Với niềm đam mê xe cổ của mình, mới đây, anh Trần Gia Tuấn, chủ quán cà phê Chợ đồ cổ Sài Gòn đã phục chế thành công chiếc xe cổ Harley-Davidson sản xuất năm 1927.
Anh Gia Tuấn, chủ chiếc xe trên cho hay: “Những mẫu xe Harley-Davidson mạnh mẽ luôn khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho dân mê xe cổ như chúng tôi. Ý tưởng phục chế một mẫu sản xuất từ năm 1927- với thiết kế và công nghệ vận hành của thế hệ mô tô đầu tiên trên thế giới là thách thức. Tuy nhiên, vì đam mê, tôi và một người bạn Việt kiều chung sở thích đã đặt quyết tâm sưu tầm phục chế bằng được mẫu xe này".
"Sau một thời gian dài tìm kiếm, chúng tôi may mắn đã sưu tầm được chiếc sườn xe mô tô cũ phù hợp cho việc phục chế chiếc xe Harley-Davidson 1927 này. Đây là điều mấu chốt để bản phục chế giống với nguyên bản", anh Tuấn cho biết.
Cận cảnh Harley-Davidson 1927 phục chế độc nhất Việt Nam |
Chiếc sườn xe nguyên bản đã rất cũ, không thể sử dụng được nên anh Tuấn đã gia công lại y như kích thước của Harley-Davidson 1927. Vì được phục chế theo chiếc Harley-Davidson 1927, nên thiết kế của xe rất hoài cổ với những công nghệ kỹ thuật đầu thế kỉ 19. Điểm đặc biệt của chiếc xe này là những chi tiết độc đáo, không đụng hàng đã được anh Tuấn sưu tầm như: túi cứu thương phục vụ cho thế chiến thứ 2, đèn sử dụng khí đá (đất đèn) hay chiếc còi hụ báo động.
Khung sườn Harley-Davidson 1927 phục chế như thật |
Đèn pha sử dụng khí đá (đất đèn) |
Túi cứu thương phục vụ cho thế chiến thứ 2 được anh Tuấn sưu tầm trong một dịp tình cờ. |
Cụ thể, chi tiết đèn pha khá ấn tượng với công nghệ sử dụng khí đá (đất đèn) cung cấp khí axetylen để đốt, tạo nguồn sáng. Kiểu đèn pha này được sản năm thương mại lần đầu tiên năm 1880 bởi công ty Prest-O-Light và Corning Conophore.
Ngoài ra hãng còn thiết kế thêm chi tiết van điều chỉnh tăng giảm lưu lượng từ đó tăng giảm độ sáng cho đèn. Trước năm 1917 đèn pha của hãng Corning được thiết kế có thể chiếu sáng từ xa, lên tới 152 m đây được xem là những loại đèn pha đầu tiên tiến thời điểm đó, trước khi đèn điện ra đời.
![]() |
Chiếc Harley-Davidson ngày nay sử dụng đèn pha dạng LED |
So với những chiếc Harley-Davidson ngày nay sử dụng đèn pha dạng LED hiện đại thì đèn pha của xe trong bài với công nghệ sử dụng khí đá (đất đèn) là cả một quá trình phát triển của khoa học công nghệ.
Phía trên, chiếc còi báo động của xe được anh Tuấn tận dụng từ chiếc còi của tàu thủy, được tinh chỉnh lại kết hợp cùng bóng đèn tạo nét cổ điển cho tổng thể xe.
Còi báo động của xe được tận dụng từ còi tàu thủy |
Ghi đông của xe được gia công cho phù hợp với dáng ngồi của xe. |
Bên dưới, chi tiết bình xăng thon dài được gia công lại theo kiểu dáng nguyên bản của xe, phía dưới sườn xe là những thiết kế đặc trưng của dòng xe Harley-Davidson thế kỷ 19. Ghi đông của xe được gia công cho phù hợp với dáng ngồi của xe.
Ghi đông xe Harley-Davidson thế kỷ 19 |
Đuôi xe gắn bộ còi hơi- thiết kế đặc trưng thập niên 40 |
Nhìn từ phía sau, bộ còi bóp hơi trang bị trên yên sau được chủ nhân sưu tầm từ một người chơi xe cổ, là những thiết kế đặc trưng thập niên 40. Về vận hành, chiêc xe nguyên bản 1924 trang bị động cơ V-Twin thế hệ thứ 2 (F-Head) ra mắt năm 1911 và trở thành một trong những động cơ có tuổi thọ dài nhất, giúp hãng Harley-Davidson đạt được những kết quả kinh doanh khả quan. Động cơ này được sử dụng đến tận năm 1929.
