
Tôi từng trúng tuyển học bổng Quỹ Ford và sang Anh du học chương trình thạc sĩ về giáo dục vào năm 2011. Với khát khao học hỏi được những gì tiên tiến để mang về áp dụng cho nước nhà, tôi đã dành rất nhiều thời gian đi thăm các trường học, tìm hiểu mô hình hoạt động và phương pháp giáo dục.Ở Anh, trường học từ mầm non cho tới đại học giờ học thường bắt đầu từ lúc 9h sáng đến 3h30 chiều là nghỉ. Giáo viên thường đến lớp trước 30 phút, học sinh thì đến trước 15 phút hoặc sát giờ học.
Tháng 4/2012, tôi đến thăm Trường Tiểu học Chilcote, Birmingham với sự giúp đỡ của một người bạn dạy học tại trường là Jenny. Tôi tham dự một ngày hoạt động thực sự của các bạn học sinh lớp 4.

|
Học sinh tiểu học Anh |
Mỗi lớp học có 3 giáo viên (1 giáo viên dạy chính và 2 giáo viên trợ giảng), 30 học sinh ngồi thành 6 nhóm, mỗi giáo viên sẽ bao quát và quản lý 10 học sinh tiểu học. Jenny đến lớp, xếp sách vở của học sinh ra bàn học cho từng em. 8h55 phút, cô bắt đầu điểm danh học sinh bằng một câu chào rất thân thiện “Good morning, Daniel” – “Good morning, Ms. Jenny”. Tôi đã rất ấn tượng với văn hoá chào hỏi rất thân mật, lịch sự của cô trò trong giao tiếp hàng ngày.
Bạn nào đến muộn sẽ tự giác đi vào lớp và nhẹ nhàng hết sức để tránh làm ảnh hưởng đến bài giảng của cô. Hôm đó, các bạn bắt đầu học môn toán từ 9h-10h, sau đó là tiếng Anh từ 10h-11h. Từ 11h-11h20, các bạn đọc sách báo tự do, những bạn nào chưa kịp hoàn thành xong bài toán và tiếng Anh trong giờ thì sẽ ngồi hoàn thành nốt, còn các bạn khác được làm việc mình thích để thư giãn nhưng trong môi trường trật tự và tuyệt nhiên không làm ảnh hưởng đến bạn mình.
Sau đó, các bạn được nghỉ giải lao từ 11h20-11h40, tức là các bạn được đi vệ sinh và ra ngoài sân chơi. Từ 11h40-12h10, các bạn nghe tôi kể chuyện về Việt Nam và tự do thảo luận chủ đề mới mẻ này.
Điều đã làm tôi thực sự ngạc nhiên là vì sao với một đứa trẻ mới 8 tuổi có thể tập trung làm việc liên tục trong suốt hơn 2h như vậy không ngừng nghỉ, không tiếng thì thào, xì xầm trừ lúc làm việc nhóm với tinh thần trách nhiệm cao, hết mình và tôn trọng các bạn khác.
Tôi nhớ, có một cô bé bị đau bụng trong giờ học tiếng Anh đã lặng lẽ đến bên cô trợ giảng, nói nhỏ vào tai cô là bị đau bụng và cô đưa bạn đó đến phòng y tế. Các bạn khác không chút xao nhãng vì sự di chuyển của cô bé mà vẫn tiếp tục chú ý vào bài giảng.
Trong khi trẻ nhà chúng ta chỉ tập trung được 20-30 phút trong một tiết học 45-60 phút, tôi tự hỏi làm thế nào để giáo viên ở đây rèn luyện trẻ tập trung cao độ như vậy để hiệu quả công việc luôn tuyệt vời? Cần giáo dục trẻ thế nào để chúng biết sự khác biệt giữa tính kỷ luật, việc áp dụng các quy tắc và sự tôn trọng người khác trong một không gian chung ngay từ nhỏ?
Từ 12h10-13h10, trẻ được nghỉ ăn trưa. Từ 13h15-15h15, trẻ học tôn giáo và thể chất. 15h30 học sinh sẽ tan trường. Như vậy học sinh có thể đi xe buýt của trường về nhà hoặc chơi ở trường cho đến khi phụ huynh đón. Hoạt động con có thể chơi sau giờ là thể thao hoặc đọc sách ở thư viện hay chơi cùng các bạn. Mỗi học sinh chỉ được phép ra khỏi cổng trường khi có phụ huynh đón.

