
 |
Ảnh: Pixabay |
Thỉnh thoảng, khi nhìn thấy cảnh ba con nhà người khác chơi đùa với nhau, tôi cũng đã chạnh lòng. Vì vẫn luôn biết trong tâm hồn một đứa bé như mình có một khoảng trống. Mình thiếu đi những lời khuyên cần thiết để có thể đứng lên sau những lần trượt chân ngã dúi dụi, kiểu như: “Không sao đâu con, đứng lên đi, có ba ở đây mà!”. Tôi đã tự đứng lên trong những lần vấp ngã, nhưng là đứng lên trong cảm giác tủi thân vì không có một giọng nói kề bên… Nhưng tôi cũng biết, mỗi nhà mỗi cảnh, tất cả những người anh trai của tôi cũng vậy, cũng là thứ cảm giác tự mình đứng lên trong sự tủi thân không có ai an ủi mình.
Tôi biết mình kém may mắn hơn bạn bè khi không có một người ba có nhiều thời gian để trò chuyện, chơi đùa cùng nhau. Đã có lúc, trong những năm tháng đầu tiên xa nhà đi học, tôi đã thử ngồi xuống nghĩ về khoảng thời gian đó. Nếu tôi và ba có cùng những ký ức đùa vui, cười nói, khuyên nhủ… với nhau. Có phải tôi sẽ có cơ hội bày tỏ nhiều hơn, học được cách mạnh mẽ hơn trong lời nói lẫn hành động. Còn ba sẽ hiểu về con trai mình, biết được tính cách con trai mình nhiều nhất có thể, hiểu được con sẽ ứng xử như thế nào trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống thông qua những lời răn dạy của ba.
Chúng tôi chắc chắn sẽ có những ký ức tuyệt vời ấy, nếu chúng tôi có thời gian, nếu như ba có thời gian… Nhưng đúng là hoàn cảnh gia đình đã không cho phép.
Mãi về sau, sau những sóng gió quăng quật của cuộc đời, tôi bước chân vào đời sống gia đình và một ngày… tôi trở thành ba của một đứa con trai. Tôi không nhớ lần đầu tiên khi nhìn thấy con xuất hiện trong đời mình, tôi đã nói những gì và làm những gì, nhưng tôi nhớ rất rõ tôi đã nhìn sâu vào trong mắt của con trai, kiểu như thần giao cách cảm: “Có ba ở đây rồi, con đừng sợ!”.
Tôi không có bất cứ kinh nghiệm nào về việc làm ba trước đó, nên mỗi ngày đều tự học. Rồi một ngày nọ, tự dưng tôi nhận ra con trai đã dạy tôi gần như mọi thứ về việc chăm sóc và thấu hiểu một đứa con như thế nào. Tôi biết phải nói câu gì để con yên tâm mỗi khi nửa đêm con bị mớ lúc đang ngủ. Tôi biết khi nào con có cảm giác mệt, khi nào con đang vui, khi nào con thích thú ăn món này và ghét món kia, khi nào con khóc vì lo sợ cơn đau trong một ngày trở bệnh nôn ói đến mật xanh mật vàng, khi nào con có dấu hiệu vòi vĩnh một món đồ chơi nào đấy…
 |
Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Phong việt. |
Cứ mỗi ngày, sau khi đón con tan trường trở về nhà, con đều hay hỏi tối nay ba mẹ có đi công việc không (do đặc thù công việc nên tôi phải tham dự khá nhiều buổi ra mắt phim vào buổi tối). Và khi nhận được câu trả lời là có từ ba thì mắt của con trai bao giờ cũng thoáng buồn qua một chút. Còn nếu câu trả lời là không thì con gần như toét miệng cười ngay lập tức.
Chơi với con thì bao giờ cũng phải ở cạnh con. Rất hiếm khi con “cho phép” ba ngồi một chỗ chơi trong khi con chạy nhảy chung quanh. Có những hôm, ba vì mệt quá nên vừa chơi với con vừa tranh thủ nằm trên ghế sofa để chợp mắt 5-10 phút. Thì y như là, con trai chạy tới và gào lên: “Ba ơi, ba không được nhắm mắt!”. Rồi con hôn lấy hôn để lên hai bên má của ba bắt ba phải mở mắt, phải “thức dậy” để chơi cùng con.
