
Quy định về ngành và mã ngành đào tạo còn bất cập khi một số chuyên ngành được xếp ngang hàng với ngành đào tạo; một số mã ngành hẹp, mặc dù rất cần thiết nhưng nhu cầu số lượng không nhiều lại kén người học nên rất khó tuyển sinh. Nhiều ngành có nguy cơ phải đóng mã ngành vì không tuyển được nghiên cứu sinh sau thời gian 5 năm theo quy định.
Quy mô ngành đào tạo của các cơ sở còn khá nhỏ và phân tán. Có tới trên 70,1% cơ sở đào tạo đang tổ chức đào tạo dưới 5 mã ngành/chuyên ngành, trong đó có tới 32% chỉ mới đào tạo 1 mã ngành. 8 cơ sở hiện có trên 20 mã ngành đào tạo, chiếm tỉ lệ 4,12%.
Theo báo cáo, về quy mô tuyển sinh và đào tạo, giai đoạn 2000-2022, các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ đã thực hiện tuyển mới 32.517 nghiên cứu sinh. Tỉ lệ tuyển mới tăng gần 5,5 lần (từ 303 nghiên cứu sinh năm học 2000-2001 lên 1.661 người năm học 2021-2022). Quy mô đào tạo tăng gần 6 lần vào thời điểm cao nhất (năm học 2017-2018) và hiện gấp khoảng 3,5 lần so với thời điểm năm học 2000-2001. Số lượng nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình, được công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ hằng năm ở giai đoạn này cũng tăng hơn 10,5 lần.
Tuy nhiên, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu, trung bình những năm gần đây chỉ đạt khoảng trên 32%, dẫn tới nhiều nơi không có sự cạnh tranh, nảy sinh sự dễ dãi trong tuyển chọn đầu vào, đặc biệt là về năng lực nghiên cứu chuyên môn.
Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề trong tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ có sự mất cân đối. Tỉ lệ nghiên cứu sinh đang học tập tại các cơ sở đào tạo tập trung nhiều vào các ngành thuộc khối ngành VII, các ngành Kinh doanh và quản lý thuộc khối ngành III và các ngành Kỹ thuật, Máy tính và công nghệ thông tin thuộc khối ngành V.
Trong khi đó, các ngành đào tạo lĩnh vực nghệ thuật (khối ngành II) và một số ngành khoa học (khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, nông lâm thủy sản…) gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, mặc dù đây là những ngành truyền thống, thế mạnh của nhiều cơ sở đào tạo có uy tín và rất cần cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tính đến năm 2022, toàn hệ thống có 196 cơ sở đào tạo được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, tăng 1,66 lần so với năm học 2014-2015, trong đó, 39 viện nghiên cứu, trường của tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang và trường của bộ, ngành với tổng số 267 ngành và 1.110 lượt ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. |
Báo cáo cũng chỉ ra rằng quy mô đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam hiện còn nhỏ; việc thu hút nghiên cứu sinh quốc tế còn rất hạn chế. Tỉ lệ tiến sĩ của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0.05% dân số, chưa bằng 1/3 so với Malaysia, Thái Lan, bằng 1/2 so với Singapore, Philippines. Xét về tỉ trọng, đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam chỉ chiếm xấp xỉ 0,6% tổng quy mô đào tạo các trình độ giáo dục đại học, thấp hơn nhiều so với các nước OECD (4%) và Khối liên minh Châu Âu EU (4%).
Về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ, việc xây dựng quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của một số cơ sở đào tạo còn có thiếu sót, chưa cụ thể hóa đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. Chương trình đào tạo nhiều nơi chưa được thường xuyên cập nhật; chưa có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng thực tiễn, hiện đại, hội nhập. Hầu hết các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ hiện chưa được kiểm định.
Công tác quản lý hoạt động đào tạo có nơi còn chưa tốt. Tỉ lệ nghiên cứu sinh không hoàn thành chương trình, kế hoạch học tập, nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm của đa số các cơ sở đào tạo còn cao.
Báo cáo cho rằng phát triển đội ngũ tiến sĩ với tư cách là bộ phận tinh hoa trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao, luôn được xác định là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược.
Để nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo tiến sĩ, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội định hướng cần quán triệt quan điểm coi đào tạo tiến sĩ là đào tạo tinh hoa. Từ đó, quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng trong đào tạo tiến sĩ; kiểm soát chất lượng đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đầu ra.
Ngoài ra, chúng ta cần cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ ở các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghệ cao, công nghệ cốt lõi.
