Anh Tươi kết hôn cùng chị Võ Thị Bích Thảo (35 tuổi, trú thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang), lần lượt sinh được hai người con một trai, một gái.
Tai họa ập đến vào cuối năm 2018, trong lúc đang đi đón con gái, anh Tươi gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến đa chấn thương, chấn thương sọ não, gãy hai xương sườn, gãy xương đùi, vỡ xương đầu gối và nhiễm trùng sau mổ.
Từ đó, anh hoàn toàn mất đi khả năng lao động, "làm bạn" với nạng vì chân không gập lại được.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet trao trực tiếp tiền bạn đọc hỗ trợ cho gia đình anh Tươi |
Khó khăn chưa dừng lại, sau một loạt triệu chứng như rát họng, đau cổ, không thở được suốt một thời gian, chị Thảo đi khám thì bàng hoàng biết mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Chưa kể, con thứ hai của anh chị từng uống nhầm thuốc chuột vào năm 1 tuổi, may mắn giữ được tính mạng nhưng lại di chứng lúc nhớ lúc quên, đa số quên đi mọi chuyện.
Gia đình anh chị phải vay mượn khắp nơi số tiền 150 triệu đồng để điều trị bệnh. Với họ, đây là một con số khổng lồ, chưa biết bao giờ mới trả được.
Sáng 1/11, tiếp nhận tấm lòng vàng của bạn đọc anh cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời gia đình nhận được số tiền lớn. Thông qua Báo VietNamNet, anh Tươi gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm đã thương cho hoàn cảnh của gia đình.
Phó Chủ tịch xã Hoà Khương Nguyễn Lương Thành cho biết:“Gia đình anh Tươi có hoàn ảnh rất khó khăn. Cả hai vợ chồng đều bệnh tật, không có thu nhập để trang trải cuộc sống. Đại diện cho xã chúng tôi xin cảm ơn các tấm lòng hảo tâm và Báo VietNamNet đã hỗ trợ cho gia đình”.
Chủ tịch Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng – Huỳnh Văn Hoa chia sẻ: “Báo VietNamNet là cầu nối nghĩa tình đã giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn ở Đà Nẵng. Chúng tôi xin chúc phóng viên Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm khỏe mạnh, bình an giúp đỡ thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn nữa”.
Hồ Giáp
Chị Oanh chưa từng hối hận vì quyết định giữ con của mình. Kể cả khi khó khăn chồng chất, chị lại càng thêm thương con gái từ nhỏ đã chịu thiệt thòi.
" alt=""/>Gia đình gặp cảnh bi đát ở Đà Nẵng được bạn đọc VietNamNet hỗ trợChủ đề được lựa chọn trong trận chung kết lần này là “Việt Nam trong tôi”. Nội dung của ba phần thi Chào SV, Nhà hát SV và SV Thông thái đều xoay quanh chủ đề về đất nước. Các đội phải vượt qua các thử thách để đưa ra thông điệp của đội mình nhằm thuyết phục đội bạn lẫn ban giám khảo.
Chủ đề được lựa chọn trong trận chung kết lần này là “Việt Nam trong tôi”
Ở phần thiChào SV, cả 4 đội đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo bằng lối thể hiện sáng tạo, trong đó lồng ghép khả năng rap và nhảy vô cùng sôi động. Cả nhà báo Lại Văn Sâm và Trương Anh Ngọc đều cho rằng, HV Cảnh sát Nhân dân là đội chơi gây ấn tượng nhất trong phần này.
"Chúng ta vốn quen với việc sinh viên HV Cảnh sát Nhân dân mặc sắc phục nên nghĩ các bạn rập khuôn, khô cứng. Nhưng các bạn không giống như những điều mọi người đã hình dung. Qua cách thể hiện, tôi thấy các bạn đều rất thông minh, gần gũi và đáng yêu vô cùng", nhà báo Lại Văn Sâm nói.
Ở phần thi này, đội HV Cảnh sát Nhân dân giành được số điểm cao nhất.
HV Cảnh sát nhân dân giành chiến thắng qua hai vòng thi đầu.
