Ảnh minh họa. (Nguồn: logsign.com)
Ngày 12/8, các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi các nước ngừng hoạt động mua bán công nghệ giám sát trên toàn thế giới cho đến khi các quy định bảo vệ quyền của con người liên quan tới sản phẩm này ra đời và có hiệu lực.
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi một cuộc điều tra chung do các báo The Washington Post (Mỹ), The Guardian (Anh) và Le Monde (Pháp) thực hiện cùng với nhiều hãng truyền thông khác tháng trước cho thấy một vài chính phủ đã sử dụng phần mềm Pegasus trên điện thoại do công ty tư nhân NSO của Israel phát triển để tiến hành do thám các phóng viên và chính trị gia.
Phần mềm này có khả năng chuyển mạch trên một camera hoặc microphone của điện thoại và thu thập dữ liệu.
Trong một tuyên bố, các chuyên gia về nhân quyền của Liên hợp quốc nhấn mạnh việc cho phép bán các công nghệ do thám, theo dõi là rất nguy hiểm và vô trách nhiệm. Các chuyên gia kêu gọi cộng đồng quốc tế đề ra quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn, giảm thiểu những tác động tiêu cực của công nghệ giám sát đối với quyền con người. Trong khi chờ đợi các quy định này được đề ra, các nước cần tạm ngừng hoạt động buôn bán và chuyển giao công nghệ giám sát.
Trong cuộc điều tra của các báo nói trên, vụ rò rỉ dữ liệu có liên quan đến hơn 50.000 số điện thoại di động được cho là thuộc diện đối tượng được các khách hàng của NSO quan tâm từ năm 2016. Các khách hàng của NSO tập trung ở 10 quốc gia gồm Azerbaijan, Bahrain, Hungary, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico, Maroc, Rwanda, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), trong đó có số điện thoại di động của nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ, thành viên của các hoàng gia Arab, nhà ngoại giao, chính trị gia, giám đốc điều hành các công ty, các nhà báo của nhiều tổ chức truyền thông trên thế giới như AFP, Wall Street Journal, CNN, New York Times, Al-Jazeera, France 24, AP, Le Monde, Bloomberg, the Economist, Reuters...
Trong khi đó, NSO - công ty phát triển phần mềm do thám hàng đầu ở Israel - khẳng định Pegasus được sử dụng để phòng ngừa tội phạm và chống khủng bố. NSO cho biết đã xuất khẩu phần mềm Pegasus tới 45 quốc gia.
Bộ Quốc phòng Israel đã thành lập một uỷ ban xem xét hoạt động kinh doanh của NSO, trong đó có tiến trình liên quan tới cấp phép xuất khẩu công nghệ giám sát.
Theo Vietnam+
Các nhà cung cấp thiết bị thành phố “an toàn” và “thông minh” của Trung Quốc đang gặp phải phản ứng dữ dội của quốc tế.
" alt=""/>Kêu gọi ngừng bán công nghệ giám sát bí mật thu thập dữ liệu cá nhânÔng Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết: Muốn thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, trước tiên phải thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Sở đã ban hành kế hoạch thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 và hằng năm; nâng cấp hạ tầng mạng, đảm bảo kết nối, trao đổi thông tin từ sở đến tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; cung cấp công khai 100% TTHC thông qua Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh; 100% công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử công vụ. Văn bản đi, đến, được quản lý trên hệ thống và gửi dưới dạng điện tử có sử dụng chữ ký số.
Trong phát triển hạ tầng số, đơn vị thực hiện việc chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu lên Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh; triển khai hệ thống thông tin phục vụ họp không giấy tờ (eCabinet) tại đơn vị. Tiếp tục triển khai sử dụng có hiệu quả phần mềm chuyên ngành kế toán, hỗ trợ kê khai thuế, kê khai bảo hiểm, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; phần mềm báo cáo thống kê ngành Nội vụ, báo cáo kiểm soát TTHC...
Xây dựng, cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh thông qua phần mềm cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, các trường thông tin được đảm bảo theo tiêu chí “Đúng - đủ - sạch - sống”. Hiện nay, Sở tiếp tục tập trung triển khai phần mềm quản lý công tác thi đua, khen thưởng; triển khai dự án “Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử”; nâng cấp phần mềm chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện…
Tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nội vụ, với mục tiêu số hóa toàn bộ tài liệu giấy đang lưu trữ và những tài liệu giấy đang thu về, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Nội vụ trình UBND tỉnh ban hành Đề án số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh giai đoạn 2020-2024. Từ năm 2020 đến nay, Trung tâm số hóa trên 500.000 trang văn bản, chủ yếu là tài liệu của UBND tỉnh thường xuyên được khai thác.
Bà Khổng Thị Hữu, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết: Chuyển phương thức hoạt động của lưu trữ truyền thống sang lưu trữ điện tử, tạo điều kiện phục vụ cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo chất lượng. Nhất là giảm chi phí tối đa việc quản lý không gian lưu trữ, tiết kiệm thời gian, công sức, hạn chế khối lượng văn bản giấy. Ngoài ra, số hóa dữ liệu có thể chỉnh sửa, tái sử dụng tài liệu, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau, đảm bảo việc khai thác, sử dụng các tài liệu tối ưu nhất.
Việc thực hiện mô hình một cửa hiện đại tiếp tục được Sở Nội vụ quan tâm, chỉ đạo sát sao; việc giải quyết TTHC bằng các trang thiết bị điện tử, tin học và phần mềm công nghệ thông tin đã minh bạch hóa, công khai toàn bộ thủ tục, quy trình, các bước thực hiện và tiến trình giải quyết hồ sơ, để người dân trực tiếp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức trong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả.
Từ đầu năm đến nay, Sở rà soát danh mục TTHC ngành Nội vụ, xây dựng phương án đơn giản hóa các TTHC; triển khai hiệu quả 89 thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Cùng với đó, thường xuyên cập nhật trên trang thông tin điện tử đầy đủ thông tin văn bản, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách; thông tin tuyển dụng công chức, viên chức, triển khai công tác cải cách hành chính, chính quyền địa phương; đăng tải văn bản dự thảo, xin góp ý vào sửa đổi, bổ sung, ban hành những văn bản, quy định của ngành.
Với những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số, Sở Nội vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần cải cách nền hành chính nhà nước.
Theo Thanh Huyền(Báo Sơn La)
" alt=""/>Ngành Nội vụ Sơn La chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác chuyển đổi số