UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm; bảo đảm việc cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu thường xuyên, liên tục, thông suốt, an toàn, bảo mật thông tin theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm về tính chính xác của nguồn thông tin, dữ liệu, tính thống nhất của các thông tin, dữ liệu được cung cấp, kết nối, chia sẻ với Trung tâm.
Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng phục vụ việc cung cấp, kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu của các bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước với Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hướng dẫn, xác định phương thức cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm, hoàn thành trước ngày 30/10. Đối với các thông tin dữ liệu đang trong quá trình xây dựng, thực hiện cung cấp, kết nối, chia sẻ theo lộ trình triển khai cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin.
Chuyển dịch sang chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số
Cách đây 1 năm, vào ngày 19/8/2020, Văn phòng chính phủ đã khai trương Trung tâm thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong 8 tháng đầu năm nay, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia đã kết nối được với hệ thống báo cáo của Bộ Công Thương và 24 hệ thống báo cáo cấp tỉnh, nâng tổng số kết nối lên 15/22 bộ, cơ quan và 61/63 tỉnh, thành phố từ lúc khai trương đến nay.
Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối tương tác trực tuyến với 25 điểm tại Trung tâm phục vụ hành chính công, Trung tâm điều hành của các bộ, ngành, địa phương, nâng tổng số điểm cầu kết nối lên 105 điểm kể từ lúc khai trương; kết nối 55 camera giám sát các hồ đập thủy điện, cửa khẩu biên giới; kết nối 7 thông tin, dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực với các bộ, ngành, nâng tổng số thông tin dữ liệu trực tuyến được kết nối là 31 hệ thống.
![]() |
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 29/8, Thủ tướng giao Bộ TT&TT thiết lập phòng chỉ huy điều hành kết nối tới các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Mới đây, vào cuối tháng 8, cùng với việc giao Bộ TT&TT xây dựng Trung tâm chỉ huy và hệ thống họp trực tuyến phục vụ chỉ đạo, điều hành trực tiếp xuống các “pháo đài” chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu những số liệu thời gian thực của các nền tảng công nghệ phòng chống dịch Covid-19 cũng được đưa về Trung tâm chỉ huy này. Dựa trên các số liệu đó, Thủ tướng sẽ đưa ra các quyết định phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; và quan trọng hơn, sau mùa dịch, hệ thống còn được sử dụng để điều hành kinh tế, xã hội.
Nhận định về các quyết định cho thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo, điều hành chống dịch và phát triển kinh tế xã hội dựa trên thông tin, dữ liệu số, các chuyên gia cho rằng: Việc này đã thể hiện tầm nhìn của Chính phủ về việc điều hành dựa trên dữ liệu, bắt kịp với các xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho hay: Qua các quyết sách trên, có thể thấy rằng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ muốn đổi mới và dịch chuyển theo định hướng chỉ đạo, điều hành dựa trên thông tin, dữ liệu số. Nếu thực sự làm được như vậy, các quyết định điều hành, quản lý sẽ có căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn và kịp thời thích ứng với các thay đổi từ thực tế cuộc sống, và chắc chắn sẽ có hiệu quả cao hơn.
“Chúng tôi cũng hy vọng Chính phủ tiếp tục thúc đẩy theo hướng này, để không chỉ cải thiện công tác quản lý và điều hành, mà người dân cùng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi thông qua các dịch vụ công, các tiện ích được thực hiện trên cơ sở thông tin, dữ liệu đầy đủ và khoa học”, ông Bình chia sẻ.
Vân Anh
Việt Nam đã có Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số làm kim chỉ nam. Dù còn nhiều thách thức nhưng với tư duy, cách làm mới và sự vào cuộc quyết liệt, các mục tiêu đặt ra có thể hoàn thành.
" alt=""/>Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành dựa trên dữ liệu sốBác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), tư vấn:
Đau đầumỗi khi thay đổi thời tiết là tình trạng xảy ra phổ biến đối với mọi lứa tuổi, có thể do nhiều nguyên nhân.
Việc tăng hoặc giảm nhiệt độ có thể gây rối loạn co thắt mạch máu, từ đó làm thay đổi lưu thông máu trong cơ thể, khiến lượng máu lên não thay đổi, gây co thắt mạch máu trong não nên đau đầu.
Có người nhạy cảm ánh sáng, đi ra nắng bị chói mắt, cơ thể thậm chí còn bị dị ứng, tăng tiết histamine, tăng tiết tuyến thượng thận, làm thay đổi lượng máu lưu thông trong người nên gây thiếu máu não. Có người tăng lượng máu trên não, cũng gây rối loạn co thắt khiến đau đầu.
Độ ẩm không khí tăng hay giảm, việc tiết mồ hôi hay uống nước thay đổi, dẫn tới rối loạn thay đổi nồng độ các chất điện giải, làm máu đặc hay loãng hơn, vẫn làm thay đổi lưu thông máu trong cơ thể.
Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất không khí. Áp suất bên ngoài giảm xuống sẽ tạo ra sự khác biệt (chênh lệch) giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể hay áp suất tai trong. Cơ thể tìm cách thích nghi, gây co thắt mạch máu não, chèn ép dây thần kinh, gây ra đau đầu, khó chịu.
Nhiều người giống bạn, nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nên được gọi vui là "cỗ máy dự báo thời tiết". Họ thường là người làm nhiều công việc trí óc, căng thẳng, ngủ kém, rối loạn nội tiết (đặc biệt phụ nữ từ 40-50 tuổi là đối tượng nhiều nhất), ăn ngủ không điều độ. Nhóm người này bình thường đã hay đau đầu, gặp dịp thay đổi thời tiết lại dễ đau đầu hơn.
Người bị thiếu máu như mắc bệnh tan máu bẩm sinh(Thalassemia), thiếu sắt hoặc phụ nữ gần giai đoạn có chu kỳ kinh nguyệt, hormone thay đổi nội tiết... cũng dễ đau đầu khi thay đổi thời tiết.
Biểu hiện đau đầu khi thay đổi thời tiết đa dạng. Có người đau nửa đầu, có người đau theo nhịp đập của tim; thêm hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, buồn nôn, tê bì mặt…
Nếu lo lắng đau đầu có thể có bất thường mạch máu, khi có điều kiện, nên đi khám, chụp CT, MRI để biết chính xác bản thân có bị bất thường (phình mạch máu não) hoặc có khối u nào trong não hay không. Tôi vẫn thường khuyên mọi người nếu đau đầu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc, ví dụ một tuần 7 ngày nhưng có tới 2-3 ngày đau cả buổi thì nên đi khám.
Nếu có cơn đau đầu dữ dội, đau như sét đánh, chưa từng có cơn đau nào như thế, đau kèm ù tai thường xuyên thì nên đi viện khám.