Đến phần thi Nhà hát SV, giám khảo Châu Bùi là người ra đề bài cho cả 4 đội chơi. Đề tài là các đội chơi phải biến hóa thật sáng tạo, sao cho trong phần thể hiện có sử dụng đạo cụ là cây đàn bầu.
Nếu như Trường ĐH Luật TP.HCM gây ấn tượng mạnh cho nhà báo Lại Văn Sâm bằng cách lồng ghép những hình ảnh bình dị nhất là cánh đồng lúa, chợ quê vào phần thi của mình, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM lấy bối cảnh câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – một cách thể hiện được đánh giá rất khó để truyền tải thông điệp,… thì đến phần thi của HV Cảnh sát Nhân dân, ban giám khảo và khán giả tại trường quay đã không khỏi rơi nước mắt vì xúc động.
Một vở nhạc kịch xuyên không đã dựng lại bối cảnh con người thời tương lai quay trở về quá khứ để tìm hiểu nguồn gốc của cây đàn bầu. Chi tiết đắt giá của phần thi là hình ảnh người chiến sĩ anh dũng hy sinh bảo vệ quê hương, trước khi mất nhớ về lời ru của mẹ và tiếng đàn bầu quê hương. Điều đó đã khiến giám khảo Xuân Lan và Văn Mai Hương bật khóc.
PGS.TS Trần Thanh Nam xúc động: “Tôi xúc động khi xem màn kịch xuyên không của các bạn. Các bạn đã xuất phát từ những câu chuyện truyền thống về đạo hiếu, về tình vợ chồng, rồi cây đàn bầu cũng gắn với lịch sử đấu tranh chống giặc của dân tộc. Cây đàn bầu cũng kết nối được giữa quá khứ và hiện tại. Xem phần trình bày của các bạn, trong tôi cũng vang lên những câu hát".
Với phần biểu diễn xúc động của mình, HV Cảnh sát Nhân dân một lần nữa dẫn đầu phần thi này với số điểm bứt phá 133,5 điểm. Xếp sau đó là Trường ĐH Yersin Đà Lạt, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM và Trường ĐH Luật TP.HCM.
Các đội thi trong phần Nhà hát SV.
Cuối cùng, bước vào phần thi SV thông thái, cũng là phần thi mang tính đặc thù của SV trong 25 năm qua, mỗi đội chơi sẽ phải đặt ra 1 câu đố cho đội bạn và đội được thách thức sẽ phải tìm ra đáp án. Thông qua đó, sinh viên sẽ phát huy tối đa sự thông minh, nhanh nhạy và sáng tạo của mình.
Giám khảo Trương Anh Ngọc, Châu Bùi và Văn Mai Hương đều thích thú với câu hỏi đến từ Trường ĐH Yersin Đà Lạt dành cho Trường ĐH Luật TP.HCM.
Thử thách do Trường ĐH Yersin Đà Lạt đặt ra là một câu hỏi hình ảnh. Đội này đã đưa ra một tấm biển hình tròn chứa chữ "OK". Chưa đầy 1 phút suy nghĩ, Trường ĐH Luật TP.HCM đưa ra câu trả lời là: "Việt Nam đoàn kết chung tay/ OK hai chữ Việt Nam an toàn".
Tuy nhiên, Trường ĐH Yersin Đà Lạt đưa ra đáp án bằng cách quay ngang tấm bảng chứa chữ OK thành hình người và công bố một góc nhìn khác: “Con người là cốt lõi, lấy dân làm gốc, đó là Việt Nam trong tôi”.
Đáp án này khiến các đội chơi, ban giám khảo và khán giả không thể ngờ đến.
Trường ĐH Yersin Đà Lạt hỏi Trường ĐH Luật TP.HCM
Đánh giá về phần thi SV thông thái, nhà báo Lại Văn Sâm cho biết ,đây là phần thi có sự tương tác rất tuyệt vời giữa các đội chơi. Phần thách đố của các đội chơi đã cho thấy sự thông minh cũng như những ý tưởng độc đáo của các bạn.