Cùng đó, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng; Thực hiện tốt các chính sách thu hút, phát triển đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên có năng lực. Nâng cao tiêu chuẩn, tiêu chí và ràng buộc trách nhiệm của người hướng dẫn, người phản biện và người tham gia hội đồng đánh giá chất lượng luận án.
"Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho các ngành khoa học cơ bản, các lĩnh vực nghiên cứu cần thiết mà Nhà nước có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng khó thu hút người học. Xây dựng chính sách hỗ trợ học bổng, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu, học tập xuất sắc, những đề tài/ luận án có tính ứng dụng cao.
Tập trung đầu tư cho các đơn vị đào tạo có uy tín, chất lượng, tránh tình trạng dễ dãi trong tổ chức tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ, nâng cao chất lượng đào tạo", báo cáo đề xuất.
" alt=""/>Tỉ lệ trúng tuyển thấp hơn nhiều so chỉ tiêu đào tạo tiến sĩTuy nhiên, sau đó, cô Giovanna tá hỏa khi nhận biên lai từ phía công ty Avis với số tiền phải trả lên tới 8.000 USD (tương đương 194 triệu đồng) cho 3 ngày thuê xe. Trong biên lai này có ghi cô Giovanna đã di chuyển quãng đường lên tới 36.482 km trong khoảng thời gian thuê xe. Điều này đồng nghĩa với việc cô Giovanna phải lái xe liên tục trong vòng 72 tiếng với vận tốc xấp xỉ 500 km/h. Thậm chí quãng đường hiển thị trên biên lai còn gần bằng 3 vòng quanh trái đất (1 vòng trái đất hết 12.742 km). Rõ ràng đây là điều không tưởng vì không thể xảy ra trong thực tế.
Ngay sau khi nhận biên lai, cô Giovanna đã nhanh chóng liên hệ với bên công ty Avis để giải quyết vấn đề. Mặc dù vậy, phía công ty không hề phản hồi cũng như nhận cuộc gọi của cô Giovanna và nữ khách hàng tội nghiệp đành phải lên máy bay để quay về nhà.
Sau đó cô đã đăng tải câu chuyện bức xúc của mình trên tài khoản Facebook cá nhân và nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Sau khi câu chuyện được chia sẻ và lan rộng, phía công ty Avis đã liên lạc với Giovanna và xin lỗi cô vì sự nhầm lẫn này. Avis cũng đã hoàn trả lại số tiền phí khổng lồ mà Giovanna phải trả trước đó. Tuy nhiên, công ty cho thuê xe này lại từ chối đưa ra lí do phía sau sự cố này.
Minh Nhật (Theo Toronto CTV news)
Bạn có từng trải nghiệm thế nào về chuyện thuê xe? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hertz – một trong những đơn vị cho thuê xe lớn nhất thị trường Bắc Mỹ đã tuyên bố phá sản hôm 22/5 vì COVID-19 – tin chắc chắn sẽ là không vui với nhiều hãng xe đang có mặt tại đây.
" alt=""/>Thuê xe chỉ 3 ngày, bất ngờ bị tính tiền cho hơn 36 ngàn kmHồng Phúc chia sẻ: “Sau chương trình, tôi biết có rất nhiều bạn trẻ là người gốc Việt đang ở nước ngoài muốn tìm lại cha mẹ ruột, người thân tại Việt Nam. Phần lớn, họ đều bị cha mẹ vì một lý do nào đó đem cho người ngoài làm con nuôi”.
“Khi trưởng thành, các bạn này khát khao tìm về cội nguồn của mình. Tuy vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, không nắm rõ vị trí địa lý ở Việt Nam.... Thế nên tôi quyết định đi tìm người thân giúp các bạn ấy”, Phúc chia sẻ thêm.
Ngay sau đó, Phúc bắt đầu nhận hồ sơ, thông tin của những người đang sinh sống ở Pháp, Mỹ… gửi về nhờ tìm cha mẹ ruột. Dựa vào các thông tin được cung cấp, Phúc cùng với bạn bè tự bỏ tiền túi đi tìm.
Không chỉ ở TP.HCM, Phúc còn cùng bạn bè mở rộng khu vực tìm kiếm tại các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh miền Tây. Đến nay, sau 3 năm tình nguyện, Phúc đã tìm thấy, tạo nên những cuộc hội ngộ đầy xúc động cho hơn 10 trường hợp thất lạc nhau suốt 2 thập kỷ.
Đó là trường hợp của cô gái người Việt tên Lisa đang sinh sống ở Pháp. Lisa sinh ra ở Việt Nam nhưng được cha mẹ cho gia đình người Pháp làm con nuôi từ năm 1998.
