị máu thì hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sức đề kháng”, Thứ trưởng Sơn khẳng định.
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, do lo ngại dịch Covid-1 lây lan, đặc biệt kể từ khi Hà Nội xuất hiện ca đầu tiên nhiễm bệnh, rất ít người dân đến các điểm hiến máu.
Cán bộ, nhân viên tại Bộ Y tế cùng tham gia hiến máu
Một tuần nay, mỗi ngày Viện chỉ tiếp nhận được 70-80 đơn vị máu, trong khi lượng xuất ra cần tới 1.200 – 1.500 đơn vị/ngày để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị tại 170 cơ sở y tế của 25 tỉnh miền Bắc.
“Từ 7/3 đến nay, đã có trên 70 lịch hiến máu tại các cơ quan, đơn vị bị hủy, tương đương 12.000 đơn vị máu. Nếu tiếp diễn tình hình như hiện nay, nguy cơ thiếu máu cho điều trị sẽ rất lớn vì trong kho của Viện chỉ còn khoảng 13.000 đơn vị”, TS Khánh chia sẻ.
“Nếu tiếp diễn tình trạng như hiện nay thì lượng máu này chỉ còn ‘trụ’ lại được vài ngày tới”, TS Khánh lo lắng.
Đến hết sáng 12/3, lượng máu thu được tại Bộ Y tế là hơn 150 đơn vị
Viện trưởng Viện Huyết học cho biết, thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông theo phương thức khác để phù hợp hơn với các quy định về phòng chống dịch, với khẩu hiệu mới là “Hiến máu cứu người, đừng ngại Covid-19”.
Quan điểm của Viện là phải đảm bảo an toàn cho người hiến máu, an toàn cho người bệnh truyền máu và an toàn cho cán bộ nhân viên y tế.
Trước đó tại Hàn có thông tin một người sau khi đi hiến máu tình nguyện thì có kết quả dương tính với Covid-19. Nhiều người đặt câu hỏi liệu có an toàn khi truyền máu trong mùa dịch?
Về vấn đề này, TS Khánh khẳng định, đến nay WHO, CDC Hoa Kỳ, các hiệp hội ngân hàng máu chưa hi nhận ca nào lây truyền qua đường máu.
“Ngay cả với virus SARS, MERS-Cov… cũng không ghi nhận trường hợp nào. Các chuyên gia đến nay khẳng định chưa có bằng chứng nào về sự lây truyền của virus corona mới qua đường truyền máu”, TS Khánh khẳng định.
Trước nguy cơ thiếu máu trước mắc, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: “Bên cạnh công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện lập kế hoạch sử dụng máu và chế phẩm máu tiết kiệm, hợp lý trong các trường hợp cần truyền máu và chế phẩm máu, đảm bảo an toàn người bệnh trong truyền máu; đồng thời phối hợp với Ban Chỉ đạo cận động hiến máu tình nguyện các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động các tập thể, cá nhân tham gia hiến máu”.
Thúy Hạnh
- Các chuyên gia đầu ngành đã hội chẩn từng ca bệnh nhiễm Covid-19, hiện chưa có ca nào phải thở máy nhưng có ca phải thở oxy.
" alt=""/>Thứ trưởng Y tế hiến máu giữa mùa dịchGS Lê Danh Tuyên
Ngoài ra, không dùng chung thớt thái thịt sống và thái thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo, không ăn động vật hoang dã.
Đặc biệt nếu người dân đi ăn uống ở nơi công cộng càng phải tuyệt đối tuân thủ những việc này.
Theo GS Tuyên, khi tuân thủ những nguyên tắc trên, không chỉ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 mà còn hạn chế lây nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh khác như HP, viêm gan B, cúm...
Trong mùa dịch, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cũng khuyến cáo, người dân cần thay đổi thói quen đi chợ và đừng tin tưởng tủ lạnh quá mức.
Theo đó, khi đi chợ, người dân nên sử dụng găng tay, mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Khi về nhà, cần rửa thực phẩm sạch sẽ, chế biến, chia thành các túi, hộp nhỏ riêng biệt có nắp kín trước khi đưa vào tủ lạnh và không giữ thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu.
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng khuyến cáo người Việt nên từ bỏ 3 thói quen khi ăn uống để phòng bệnh
“Có nhiều bà nội trợ mua thực phẩm về đặt cả túi nilon vào tủ lạnh. Đây là thói quen hết sức sai lầm vì bản thân người bán đã chạm tay vào túi nilon, người mua lại tiếp tục chạm, đặt để nhiều chỗ trước khi về nhà. Khi để chung với các thực phẩm khác, đây sẽ là nguồn lây nhiễm virus, vi khuẩn ngay trong tủ lạnh”, GS Tuyên chia sẻ.
Ngoài ăn uống, phải tập thể dục
GS Tuyên cho biết, hệ miễn dịch gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch chủ động, cả 2 miễn dịch này đều nằm ở tế bào lympho T, lympho B và đều cần có các nguyên liệu để phát triển.