Các thành viên đội HV Cảnh sát nhân dân bật khóc khi giành chiến thắng
Kết quả chung cuộc, HV Cảnh sát Nhân dân với 200,25 điểm đã giành giải quán quân của chương trình SV 2020-2021 cùng phần thưởng 100 triệu đồng. Trường ĐH Yersin Đà Lạt chỉ cách đó 0,25 điểm và trở thành Á quân chung cuộc. Đứng vị trí thứ 3 là Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM và Trường ĐH Luật TP.HCM.
Thúy Nga
Nhà báo Lại Văn Sâm - linh hồn của chương trình SV xao xuyến vì như được sống lại 24 năm trước. Nghệ sĩ Xuân Bắc thấy chất sinh viên như đang chảy trong mình.
" alt=""/>Học viện Cảnh sát nhân dân trở thành quán quân SV 2020Nhiều năm qua, bà Ba đi bán nhang ở chân núi Châu Thới (tỉnh Bình Dương), rồi mướn một phòng trọ nhỏ gần đó, sống qua ngày. Trải qua nhiều sương gió, bà cũng quen với cảnh neo đơn của mình. Ở tuổi ngoài 80, bà chỉ mong có thể sống yên ổn cho đến lúc ra đi.
![]() |
Bác sĩ cho biết, nếu không được phẫu thuật, bà Ba sẽ phải nằm một chỗ suốt phần đời còn lại. |
Dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát khiến bà chẳng thể bán được gì, đành phải về căn phòng trọ của người cháu họ ở quê để nương nhờ. Dịch bệnh cũng khiến vợ chồng cô Cao Thị Gái, cháu bà Ba bị thất nghiệp, chắt bóp lắm mới có thể vượt qua mùa dịch. Chẳng ngờ, khi cuộc sống vừa chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, bà Ba bị ngã gãy xương đùi.
Khoảng giữa tháng 10, bà được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Qua thăm khám, bà không chỉ bị gãy xương đùi, mà còn bị thoái hóa khớp háng. Nếu không làm phẫu thuật, bà có nguy cơ phải nằm một chỗ. Nhưng chi phí cho ca phẫu thuật quá lớn, lên tới 60 triệu đồng, số tiền mà cả đời bà chưa lúc nào được cầm trên tay.
Cụ bà tóc đã bạc trắng lúc này trở nên vô định, bà không biết phải làm thế nào, nước mắt lặng lẽ len qua những nếp nhăn.
Vợ chồng cô Cao Thị Gái năm nay cũng đã gần 60 tuổi. Ngày thường họ đi làm mướn, nhưng vì tuổi tác đã lớn nên đồng lương ít ỏi, cật lực làm cũng chỉ đủ trả tiền mướn trọ và tiền sinh hoạt. Vừa trải qua mấy tháng thất nghiệp, giờ đây, họ chẳng thể nào “gánh” được khoản viện phí khổng lồ ấy.
![]() |
2 dì cháu chỉ biết khóc trong cảnh bất lực trước mắt. |
Cô Gái tâm sự: “Nếu dì tôi nằm một chỗ thì tôi phải ở nhà chăm sóc. Nhưng một mình chồng tôi đi làm thì sẽ chẳng đủ để trang trải, nên thôi, chúng tôi bàn với nhau, ráng vay mượn để chữa trị cho bà. Hi vọng bà có thể khỏe lại và đi bán hàng như trước để phụ chúng tôi trả nợ”.
Tuy nhiên, trong thời điểm ai cũng gặp khó khăn vì vừa trải qua trận dịch kéo dài, họ vay khắp nơi cũng chỉ được 5 triệu đồng, hỏi vay lãi nóng cũng chỉ thêm được 10 triệu đồng. Số tiền ấy vẫn chưa đủ cho chi phí ca phẫu thuật của bà.
“Không ai dám cho vay bởi sợ chúng tôi không trả được. Khổ cho dì tôi, lớn tuổi mà phải chịu đau đớn, rên rỉ cả đêm”, cô Gái đau lòng nói.
Sau khi biết được hoàn cảnh neo đơn, ngặt nghèo của bà Ba, phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã liên hệ đến Báo VietNamNet để làm cầu nối đến các nhà hảo tâm. Mong rằng những tấm lòng nhân ái có thể chia sẻ để giúp đỡ gia đình có đủ chi phí điều trị, để cụ bà có thể an yên những năm tháng còn lại.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: