Với cấp THPT, việc nam sinh mặc quần tây, áo sơ mi; nữ sinh mặc áo dài khi đến trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Thậm chí, những hình ảnh ấy đã trở thành nguồn cảm hứng đối với không ít nhà văn, nhà thơ và các lĩnh vực nghệ thuật khác.
Thể hiện tinh thần kỷ luật, tôn trọng tập thể
Công tác trong ngành giáo dục 23 năm, tôi không cho rằng việc yêu cầu học sinh đồng phục khi đến trường là lối tư duy cũ.
Nói theo triết học, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Thế nên, tùy theo hoàn cảnh, mỗi người sẽ có trang phục hợp lý.
Đến chùa, nơi chốn tâm linh, trang nghiêm, ta không thể mặc hở trên, lộ dưới. Khi tắm biển, nếu vận trang phục kín mít từ đầu đến chân, chúng ta sẽ trở thành "sinh vật lạ" trong mắt mọi người.
Và khi đến cơ quan, công ty, trường học, mỗi người đều phải mặc đồng phục theo quy định để tạo nên sự chỉn chu, gọn gàng.
Hơn 5 năm trước, khi lên giảng đường, một vị giáo sư Việt kiều mặc áo veston nhưng lại diện quần soóc đã tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Hầu hết các ý kiến đều không đồng ý với trang phục "xưa nay chưa từng có" này. Không thể nói những ý kiến này là lạc hậu, cổ hủ, chậm tiến bởi ở giảng đường đòi hỏi phải có sự quy củ, lịch thiệp.
Thực tế, ý thức của mỗi người được hình thành qua cả quá trình và bị tác động bởi muôn vàn yếu tố khác nhau.
Việc quy định mặc đồng phục giúp trẻ ý thức mình phải mặc gì theo thời khóa biểu đã sắp xếp trong tuần, để dần dần có cách chuẩn bị khoa học và rèn luyện ý thức trách nhiệm khi đến trường.
Lớn lên, các em sẽ biết để ý, có kỹ năng ăn mặc cho phù hợp khi đi đâu, làm gì. Quy định đồng phục sẽ rèn các em về tính chủ động và ý thức giữ gìn trang phục của mình.
Ngoài ra, nhiều kỹ năng khác sẽ được hoàn thiện từ việc rất bình thường này.
Nếu bỏ đồng phục trong nhà trường, với điều kiện hiện nay, trường học không khác gì... "nồi lẩu thập cẩm".
Nếu bảo rằng đồng phục là gánh nặng của bậc làm cha mẹ, đặc biệt là những gia đình còn khó khăn, thì đó chỉ là trường hợp cá biệt. Đôi khi, vì quyền lợi nên giá tiền đồng phục cao hơn giá trị thật của nó.
Tuy nhiên, nếu có sự giám sát của cấp trên, của xã hội và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc, không có lãnh đạo trường học nào dám ăn hoa hồng trong việc mua sắm đồng phục của học sinh.
Hơn nữa, hiện nay, số tiền để mua đồng phục ở các trường là không cao, có khi còn thấp hơn cả những bộ quần áo mà không ít học sinh mặc ở nhà. Trong khi đó, đa số các trường học đều có quỹ khuyến học, khuyến tài.
Học sinh nghèo nhưng có sự tiến bộ, cố gắng trong học tập sẽ được hỗ trợ từ quỹ này. Số tiền ấy đủ để các em sắm sửa những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc học của mình.
Phương Hoa
Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại. Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?". Mời bạn đọc gửi ý kiến về: [email protected]. Xin cảm ơn! |
Vừa qua, để chuẩn bị cho báo cáo cuối kỳ, Chu Linh Quân đã thu thập rất nhiều tài liệu tiếng Anh bằng phần mềm đọc. Khi gặp phải tình huống không xác định rõ biểu đồ, danh mục và các thông tin khác, cô nghe lại nhiều lần cho đến khi hiểu và có thể soạn thành một báo cáo hoàn chỉnh.
Chu Linh Quân chia sẻ, việc học, nghiên cứu và làm bài tập của cô là nhờ vào sự trợ giúp của các thiết bị điện tử có thể phát ra bằng âm thanh trên máy tính hoặc điện thoại.
Cô cho biết, học kỳ này đã đăng ký 7 môn, số lượng môn bằng với các bạn học trong lớp, không có sự khác biệt quá nhiều. Linh Quân tiết lộ thêm, học kỳ vừa qua cô đạt GPA 3.67/4.0.
Một người bạn của Chu Linh Quân chia sẻ: "Mặc dù cô ấy là một sinh viên khiếm thị, nhưng chúng tôi sẽ không hạ thấp yêu cầu học tập với cô ấy. Chúng tôi luôn cố gắng làm hết khả năng của mình và sẽ đối xử công bằng với Linh Quân".
Chia sẻ về bí quyết học tốt, cô cho biết: “Để theo kịp tốc độ của thầy cô và các bạn, tôi luôn chủ động hỏi trước giáo trình và xem kỹ trước khi lên lớp. Và tôi tuân thủ quy tắc ôn bài sau mỗi giờ học”.
Trong mắt bạn bè, Linh Quân là một sinh viên chăm chỉ và năng động, mặc dù bị khiếm thị gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, nhưng cô luôn dũng cảm đối mặt với mọi thử thách.
Không chỉ các hoạt động của trường, Linh Quân còn năng nổ tham gia các chương trình xã hội như: Tham gia biểu diễn tại Liên hoan Hợp xướng Quốc tế trong Đại lễ đường Nhân dân, xuất hiện trong lễ bế mạc Triển lãm thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc. Thậm chí, cô còn mong muốn trong kỳ tới có thể đến bệnh viện hàng tuần để làm nhân viên y tế xã hội.
Là một người khiếm thị, Linh Quân nhận thức rõ những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải, cô chia sẻ: “Tôi muốn làm những công việc phúc lợi liên quan đến người khiếm thị. Từ đó, tôi sẽ là cầu nối giúp cho người khiếm thị hòa nhập tốt hơn với xã hội".
Trong thời gian dịch bệnh, thông qua mạng xã hội, Linh Quân đã tham gia vào hoạt động kể chuyện, đọc thơ và hát đồng dao cho các em nhỏ bị thiểu năng trí tuệ, mang đến niềm vui cho những đứa trẻ kém may mắn.
Thắm Nguyễn
" alt=""/>Chu Linh Quân sinh viên đầu tiên bị khiếm thị đỗ Đại học Phúc Đán