Bản phục chế Harley-Davidson 1927 sử dụng động cơ 2 thì cũ |
Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình tìm kiếm nên anh Tuấn đã sử dụng động cơ lấy từ động cơ 2 thì (kì) cũ. Động cơ hoạt động truyền lực thông qua dây curoa sẽ làm bánh xe quay. Nguyên lý này tương tự những dòng xe đạp gắn động cơ nổi tiếng những dòng Mobylette, Vélosolex.
Cận cảnh Harley-Davidson 1927 phục chế độc nhất Việt Nam |
Động cơ này kết hợp cùng bộ hộp số với cơ cấu cần gạt tay được anh Tuấn sáng tạo với cơ cấu điều chỉnh độ căng dây curoa qua đó thay đổi tỉ số truyền mục đích tăng giảm tốc độ của xe. Cũng phải nói thêm, chiếc xe này chỉ thích để trưng bày ở các quán cà phê chứ không phù hợp để sử dụng trên đường phố.
Chiếc xe Harley-Davidson 1927 phục chế này chỉ phù hợp để trưng bày |
Sưu tầm xe mô tô cổ là thú vui của nhiều dân chơi xe giàu có tại TP.HCM. Hiện nay, 'sân chơi" này không còn là một vài cá nhân thích sưu tầm xe cổ như những năm trước đây mà đã hình thành nhiều nhóm, cộng đồng chơi riêng. Mẫu hiếm, giá đắt, nhiều dân chơi thường không tiếc số tiền để bỏ ra sưu tầm chỉ để thỏa mãn đam mê.
Tuấn Dương
Từ 2 chiếc xe máy, các vật dụng đều là ve chai, một người nông dân ở xã Tiến Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã chế tạo ra chiếc xe 'đồng nát' vô cùng độc đáo để phục vụ nhu cầu đi lại cho riêng mình...
" alt=""/>Dân chơi Sài Gòn phục chế HarleyCác phim hoạt hình của những năm 1960 cũng đưa ra một góc nhìn về cuộc sống gia đình một thế kỷ sau, với hình ảnh một căn phòng sáng loáng có chức năng… chải tóc và đánh răng cho con người, đến cô hầu gái người máy Rosie luôn chăm chỉ và làm việc quá sức.
Một số món đồ gia dụng và nội thất "thông minh" của Jetsons, chẳng hạn như chiếc giường có khả năng tự động đẩy người nằm bật dậy như một chiếc bánh mì nướng, vẫn là một giấc mơ viển vông. Nhưng 60 năm sau, chúng ta đã có những chiếc đồng hồ đeo tay thông minh và trợ lý kỹ thuật số (nhưng vẫn còn ở dạng tương đối sơ khai so với phim ảnh).
Trong ngôi nhà của chúng ta, các thiết bị như Google Nest có khả năng xác định bạn bè hay người lạ đang đứng chờ bạn ở cửa, trong khi những chiếc đèn Philips Hue có thể được lập trình để thay đổi màu sắc của ánh sáng phát ra dựa trên đồng hồ sinh học của con người . Khi chúng ta lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần, tủ lạnh Family Hub của Samsung sẽ chụp ảnh những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh và đưa ra các đề xuất dựa trên chế độ ăn của chúng ta.
Nếu có âm thanh bất thường phát ra trong nhà của chúng ta (như tiếng con mèo lười biếng đập cốc uống nước xuống sàn), trợ lý ảo Alexa của Amazon sẽ cảnh báo cho chúng ta. Vào năm 2020, Samsung cũng đã giới thiệu một người "bạn đồng hành" robot sắp ra mắt tên là Ballie, có thể xoay vòng giống như BB-8 trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao" giúp vận hành các thiết bị gia đình thông minh của chúng ta.