Mà ai có con rồi đều biết, mỗi khi con hôn mình, trong lòng dường như chỉ còn niềm vui sướng và hân hoan…
Có con rồi, chơi đùa cùng con, mỗi tối nói chuyện với con trước khi đi ngủ, mỗi sáng thức dậy đưa con đến trường và chúc con có một ngày học vui bên bạn bè… Từng giây phút ấy vô hình trung đã dạy cho ba cách trở thành một con người có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình, học cách nhẫn nại mỗi khi con khóc quấy để nói cho con hiểu được điều con đang làm sai, học cách bao dung sau khi con xin lỗi, học hỏi han con khi con vì giận mà im lặng không thèm nói chuyện với bất cứ ai, học cách thả lời từng câu hỏi của con liên tục đưa ra cho đến khi con hài lòng và không hỏi nữa…
Còn với con, ba biết, con đã có một chỗ dựa để vững tin mỗi khi con lo sợ hay muốn khám phá một điều gì đó về thế giới mà con không biết. Như mỗi lần ba hỏi: “Có ba bên cạnh con thì sao?, và con trả lời: “Con không sợ gì hết!”. Chỉ cần là như thế, để con luôn an tâm, dù là trong cơn mộng mị, mắt con không hề mở nhưng nghe bên tai giọng nói của ba, con đã nhoẻn miệng cười và ngủ lại giấc ngủ đang dang dở…
Ông bà mình vẫn nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người đàn ông, giống như được nuông chiều, chỉ lo kiếm tiền là đủ mà không gánh vác nhiều trách nhiệm trong việc chăm con cái. Mọi việc yên tâm đã có hai tay hai chân của người vợ- mẹ của con lo. Nên sẽ không thể trách sẽ có những lúc con cần sự vững chãi của ba để nương tựa thì con không thể tìm thấy, con cần một niềm tin lớn vào bản thân thì lại đã quen thói được cưng nựng dịu dàng, con cần được hỏi nhiều câu hỏi thì nhận lại quá ít những câu trả lời… Con có đủ ba mẹ nhưng lại khuyết một khoảng trống mà đôi khi chỉ đơn giản là một câu nói: “Ba nè, có chuyện gì không, nói ba nghe?”.
Sẽ chẳng ai mong muốn mình là một đứa con thiệt thòi. Cũng không người ba nào mong muốn mình có một (hay nhiều đứa con) mà thời gian dành cho chúng đôi khi quý như vàng. Để rồi một lúc nào đó, giật mình nhìn thấy con khôn lớn, nhưng suốt quãng đời trưởng thành của con mình không hề có được mấy giây phút đồng hành cùng niềm vui lẫn nỗi buồn của con trẻ.
Nếu muốn con chia sẻ hay chia sẻ với con trước đã. Nếu muốn con vững vàng hãy truyền điều đó cho con. Nếu muốn con ham học hỏi thì hãy đi cùng con để khám phá thế giới. Nếu muốn con hiểu về yêu thương thì phải bày tỏ sự yêu thương đó hàng ngày để con cảm nhận. Cuộc sống luôn có ngoại lệ với một số ít người, không cần đủ đầy thì họ vẫn sống tốt… nhưng với phần lớn mọi người, sự đủ đầy về tình yêu thương và san sẻ trong gia đình chính là nguồn “nguyên liệu chính” để tạo nên một con người tốt về sau này.
“Ba ơi, ba không được nhắm mắt!”, câu nói này ước gì mọi đứa con đều có thể nói ra và mọi người ba trên thế giới này đều có thể nghe và sau đó mỉm cười: “Ba biết rồi, để ba trông chừng con nhé!”.
Sau 8 tập thơ trải lòng mình với độc giả và xây dựng được thương hiệu nhà thơ bestseller hiếm hoi trên thị trường xuất bản Việt Nam, Nguyễn Phong Việt vừa ra mắt tản văn "Chúng ta sống có vui không?". Với tác phầm này, anh đưa đến một luồng gió mới với những câu chuyện về cuộc sống, công việc, cách đối diện với những biến cố, mất mát trong cuộc sống, những gấp khúc của một gia đình… Được sự đồng ý của Nguyễn Phong Việt, VietNamNet xin trích đăng một số bài viết của anh trong tản văn này. " alt=""/>Nguyễn Phong Việt: 'Ba ơi, ba không được nhắm mắt!'

