“Game hay, nhưng mỗi tội đường truyền mạng Việt Nam còn kém quá nên hay bị lag với dis lắm…”, Nguyễn Tiến Lâm, game thủ FIFA Online 2 tại TP.HCM còn than thở thêm.
Nỗi lòng mang tên đường truyền
Ban quản trị ơi sao em đang chơi bị mất kết nối? Sao đang đá worldtuor chưa vào trận đã bị xử thua 0 – 3 thế? Sao tự nhiên em đang đá lại bị văng ra ngoài thế? Sao trận đấu nào cũng lag lag, giật giật, khó đá thế này?... Đó chính là những câu hỏi quen thuộc của những game thủ FIFA Online 2, gửi lên các diễn đàn game online trong thời gian qua. Và hầu như game thủ nào cũng gặp hiện tượng này khi tiến hành thi đấu với các game thủ khác trực tuyến trên mạng.
Trao đổi với các game thủ FIFA Online 2, rất nhiều game thủ ấm ức vì những trận thua “lãng nhách” hay đang muốn chơi game mà cứ liên tục mất kết nối. “Nhiều lúc ức chế chịu không được. Đang chuẩn bị vào đá tự nhiên nó xử thua 0 – 3 một cách phũ phàng. Đầu tiên nghĩ chắc mình sẵn sàng nhanh quá, nhưng mà sau 2 thằng quyết định chờ cho hết thời gian sắp vào trận vẫn bị tình trạng đó. Chán quá, ngày nào cũng gặp vài trận như thế cả”, Nguyễn Quang Hải, một game thủ tại TPHCM bức xúc.
Cùng tâm trạng, game thủ Nguyễn Văn Luân cũng cho biết: “Chơi lúc nào cũng gặp tình trạng lag lag, giật giật cả, hiếm lắm được vài trận đá được. Nhiều lúc đang đá bị thế ức chế lắm, muốn bỏ trận đấu đi cho rồi. Nhưng bỏ lại sợ vì bị xử thua trắng mất, thôi thì cắn răng mà đá vậy, xong trận đó hi vọng trận sau không bị”.
Game thủ Nguyễn Văn Phương thì bức xúc vì đôi lúc muốn vào đá, lại không thể vào game được vì rơi vào tình trạng dung lượng kết nối cao, hay mất kết nối máy chủ: “Thứ bảy, chủ nhật rảnh rỗi muốn vào chơi cho thoải mái. Thế nhưng, đăng nhập thế nào cũng không vào game được cả, cứ báo kết nối cao, hay mất kết nối… nhiều lúc phải chầu chực cả tiếng đồng hồ, hi vọng nó nhảy vào cho một cái mà chơi. Có điều vào được rồi chơi cũng ức chế lắm vì lại bị mất kết nối máy chủ”.
Trước những thắc mắc của game thủ, Báo Bưu điện Việt Nam đã liên hệ với ông Hoàng Trọng Hiếu, Phó Giám đốc VTC Game được ông Hiếu cho biết: “Những trường hợp game thủ bị lag, mất kết nối hay khó đăng nhập, người chơi cần phải xem đường truyền mạng. Có thể tại một số khu vực đường truyền của game thủ không ổn định nên hay xảy ra tình trạng trên, hệ thống của VTC vẫn bình thường. Ở đây, các Game Master vẫn đá bình thường và không gặp hiện tượng gì cả”.
" alt=""/>Nỗi niềm game thủ FIFA Online 2Trong một sự kiện gần đây, Giám đốc truyền thông Panasonic, Takumi Kajisha, cho biết lãnh đạo hãng này đang bàn luận về việc đưa đến cho công chúng hình ảnh một sản phẩm Panasonic thời trang hơn. Sản phẩm Plasma mới ra mắt S10 phần nào phản ánh nỗ lực này với thiết kế pha trộn giữa màu đen bóng piano truyền thống điểm tô thêm dải bạc. Mặc dù thiết kế mới trông cũng khá hấp dẫn nhưng vẫn chưa thoát hẳn thành một phong cách mới.
Màn Plasma 42 inch có độ phân giải Full HD 1.920 x 1.080, độ tương phản 30.000:1 và tốc độ quét hình sub-field đạt 550 Hz. Tuy nhiên, S10 không sử dụng tấm nền thế hệ mới NeoPDP như trên các dòng V, G và Z1, thay vào đó là tấm nền tương tự như trên phiên bản năm ngoái của dòng PY800.
Kết nối trên dòng TV này cũng không quá hoành tráng và được trang bị khá tiết kiệm. Chỉ có 3 cổng HDMI (2 ở phía sau, một ở phía bên), một cổng component, S-video, 4 cổng Composit, cổng kết nối PC và khe đọc thẻ SDHC. Tuy nhiên, việc bố trí cổng PC và HDMI ở cạnh bên của S10 không được hợp lý lắm, nhất là khi các cổng này lại nằm quá sát với viền, dễ bị lộ dây và đầu cắm khi nối thiết bị qua cổng này.
Bù lại, phiên bản S10 được Panasonic tuyên bố tiêu thụ ít điện năng hơn và là một sản phẩm rất thân thiện với môi trường so với các thế hệ Plasma khác.
" alt=""/>Panasonic S10, TV Plasma rẻ mà tiện dụngDotZ chính thức được FPT Online cập nhật vào game Bá Chủ Thế Giới ngày 15/12/2009 ở phiên bản mới 3.2 có tên gọi Zeia Huyền Bí, một phiên bản được rất nhiều game thủ chơi game này ở Việt Nam mong đợi . Sau đây là những đặc điểm chính của DotZ được xem là mang âm hưởng của game DotA.
Giống từ thế trận triển khai
Trong DotA, bản đồ thế trận được chia làm 2 khu vực chính: Sentinel và Scourge, gắn kết với nhau bằng 3 con đường chính: “Top”, “Mid” và “Bot”, xen lẫn trong đó là các cánh rừng cùng với những con đường nhỏ, cho phép người chơi thỏa sức tạo ra các chiến thuật riêng. Trong DotZ cũng vậy, bản đồ được chia thành 2 khu vực chính. Và với địa hình vừa có sự gập ghềnh phức tạp, chia nhiều nhánh nhỏ đan xen giúp cho game thủ có thể thỏa sức triển khai chiến thuật trong quá trình chiến đấu như “cứu lane”, “gank”, “móc lốp”, “đánh úp”... không thua gì DotA, nhưng nó vẫn phù hợp và gắn liền với phong cách đồ họa của Bá Chủ Thế Giới.
Địa hình trong DotZ |
Mỗi đội sẽ đứng ở một vị trí trên bản đồ, được phân biệt bởi màu vàng và đỏ. Người chơi có thể tùy ý sử dụng một trong 2 tính năng: điều khiển một nhân vật theo cách thông thường hoặc điều khiển 3 nhân vật - Multi Character Control (MCC) - trong Bá Chủ Thế Giới để tham gia trận đấu.
" alt=""/>“Âm hưởng” DotA trong Bá Chủ Thế Giới