Chúng ta có thể chưa có căn phòng khách như trong phim "The Jetsons", nhưng trong thập kỷ qua, các thiết bị thông minh tích hợp đã trở thành một yếu tố chính trong nhà của chúng ta. Ảnh: leanza abucayan/cnn
Theo giáo sư Joseph A. Paradiso, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), người lãnh đạo nhóm Môi trường đáp ứng của Phòng thí nghiệm truyền thông MIT, trong đa số trường hợp, chúng ta vẫn phải trực tiếp điều khiển và hướng dẫn các thiết bị làm thế nào để phục vụ chúng ta một cách tốt nhất. Song, điều đó sắp thay đổi.
Chỉ hơn hai thập kỷ sau khi nhà đầu tư mạo hiểm quá cố Eli Zelkha và nhóm của ông tại Palo Alto Ventures đưa ra khái niệm "trí thông minh của môi trường xung quanh", đặt ra một tương lai trong đó các thiết bị điện tử là những bộ phận phổ biến, được kết nối với nhau và có khả năng phản hồi, đáp ứng các nhu cầu trong ngôi nhà của chúng ta, con người đang gần tiến tới thành công trong việc biến tầm nhìn của họ thành hiện thực. Lĩnh vực bùng nổ của công nghệ môi trường hứa hẹn rằng những thiết bị điện tử có ‘trực giác', tân tiến sẽ dần trở thành nền tảng của cuộc sống của chúng ta.
"Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ có những hệ thống có khả năng chủ động trong hoạt động," Paradiso nói trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến qua video. Các thiết bị của chúng tôi sẽ có khả năng "quan sát và nghe những gì chúng ta làm, đồng thời chúng sẽ đưa ra những gợi ý và nhắc nhở cho con người."
Vào năm 2018, Amazon đã lấn sân sang mảng này với tính năng Hunches của trợ lý ảo Alexa, có khả năng thực hiện các tác vụ nhỏ, như tắt đèn cho bạn khi bạn đi ngủ mà không cần sự chỉ đạo của bạn. Trước thời điểm tháng 1/2021, người dùng vẫn phải cấp quyền cho Alexa nếu muốn trợ lý ảo này hành động theo quyết định của cô ấy. Nhưng giờ đây, một khi bạn đã chọn tham gia, Alexa có thể quyết định những việc cần làm trong nhà dựa trên thói quen của bạn.
"Đó là một sự thay đổi lớn trong mối quan hệ của con người với Alexa, nếu trợ lý ảo này có khả năng quyết định mọi thứ cho bạn", Sarah Housley, trưởng bộ phận công nghệ tiêu dùng của công ty dự báo xu hướng WGSN, giải thích trong một cuộc phỏng vấn video.
Trợ lý kỹ thuật số Alexa của Amazon giờ đây có thể đưa ra quyết định cho người dùng dựa trên thói quen của họ, nhờ tính năng "Hunches" mới được cập nhật.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI), cốt lõi của công nghệ môi trường xung quanh, có thể sẽ mở rộng nhiều lĩnh vực hơn trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, bất kỳ một lỗi hay trục trặc nào cũng có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ người sử dụng, Housley cảnh báo.
"Vấn đề tồi tệ là khi là để một hệ thống AI trực giác đưa ra một quyết định sai có tác động xấu đến bạn hoặc người khác. Và sau đó rất nhanh, sẽ có một cuộc trò chuyện trên khía cạnh văn hóa về việc ai là người phải chịu trách nhiệm cho những quyết định mà công nghệ đang đưa ra cho họ", Housley nói và dẫn chứng cuộc tranh luận xung quanh một vụ tai nạn chết người do xe Uber tự lái vào năm 2018.
Và có vẻ như những cuộc tranh luận này sẽ sớm xảy ra thôi: Đến năm 2030, WGSN dự đoán rằng chúng ta sẽ sử dụng 50 tỷ thiết bị được kết nối mạng trên khắp thế giới, tạo ra các mạng thông minh trong và ngoài gia đình.
'Công nghệ hiện đang đứng cùng phe với các nhà tương lai học'
Jamie Cobb, giám đốc nhóm thiết kế công nghiệp Map Project Office ở London, tin rằng 5 đến 10 năm tới sẽ chứng kiến sự bùng nổ trong công nghệ môi trường xung quanh, nhờ vào nền tảng đã được xây dựng trong thập kỷ qua. Nhóm của anh ấy quan tâm đến các hành vi mới mà loại công nghệ này sẽ có thể thực hiện và cách thức chúng ta sẽ sống hài hòa với nó, như Map đã nêu trong một bài báo online gần đây với tiêu đề "Tương lai của công nghệ môi trường xung quanh".
