Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam song ca 'Nửa hồn thương đau'
Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam hát tình tứ 2 ca khúc Nửa hồn thương đau, Và tôi cũng yêu em. Hai ca sĩ bè đỡ nhau ăn ý, hòa quyện nhưng vẫn máu lửa. Bạn trai Thanh Lam, bác sĩ Tiến Hùng, thích giọng Đàm Vĩnh Hưng nên chị chủ động song ca với đàn em. Phượng Chanel rất vui vì Thanh Lam hay Đàm Vĩnh Hưng đều là những người cô quý.
"Cuộc đời này có những điều tưởng như không thể nhưng vẫn có thể xảy ra. Trong suốt khoảng thời gian 24 năm qua, chưa bao giờ em phủ nhận chị là thần tượng của em dù có như thế nào! Thật tình là nhờ thần tượng và bắt chước chị nên em mới có cái giọng như ngày nay", Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ.
Video có tên Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam xóa bỏ hiềm khích, hòa giọng đỉnh cao được đăng tải trên chính kênh YouTube của Đàm Vĩnh Hưng. Tuy nhiên thực tế, Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam đã làm hòa từ lâu.
Màn song ca 'Và tôi cũng yêu em'
Năm 2012 Thanh Lam trong một cuộc trò chuyện có thẳng thắn bày tỏ rằng khi chị xem chương trình Giọng hát Việt chị ngạc nhiên và không thể tưởng tượng ra hai ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà sẽ dạy học trò bằng gì?... ''Có bột mới gột nên hồ'' - Thanh Lam nhấn mạnh. Sau phát ngôn, Đàm Vĩnh Hưng phản ứng gay gắt với truyền thông thậm chí tuyên bố không nhìn mặt đàn chị.
Như chia sẻ của Đàm Vĩnh Hưng về video song ca Thanh Lam, anh công khai thần tượng đàn chị từ lâu. Ngay cả thời điểm tuyên bố cạch mặt, anh nói rõ vẫn yêu thích, say mê giọng hát Thanh Lam. Đàm Vĩnh Hưng hát máu lửa như hôm nay là do học theo Thanh Lam.
Cẩm Loan
Đàm Vĩnh Hưng đau lưng vì khoác bộ trang phục nặng 20 kg, vượt qua sức chịu của cơ thể. Nam ca sĩ phải nghỉ ngơi ổn định sức khỏe sau khi diễn xuất.
" alt=""/>Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng hòa giọng cùng nhau xóa bỏ hiềm khíchBức tranh này đã được bán trong chương trình đấu giá từ thiện vào tối 22-10 tại TP HCM do Quỹ Sống để yêu thương (Live To Love Việt Nam) tổ chức nhằm tìm kiếm kinh phí cho chương trình Thiện Nhân và những người bạn, hỗ trợ phẫu thuật dị tật đường tiểu cho trẻ em.
Nhiều họa sĩ cũng cho rằng bức “Phố cổ Hà Nội” không phải là tranh thật của danh họa Bùi Xuân Phái vì rất khó nhận ra “chất” Bùi Xuân Phái trong bức tranh này. Chữ ký trên tranh không giống với chữ ký thật của danh họa.
Tranh của Bùi Xuân Phái thường vẽ những gam màu trầm nhưng nội dung tranh lại không trầm mà thể hiện rõ cuộc sống Hà Nội, còn bức tranh đã bán có gam màu chói, nội dung tranh lại quá u tối, không phải tinh thần của Bùi Xuân Phái. Được biết, bức tranh thuộc về nhà sưu tập Đức Minh.
![]() |
Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương, bức “Phố cổ Hà Nội” này không phải tranh của cố danh họa Bùi Xuân Phái Ảnh: BTC |
Họa sĩ Bùi Thanh Phương cho biết ông từng nhiều lần lên tiếng về tranh giả Bùi Xuân Phái lưu hành và bán ở khắp nơi. Ông Phương từng cho biết chi tiết: “Hà Nội có 36 phố phường trong khu phố cổ nhưng có thể nói là không có nhiều góc phố có chất hội họa để Bùi Xuân Phái khai thác nên một góc phố được ông vẽ đi vẽ lại nhiều lần là điều không lạ nhưng ở mỗi bức, nhịp điệu, đường nét cùng sắc độ màu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác nhau”. Với bức “Phố cổ Hà Nội” lần này, họa sĩ Bùi Thanh Phương cương quyết chịu trách nhiệm về nhận định của mình rằng đó không phải là tranh thật.
Theo Người lao động
" alt=""/>Tranh của Bùi Xuân Phái bán giá 102.000 USD là giả?