|
Học sinh tiểu học Anh |
Jenny chia sẻ với tôi rằng học sinh cần hoạt động thể chất hàng ngày để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng cường sức bền khi tập trung trong các hoạt động tư duy học thuật. Qua môn này, học sinh cũng học được rất nhiều kỹ năng về tinh thần hợp lực, ý chí quyết tâm, mục tiêu cần đạt. Môn tôn giáo có ý nghĩa lớn với trẻ vì giúp trẻ định hình được các giá trị sống tích cực và hiểu biết về các nền tôn giáo khác nhau, giúp các em hoà nhập vào xã hội đa văn hoá và đa sắc tộc.
Như vậy nếu xác định mục tiêu học tập tại trường, giá trị học sinh đạt được khi đến trường là gì thì nội dung chương trình, phương pháp dạy-học, công cụ đánh giá sẽ thay đổi.
Tôi nhớ năm 2006 khi Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức đề thi môn ngoại ngữ chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm, hay như năm vừa qua chuyển môn Toán và các môn Lịch sử, Giáo dục công dân sang hình thức thi này, thì tất cả giáo viên và các trường đều vận động theo để đạt được kết quả như mong muốn trong kỳ thi cuối cấp. Điều này chỉ ra rằng, khi mục tiêu đầu ra và phương thức đánh giá thay đổi sẽ tác động mạnh mẽ đến nhu cầu dạy thêm học thêm trong hệ thống giáo dục hiện nay.
Ngoài ra, thời gian học tập tại trường cũng cần phù hợp với thời gian làm việc của cơ quan, văn phòng để bố mẹ yên tâm công tác, cũng như tính đến mức độ mà não có thể tập trung tốt vào những giờ nào để sắp xếp môn học cho phù hợp. Sẽ rất khó tìm giải pháp khi bố mẹ làm việc cả ngày mà con lại học nửa ngày ở trường. Nhu cầu gửi trông con buổi chiều còn lại là tất yếu, và việc phát sinh việc các con học thêm sẽ càng khó kiểm soát nếu hệ thống giáo dục vẫn lấy việc thi cử là trọng điểm.
Muốn đổi mới giáo dục cần tìm ra cái lõi của vấn đề chứ không đơn giản là hình thức, vỏ bọc hay công cụ. Và chúng ta cần thay đổi từ gốc chứ không phải đón ngọn và cấm đoán. Trẻ em đến trường là niềm vui thích, học cách trưởng thành, kỹ năng và kiến thức để tồn tại, hội nhập và các giá trị sống tích cực, chứ không phải rèn luyện như những chiến binh sĩ tử vượt rào thi.
Chu Thị Vân Anh (Founder of Outdoor Engagement Community)
" alt=""/>Giáo dục Anh: Đến trường con học gì?
Với nhiều người, hôn nhân là một trong những sự kiện trọng đại, hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Với tôi cũng như vậy. Tôi đã phải chờ đợi rất lâu mới có thể gặp được người thương yêu tôi thật lòng và đồng ý cưới một người như tôi làm vợ.Tôi năm nay 25 tuổi, tôi làm quản lý một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em với mức lương khá. Trước Huy- chồng tôi bây giờ, tôi đã có một vài người bạn trai nhưng chuyện tình cảm của chúng tôi chẳng đến đâu.
Bố tôi vốn là một con bạc khát nước. Mẹ tôi vì không chịu nổi những trận đòn và cảnh nợ nần, túng thiếu đã bỏ đi theo người khác từ khi tôi được 3 tuổi. Tôi lớn lên bên bố và ông bà nội.