Cùng quá trình lớn lên, hệ miễn dịch cũng ngày càng hoàn chỉnh thông qua hấp thu các chất dinh dưỡng, qua tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, tiêm vắc xin. Như vậy, dinh dưỡng, ăn uống hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng để tăng cường miễn dịch.
Mỗi ngày, cơ thể cần 60 chất khác nhau nhưng có tới 40 chất cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn. Do đó, mỗi người cần ăn đa dạng thực phẩm thuộc nhiều nhóm khác nhau: Đạm, dầu mỡ, tinh bột, rau xanh…
Tuy nhiên ngoài ăn uống, để có hệ miễn dịch, sức đề kháng, thể lực tốt cần hạn chế các thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá và phải tập thể dục đều đặn.
Riêng với dịch Covid-19, nhóm trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người có tiền sử mắc bệnh nền là những đối tượng có nguy cơ mắc và tỉ lệ bệnh năng cao hơn, vì vậy ngoài thường xuyên rửa tay với xà phòng, sử dụng khẩu trang ở nơi công cộng, cần thường xuyên duy trì chế độ ăn uống tốt, đa dạng và đủ chất.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-5 tuổi
Với những bệnh nhân đái tháo đường, cần kiểm soát lượng đường trong bữa ăn, ăn canh trước khi ăn cơm, nên ăn cam nguyên tép thay vì vắt, bệnh nhân bị tăng huyết áp cần hạn chế muối…
Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi phải cho bú sữa mẹ hoàn toàn để các bé có được kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ. Các chế độ ăn bổ sung, uống thêm vi chất với trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý, chỉ dùng khi có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Ngoài những những nhóm đối tượng đặc biệt trên, những người bình thường cần ăn theo 6 tháp dinh dưỡng cho từng nhóm tuổi và đối tượng cụ thể.
Theo các tầng của tháp, mỗi bữa ăn cần có hơn 10 loại thực phẩm. Thực phẩm ở tầng càng cao, càng cần hạn chế cho trẻ em ăn.
“Tuy vậy, không phải cứ thực phẩm ở tầng dưới là có thể ăn thoải mái mà chỉ nên ăn theo mức đã được khuyến cáo, đảm bảo tỉ lệ cân đối với nhu cầu khuyến nghị”, GS Tuyên nói rõ.
Về chế độ ăn, phải thực hiện nghiêm ngặt việc ăn chín uống sôi, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường các loại thực phẩm cung cấp các vi chất.
Thúy Hạnh
- Số người nghi nhiễm Covid-19 tại Việt Nam tăng thêm 35 người, số người phải theo dõi, giám sát, cách ly tập trung tăng thêm hơn 4.000 người.
" alt=""/>Triệu gia đình Việt cần bỏ 3 thói quen trong bữa ăn để giảm lây nhiễm CovidViệt Nam có đủ trang thiết bị hiện đại và sinh phẩm để xét nghiệm Covid-19
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 3 đơn vị xét nghiệm đạt chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận và thống nhất chuyển giao công nghệ, thống nhất phương pháp thực hiện mẫu xét nghiệm, gồm: Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tại Hà Nội.
Sau đó, các đơn vị này đã tiến hành chuyển giao công nghệ, tập huấn chuyên môn cho 22 phòng xét nghiệm là những đơn bị đủ máy móc trang thiết bị và nhân lực (đạt chuẩn do WHO công nhận). Các phòng xét nghiệm đủ năng lực cho kết quả tin cậy.
Ngay cả tuyến tỉnh hiện nay như tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội hiện đã thực hiện được xét nghiệm về dịch bệnh Covid-19.
Đối với các trường hợp có dấu hiệu điển hình, nghi ngờ mắc bệnh, mẫu bệnh phẩm đều được tiến hành xét nghiệm tại 2 cơ sở để đối chứng và khẳng định tính chính xác.
Về trường hợp nữ sinh lớp 12 trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế tử vong sau khi có triệu chứng ho, sốt và khó thở kéo dài trong khoảng một tuần, Bệnh viện Trung ương Huế sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Real time RT-PCR (do Viện Pasteur TP.HCM cung cấp) để kiểm tra mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và cho kết quả âm tính.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, hệ thống trang thiết bị đã được đầu tư hiện đại, đồng bộ, đủ năng lực xét nghiệm. Bệnh viện đã chủ động mời các chuyên gia của Viện Pasteur TP.HCM ra đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về xét nghiệm theo đúng quy chuẩn, trình tự của WHO.
Tuy nhiên, để đảm bảo thông tin chính xác, Bộ Y tế đã giao Viện Paster Nha Trang tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này để đối chứng và cũng cho kết quả âm tính với Covid-19.
Thúy Hạnh
" alt=""/>Việt Nam đủ năng lực và sinh phẩm xét nghiệm Covid