Cobb cho biết: "Công nghệ này hiện đang đứng cùng phe với các nhà tương lai học. Một thập kỷ trước, ông nói thêm, "bạn sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng rằng ai đó có thể gọi đồ ăn hoặc bật đèn chỉ bằng cách nói chuyện với một đồ vật, và giờ đây điều này nhanh chóng trở nên quen thuộc."
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) năm 2020, Panasonic đã công bố một khái niệm mới dựa trên công nghệ cảm biến phát hiện hoạt động, được thiết kế để dự đoán hành vi của bạn trong nhà, bao gồm các cảm biến sinh trắc học điều chỉnh nhiệt độ phòng dựa trên thân nhiệt của bạn. Trong khi đó, thương hiệu thiết bị gia dụng Trung Quốc Haier đã giới thiệu một concept nhà bếp linh hoạt và dễ tiếp cận, có thể điều chỉnh độ cao của các thiết bị, cùng với các tính năng khác, bằng cách sử dụng giọng nói và nhận dạng khuôn mặt để xác định ai là người đang sử dụng nó.
Tủ lạnh thông minh của Samsung có thể giúp người dùng lập kế hoạch bữa ăn dựa trên nhu cầu ăn uống của họ, cũng như những thực phẩm nào còn lại trong tủ lạnh của họ. Các concept nhà bếp khác thậm chí còn "vẽ" ra viễn tưởng về một trải nghiệm thậm chí còn được cá nhân hóa và tự động hóa hơn nữa. Ảnh: Michele Tantussi/Getty Images
Công nghệ môi trường xung quanh thông minh có thể giúp chúng ta ít phải phụ thuộc vào màn hình thiết bị hơn, vì chúng ta không cần phải trực tiếp điều khiển thiết bị của mình. Các trợ lý ảo của chúng ta đã có khả năng truy cập nhiều ứng dụng mà không cần phải vuốt mở điện thoại, và tương tác giữa người dùng với thiết bị sẽ trở nên toàn diện hơn.
Cobb nói: "Thật đáng kinh ngạc khi thấy màn hình điện thoại đã chiếm lấy cuộc sống của những đứa trẻ nhỏ của tôi như thế nào. Đó là một trải nghiệm rất dễ dàng và chúng ta chỉ cần hướng về phía trước [khi sử dụng điện thoại để điều khiển các thiết bị]. Nhưng khi chúng ta có công nghệ môi trường xung quanh thông minh, nó sẽ chúng ta giúp chúng ta có cơ hội ngả lưng về phía sau [và để mọi thứ diễn ra tự động]."
Công nghệ này có thể giúp vận hành những ngôi nhà một cách bền vững hơn. Báo cáo "Ngôi nhà tương lai của năm 2030" của WGSN đã tìm hiểu những công nghệ mới có thể làm được điều đó, bao gồm VibroSense, một thiết bị sử dụng trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell. Bằng việc theo dõi các rung động trên tường, trần nhà và sàn nhà, VibroSense có khả năng theo dõi và điều chỉnh 17 loại thiết bị khác nhau trong nhà, từ việc tắt vòi nước nhỏ giọt và cảnh báo người dùng về quần áo ướt không được phơi vẫn nằm trong máy giặt.
Mặc dù việc chạy các thiết bị thông minh có tiêu tốn năng lượng, nhưng các nhà sản xuất đã đưa ra những lời quảng cáo về chi phí tiết kiệm trên tổng thể. Theo Google, bộ điều nhiệt Nest tiết kiệm cho khách hàng Mỹ tới 12% chi phí sưởi ấm và 15% chi phí làm mát.