Khi tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt, bố tôi nói rằng nếu muốn kết hôn với tôi, anh ấy phải trả cho ông khoản nợ 200 triệu- ông đang bị siết nợ. Hai người bạn trai đã bỏ tôi ra đi sau khi biết được hoàn cảnh gia đình của tôi.
 |
|
Sau đó, tôi đã gặp chồng tôi. Huy hơn tôi 4 tuổi, mặc dù anh cũng nghèo nhưng anh yêu tôi thật lòng, nguyện che chở cho tôi cả đời. Biết được hoàn cảnh của tôi, anh không chê bai mà động viên tôi rất nhiều. Lần đầu tiên tôi đưa Huy về nhà, giống như với mấy người bạn trai trước, bố tôi lại đòi tiền để trả nợ. Anh ấy nói rằng anh ấy không có tiền nhưng sẽ đưa bố tôi 50 triệu trước. Bố tôi mừng lắm nên đã đồng ý gả tôi cho anh.
Khi tôi về nhà anh ra mắt, mẹ anh tất nhiên không chấp nhận một đứa con dâu như tôi. Mẹ anh nói rằng mẹ tôi hai đời chồng, bố tôi lại là một con bạc khát nước. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế, tôi không thể là một đứa con gái ngoan ngoãn.
Tôi thừa nhận và không có gì bao biện về hoàn cảnh gia đình nhà mình. Trải qua nhiều khó khăn, sóng gió, Huy vẫn nắm tay tôi và nói rằng tôi là người duy nhất anh muốn lấy làm vợ.
Cho đến khi chúng tôi cưới nhau, tôi vẫn chưa nhận được lời chúc phúc từ mẹ chồng. Bà vẫn giữ mối ác cảm với tôi, khi gặp tôi, bà thường chỉ ừ, gật chứ không nói với tôi lời nào.
Trong đêm tân hôn, khi tôi và chồng đang nằm trên giường và chuẩn bị cho màn động phòng ngọt ngào thì mẹ chồng tôi đột nhiên đòi mở cửa.
“Huy, mẹ mới nhận được xấp ảnh này, mẹ phải cho con xem, con mở cửa ngay cho mẹ”, mẹ chồng tôi nói.
Vừa vào đến phòng, mẹ chồng tôi vừa chửi bới, vừa quăng xấp ảnh chụp cảnh tôi ăn mặc mát mẻ, bưng bê, phục vụ ở quán bar cho tôi và Huy xem khiến tôi điếng người. Tôi không biết những bức ảnh đó bị chụp từ bao giờ.
Đó là những bức ảnh ghi lại thời kỳ đen tối nhất của tôi. Vì bố tôi cờ bạc, nợ nần, tôi buộc phải vay nặng lãi của bọn xã hội đen để trả nợ cho bố. Cuối cùng, tôi bị các chủ nợ ép đến các quán bar làm việc để trả nợ. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài đồng ý.
Thấy Huy bất ngờ, tôi òa khóc níu lấy tay anh như chỗ bám víu cuối cùng. “Anh Huy, anh phải tin em. Em phải làm phục vụ ở quán bar để trả nợ cho bố em. Nhưng em không làm gái đâu anh. Anh phải tin em”, tôi khóc.
Thấy tôi khóc, Huy chỉ mỉm cười và ôm tôi vào lòng. “Anh biết chuyện này từ lâu rồi. Em đừng lo, anh tin em”.
Rồi Huy ôn tồn bảo với mẹ: “Mẹ à, con đã hẹn hò, tìm hiểu Ngân đến 2 năm cơ mà, những bức ảnh này con được xem rồi. Mẹ hãy tin Ngân và đừng làm khó dễ cho cô ấy nữa.”
Đêm tân hôn đó, tôi đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Tôi thật có phúc khi có được người chồng tốt như thế. Cho đến giờ, mẹ chồng vẫn giữ mối ác cảm với tôi nhưng tôi mong một ngày kia bà sẽ hiểu.

Khó tin nữ sinh tránh thai bằng... nước ngọt, nhảy dây
Quan hệ xong thì rửa bắt nước ngọt, uống nước chanh, nhảy dây, bơi, chạy thể dục... có ngay giữa thế giới bộn bề thông tin, có những cách thức phòng tránh thai của các bạn trẻ mà nhiều người không tin nhưng có thật.
" alt=""/>Đêm tân hôn kinh hoàng vì bị mẹ chồng phanh phui quá khứ đen tối