Trưởng thành, Lisa mong mỏi tìm lại nguồn cội. Cô gửi hồ sơ, nhờ Phúc giúp mình tìm lại cha mẹ ruột đang sinh sống tại Việt Nam.
Những cuộc hội ngộ đầy nước mắt
Dựa trên các thông tin cô gái cung cấp, Phúc tìm đến địa chỉ nơi gia đình Lisa sinh sống lúc cô chào đời. Tuy vậy, khi đến nơi, gia đình này đã rời đi nơi khác.
Không bỏ cuộc, Phúc cố gắng dò hỏi. Cuối cùng, anh tìm được người biết nơi gia đình mẹ ruột Lisa đang sinh sống.
Dưới sự hướng dẫn của người này, Phúc đã tìm được cha mẹ ruột của Lisa. “Sau khi đối chiếu các thông tin, tôi khẳng định bà chính là mẹ ruột của Lisa. Lúc này, chúng tôi mới liên hệ với cô gái. Sau đó, mẹ con Lisa có cuộc gặp qua mạng xã hội sau 22 năm xa cách”, Phúc chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng như vậy. Nhiều lần, Phúc phải vượt hàng trăm km để tìm đến địa chỉ được cung cấp. Có lần, anh phải di chuyển giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai 3-4 lần để tìm kiếm thông tin.
Đó là lần Phúc tìm cha mẹ ruột cho 3 cô gái người Việt đang sống ở Pháp. Sau khi lọt lòng tại tỉnh Đồng Nai, 3 cô gái được cha mẹ đem cho 3 gia đình người Pháp đang sinh sống ở 3 khu vực khác nhau tại đất nước hình lục lăng làm con nuôi.
Lớn lên, bằng một cách thần kỳ nào đó, 3 chị em sinh 3 khác trứng này lại tìm được nhau. Biết được mình là người gốc Việt, 1 trong 3 cô gái quyết định liên hệ, nhờ Phúc tìm lại cha mẹ ruột của mình.
Phúc kể: “Sau khi xem xong hồ sơ, tôi biết được gia đình các bạn này ở Đồng Nai nên đã sắp xếp công việc đi tìm. Quá trình tìm kiếm khá khó khăn nhưng cuối cùng chúng tôi cũng tìm được mẹ đẻ của các cô gái”.
“Khi xác định được họ là mẹ con, tôi cho họ gặp nhau qua mạng xã hội. Lúc này, mẹ con họ òa khóc. Chứng kiến cảnh ấy, ai cũng xúc động. Cô gái này cho biết, cô đã mua vé máy bay và sẽ về thăm gia đình, thăm mẹ ruột trong thời gian tới”, Phúc kể thêm.
Mới đây nhất, ngày 26/05, Phúc cũng tìm được người thân tại Việt Nam của cô gái gốc Việt tên Kim Hoa sau 26 năm xa cách. Điều đáng buồn là mẹ ruột cô gái đã qua đời. Gia đình của Hoa tại TP.HCM hiện chỉ còn ông bà ngoại.
Hiện nay, số lượng hồ sơ gửi về nhờ Phúc tìm kiếm người, cha mẹ ruột ở Việt Nam ngày càng nhiều. Thế nên, gần như những ngày cuối tuần, Phúc đều tranh thủ đi tìm kiếm. Đặc biệt, hoạt động này của Phúc là hoàn toàn phi lợi nhuận.
Các chi phí phát sinh trong việc tìm kiếm người thân cho người bị thất lạc gia đình của Phúc đều do anh và các bạn của mình tự chi trả. Phúc không nhận bất kỳ chi phí, quà tặng nào từ hoạt động này.
Mỗi khi tìm được người thân cho người nhờ mình hỗ trợ, Phúc sẽ tạo một nhóm chat. Sau đó, những người này sẽ trực tiếp trò chuyện với nhau trên mạng xã hội. Phúc sẽ nhờ một người bạn làm nhiệm vụ phiên dịch để hai bên có thể trò chuyện với nhau.
Nam kiến trúc sư nói: “Mỗi lần tìm được người thân cho một bạn nào đó, tôi rất vui và cảm thấy thật sự thỏa mãn. Đó là cảm giác được thỏa mãn trong niềm đam mê của mình”.
“Tôi xem công việc này như một niềm đam mê của bản thân nên không nhận tiền hay gì khác của những người cần tôi giúp đỡ. Niềm vui của tôi là thấy những con người thất lạc tìm thấy nhau, thấy được sợi dây tình thân kết nối lại sau nhiều năm xa cách”, Phúc nói thêm.
Hà Nguyễn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
" alt=""/>Chàng trai hơn 3 năm giúp người gốc Việt tìm lại cha mẹ ruột