 |
Bức "Trừu tượng" trong bộ sưu tập "Những bức tranh trở về từ Châu Âu" ký tên họa sĩ Tạ Tỵ |
Tại buổi khai mạc cuộc triển lãm này trong ngày 10-7, khá nhiều chuyện lộn xộn đã diễn ra. Khi hoạ sĩ Thành Chương xuất hiện và “tố” bức “Trừu tượng” là tác phẩm của Thành Chương chứ không phải của Tạ Tỵ như bản đang treo tại triển lãm, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung đã xông vào lớn tiếng đe doạ hoạ sĩ Thành Chương. Ngày 16-7, họa sĩ Thành Chương công bố phác thảo bức "Trừu tượng" mà ông còn lưu giữ.
Tổng số 17 bức tranh đang trưng bày tại triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, có 15 bức tranh có nhiều ý kiến cho là tranh giả (không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện), 2 bức tranh bị mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc), đã được Bảo tàng Mỹ thuật tạm giữ để lập hội đồng thẩm định lại.
Trả lời báo Người Lao Động sáng ngày 20-7, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung khẳng định ông vẫn có lòng tin vào những bức tranh mình đã mua. Ông Chung cho rằng để có thể thẩm định được thực sự, cần đưa tranh ra nước ngoài, chẳng hạn như đưa sang Hồng Kông, hoặc sang Pháp.
Hiện tại, dư âm xung quanh cuộc triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” vẫn đang rất nóng, rất nhiều nhà chuyên môn, giới hoạ sĩ lên tiếng bất bình về bộ sưu tập có quá nhiều tranh giả và tranh mạo danh này.
Nhiều chuyên gia trong giới mỹ thuật khẳng định đây là sự sỉ nhục cho nền hội hoạ Việt Nam, cú lừa ngoạn mục, một vụ án kinh tế lớn, có tổ chức và kéo dài từ nhiều năm trước. Nhiều nhà phê bình uy tín như Nguyễn Quân, Phan Gia Hương và các họa sĩ đều cho rằng kể cả không cần nghiên cứu, chỉ nhìn qua đã thấy toàn bộ các bức tranh này đều giả hết. Thậm chí có những người dám đặt toàn bộ sinh mệnh nghề nghiệp vào việc khẳng định toàn bộ các bức tranh ở đây đều không phải do các tác giả đó vẽ.Theo thông tin từ trong giới chuyên môn cho biết, ông Jean-François Hubert (vốn là một chuyên gia cao cấp về nghệ thuật VN và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hồng Kông) đã chứng thực rất nhiều tranh giả mạo của VN cho nhà đấu giá Christie’s. Tuy nhiên, khi các họa sĩ Việt nhờ phía Christie’s xác nhận về ông Hubert thì nhà đấu giá này cho hay đã chấm dứt công việc với ông Hubert từ năm 2013. Hội đồng thẩm định từ Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cũng nêu ra ý kiến cần có hành động để ngăn chặn việc chứng nhận giả mạo trên của ông Hubert, tránh tiếp diễn những trường hợp khác.
Nhà điêu khắc Phan Gia Hương - Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật VN khẳng định qua sự việc trên cần xây dựng củng cố ngay một hành lang pháp lý để bảo vệ mỹ thuật Việt cùng các họa sĩ Việt khi vấp phải tình trạng phát hiện tranh giả. “Sắp tới, tôi nghĩ nhà nước nên có một hội đồng thẩm định tranh cấp nhà nước. Vấn nạn tranh giả, tranh nhái, tranh mạo danh không chỉ là những “vụ án” kinh tế, văn hoá, làm đau đầu những người sáng tạo, và còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá trị nghệ thuật của quốc gia. Cần thẩm định lại tất cả tranh của các họa sĩ lớn mà tôi và bạn bè tôi cho rằng đã bị làm giả rất nhiều”.