Các thiết bị như Nest Learning Thermostat (Bộ điều nhiệt thông minh dựa trên công nghệ học máy Nest) nhằm mục đích vận hành các ngôi nhà theo hướng bền vững hơn. Ảnh: Smith Collection/Gado/Archive Photos/Getty Images
Báo cáo của WGSN nêu chi tiết cách thức mà không gian sống của chúng ta sẽ ngày càng được số hóa và có thể thay đổi về mặt hình ảnh hoặc âm thanh tuỳ theo tâm trạng của chúng ta, sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) và học sâu, điều mà Housley cho rằng có thể dẫn đến sự bùng nổ sáng tạo về lĩnh vực trang trí nhà cửa. IKEA đã cung cấp một cái nhìn sơ lược về những khả năng mà ngôi nhà của chúng ta sớm có thể làm được thông qua dự án "Thử nghiệm hàng ngày" (Everyday Experiments) với phòng thí nghiệm thiết kế SPACE10 của Đan Mạch, trong đó đề xuất ý tưởng về những rèm có thể tự điều chỉnh theo ánh nắng mặt trời hoặc ứng dụng AR và công nghệ âm thanh không gian nhằm giúp biến các vật thể "vô tri vô giác" trong nhà thành một bản giao hưởng âm nhạc bằng cách quét và gán cho mỗi vật thể một âm thanh nào đó, và người dùng có thể thay đổi giai điệu của bản nhạc này bằng cách sắp xếp lại vị trí của các đồ vật, cùng một vài ý tưởng khác.
Housley nói: "Ý tưởng rằng nhà thiết kế có thể thiết kế nên một tâm trạng, hoặc một môi trường xung quanh cho người ở là một điều tuyệt vời. Vì vậy, suy nghĩ về cách thức tất cả các giác quan của chúng ta kết hợp với nhau sẽ thực sự góp phần truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế - làm thế nào để họ kết hợp ánh sáng với màu sắc và âm thanh, với mô hình hoặc xúc giác?"
"Tôi nghĩ rằng việc trang trí nhà cửa bằng kỹ thuật số có thể trở thành một phương thức bền vững để cập nhật không gian sống của bạn, nếu bạn có những món đồ nội thất mà bạn có thể thay đổi hình thức của chúng bằng cách chiếu những màu sắc hoặc ánh sáng lên", cô nói thêm.
Và, mặc dù có thể ở thời điểm năm 2013, khi Google Glass được giới thiệu lần đầu tiên, là quá sớm để nói về tương lai của kính thông minh, nhưng hiện nay, một số loại kính sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) đang sắp được triển khai - trong đó có thông tin cho biết Apple và Facebook đều sắp gia nhập cuộc chơi - đồng nghĩa với việc trong thời gian sắp tới, bất cứ thứ gì bên trong hoặc bên ngoài ngôi nhà của bạn sẽ đều có khả năng tương tác và phản hồi với chúng ta.
Quyền riêng tư của người dùng trong thế giới của những công nghệ "gần gũi"
Nhưng tất cả những tiến bộ công nghệ này đều có thể phải trả giá: quyền riêng tư của chúng ta. Và trong bối cảnh hiện tại, đó là chi phí mà người tiêu dùng sẽ phải trả. "Với những phản ứng dữ dội chống lại nhóm Big Tech (những công ty công nghệ lớn nhất thế giới) mà chúng ta đã chứng kiến trong vài năm qua, tôi nghĩ rằng người tiêu dùng... hiện có mức độ quan tâm nhất định đến quyền riêng tư và các khía cạnh đạo đức mà trước đây họ không có", Housley nói.
Những lo ngại này không hoàn toàn là vô căn cứ. Các vụ rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng xảy ra với các trang web lớn đã làm lộ dữ liệu của hàng trăm triệu người trong vài năm qua, và công nghệ môi trường xung quanh sẽ phải sử dụng lượng dữ liệu toàn diện hơn về mỗi chúng ta, nhiều hơn rất nhiều so với chỉ một vài mẩu thông tin về địa chỉ và số thẻ tín dụng. Trong trường hợp trợ lý ảo trong nhà của bạn, nếu nó có khả năng xác định thời điểm nào bạn tập trung nhất tới bài tập môn học tiếng Tây Ban Nha - một chức năng mà Paradiso cho biết đang được nghiên cứu kỹ lưỡng - thì chắc chắn nó cũng sẽ sở hữu và lưu trữ những loại thông tin có thể được sử dụng để thao túng và điều khiển bạn.
"Chúng tôi có thể xem được trạng thái nội tâm bên trong cơ thể bạn: Bạn có tập trung không? Đây có phải là thời điểm tốt nhất để cung cấp cho bạn thông tin này?" Paradiso giải thích. "Nếu bạn có kiến thức sâu sắc về mọi người, bạn có thể biết chính xác cách can thiệp để làm tâm trí họ bị lung lay."
Mặc dù giờ đây chúng ta đã quen với những quảng cáo sản phẩm hướng đối tượng một cách chính xác, nhưng qua vụ bê bối Cambridge Analytica, chứng kiến dữ liệu người dùng Facebook bị thu thập và khai thác cho mục đích quảng cáo chính trị, chúng ta có thể thấy một tương lai mà ở đó, người ta có thể dễ dàng sử dụng thông tin về sở thích cá nhân của mỗi người cho nhiều mục đích hơn, thay vì chỉ để biết họ muốn mua mặt hàng nào.
Một thập kỷ trước, "Bạn sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng rằng ai đó có thể gọi đồ ăn hoặc bật đèn chỉ bằng cách nói chuyện với một món đồ vật, và điều đó ngày nay nhanh chóng trở nên rất quen thuộc", Cobb nói. ‘Các trợ lý robot vật lý, như Ballie của Samsung, rất có thể sẽ xuất hiện.' Ảnh: Bridget Bennett/Bloomberg/Getty Images
Housley cũng lưu ý rằng các tính năng nhà thông minh có thể sớm mở rộng ra ngoài phạm vi ngôi nhà của bạn. Ví dụ, dự án Amazon Sidewalk sẽ sớm ra mắt, mang đến khả năng thiết lập các khu dân cư thông minh bằng cách cho phép các thiết bị kết nối mạng có thể hoạt động ngoài phạm vi mạng Wi-Fi của một ngôi nhà cụ thể, bao gồm cả hệ thống an ninh gia đình, nhờ đó mở rộng phạm vi tiếp cận tiềm năng của chúng.
Tuy nhiên, Housley cũng chỉ ra rằng công nghệ nhằm kết nối tất cả mọi người với nhau cũng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Bà chỉ ra rằng việc cho phép liệt kê chủng tộc của người sử dụng đã diễn ra trên một số ứng dụng mạng xã hội trong phạm vi khu dân cư như Nextdoor là "điềm báo" cho những sự kiện tương tự có thể xảy ra. Ứng dụng trên đã bị chỉ trích vì cho phép người dùng báo cáo những người mà họ cho rằng là "đáng ngờ" dựa trên đặc điểm chủng tộc của họ. Công ty đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng một số tính năng, bao gồm một "thông báo chống phân biệt chủng tộc" mới có khả năng xác định các cụm từ có tính chất xúc phạm và yêu cầu người dùng xem xét lại trước khi đăng tải thông tin.
"(Sự phân biệt chủng tộc) dường như đã được tô đậm bởi công nghệ ... Và do đó, tính trạng cũng sẽ cần được giải quyết để người tiêu dùng cảm thấy những hệ thống này đem đến sự bình đẳng và tinh thần dân chủ."
Việc xác định những vấn đề này sẽ trở nên quan trọng hơn khi ngày càng có nhiều người chọn giao phó công việc nhà của họ cho công nghệ môi trường xung quanh. Trong một thế giới với hàng tỷ tỷ thiết bị được kết nối với nhau, có khả năng tìm hiểu về đời sống cá nhân của chúng ta một cách chi tiết để giúp điều phối cuộc sống của mỗi người trở nên hợp lý hơn, sẽ rất khó để chúng ta tránh khỏi sự vận động của công nghệ này.
"Tôi nghĩ rằng việc không kết nối sẽ ngày càng trở nên xa xỉ," Housley nói.
Song, Paradiso bày tỏ sự lạc quan hơn, đề cập đến các nhà văn khoa học viễn tưởng, những người đã nghiên cứu về trí thông minh tập thể mà con người sẽ có được khi được liên kết mạnh mẽ hơn.
Ông nói: "(Công nghệ môi trường xung quanh) sẽ thực sự kết hợp con người chúng ta với trí thông minh của máy móc và trí thông minh của mỗi người với nhau, theo cách lý tưởng, và điều đó thật tuyệt vời. Tôi thích nhìn xa, và đó là điều thực sự tôi kỳ vọng."
(Theo VnReview, CNN)
So với thiết bị báo cháy thông thường, các loại cảm biến thông minh có thể phát hiện và báo động khói lửa thông qua smartphone.
" alt=""/>Khi đồ dùng trong nhà thông minh trở nên “thực sự thông minh”...