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý Trước ''nghi án'' tranh thật tranh giả trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung thuộc triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, đặc biệt trước sự tố cáo mạo danh bức “Trừu tượng” từ họa sĩ Thành Chương, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức cuộc họp thẩm định ngày 19-7, với các nhà quản lý, các chuyên gia mỹ thuật để trao đổi xung quanh những vấn đề gây dư luận về triển lãm này. Thông tin đến báo chí và công chúng, sáng ngày 20-7, ông Trịnh Xuân Yên – Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM gửi văn bản khẳng định: 15 bức tranh thuộc Bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM là không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện; 02 bức tranh trong bộ sưu tập này là mạo danh chữ ký tác giả (HS. Tạ Tỵ và HS. Sỹ Ngọc). Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận cho vấn đề này. |
Theo NLĐ" alt=""/>Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM xin lỗi vì cho triển lãm tranh giả

Lễ vinh danh chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” giành Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức diễn ra sáng nay (16/12) tại Hà Nội.Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Phạm Sanh Châu - Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhấn mạnh: “Được tôn vinh tại một giải thưởng lớn về giáo dục của UNESCO là một niềm vinh dự, tự hào đối với các tác giả của sáng kiến; nhưng cũng là niềm vinh dự, tự hào của tất cả chúng ta. Sáng kiến ‘Sách hóa nông thôn’ huy động nguồn lực xã hội nhằm xây dựng thư viện ở các vùng nông thôn khó khăn để giúp những người biết chữ rèn luyện khả năng đọc, giúp đỡ cộng đồng học tập.”
Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, đây là một cách làm hiệu quả, được UNESCO đánh giá cao, trao giải thưởng và mong muốn ý tưởng này sẽ đóng góp kinh nghiệm chung của các nước trên thế giới trong việc xóa nạn mù chữ, thúc đẩy học tập.
 |
Ông Phạm Sanh Châu trao cho ông Nguyễn Quang Thạch bằng khen Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
|
“Sách hóa nông thôn Việt Nam” là chương trình xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập Trung tâm Hỗ trợ Tri thức và Phát triển Cộng đồng (CKACD) khởi xướng. Chương trình được thực hiện từ năm 2007 tới nay.
Ông Nguyễn Quang Thạch chia sẻ, kết quả khảo sát tỷ lệ đọc sách tại 16 trường học và ba xã thuộc hai huyện (Quỳnh Phụ, Thái Thụy - Thái Bình) trong năm 2010 và năm 2013 cho thấy: việc đọc các loại sách (ngoài sách giáo khoa) của học sinh dao động trong khoảng từ 0,4-2 cuốn/năm.
“Trong khi đó, việc đọc sách của nông dân là con số 0 tròn trĩnh,” ông Thạch nói.
Từ đó, ông Nguyễn Quang Thạch cho rằng: “Muốn trẻ đọc sách và yêu sách thì hệ thống thư viện phải rộng khắp, trẻ em được khuyến đọc bằng nhiều hình thức khác nhau. Tại một số nước phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức...), giới trẻ lĩnh hội tri thức qua sách vở từ thư viện với mức đọc từ 8.000-10.000 trang sách/năm. Trái lại, học sinh nông thôn ở Việt Nam lại thiếu thứ cơ bản nhất là sách. Điều đó dẫn đến tiềm năng đọc của học sinh bị lãng phí, văn hóa đọc chưa thể hình thành trên quy mô cả nước.
Theo thống kê của Văn phòng UNESCO Hà Nội, từ năm 2007 tới nay, mặc dù nguồn ngân sách hạn hẹp và phải dựa vào nguồn sách đóng góp từ thiện nhưng chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” đã đưa sách tới hơn 400.000 bạn đọc ở khu vực nông thôn, đồng thời xây dựng hơn 9.000 thư viện ở 26 tỉnh/ thành phố.
Trước đó, UNESCO đã chính thức trao Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế cho chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Xóa mù chữ (9/9 - theo giờ Hà Nội) tại Thủ đô Paris (Pháp).UNESCO bắt đầu trao Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế từ năm 1989.
Khánh An
" alt=""/>Vinh danh người giành giải thưởng xóa mù chữ của UNESCO