Ưu tiên nội dung từ người dùng
Mạng xã hội này cho biết họ sẽ bắt đầu ưu tiên các nội dung từ bạn bè, thành viên trong gia đình trên News Feed, bớt nội dung từ các nhà xuất bản và thương hiệu. Điều này đồng nghĩa trong thời gian tới, bạn sẽ thấy nhiều hơn hình ảnh, status từ bạn bè thay vì những nội dung như video hay meme.
Trong bài phỏng vấn với New York Times, CEO Mark Zuckerberg nói rằng mục tiêu của việc lọc nội dung trên Facebook là tạo ra “những tương tác có ý nghĩa” và giảm bớt “nội dung bị động”.
“Chúng tôi muốn đảm bảo sản phẩm của mình không chỉ tạo ra niềm vui mà còn có ý nghĩa với người dùng”, Zuckerberg nói. “Chúng tôi cần thay đổi đối tượng tập trung”.
Hay muốn kiếm thêm từ các thương hiệu?
Theo 9to5Mac, việc đẩy mạnh các nội dung hướng đến người dùng trên News Feed chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến các thương hiệu và page. Facebook nói các page “có thể sẽ thấy hiệu ứng, thời gian xem video và lượng truy cập giảm”. Những page với nội dung mà người dùng “thường không like hoặc bình luận” sẽ gặp ảnh hưởng lớn nhất.
Việc Facebook thay đổi bộ lọc đã râm ran cách đây vài tháng, khiến nhiều fanpage tại Việt Nam đứng ngồi không yên. Thực tế, hầu hết fanpage trong nước đều bị giảm một lượng lớn tương tác trong thời gian qua, chưa đợi đến lúc mạng xã hội này chính thức công bố.
Điều này khiến họ tin rằng Facebook đã âm thầm thay đổi bộ lọc từ trước chứ không đợi đến lúc công bố mới làm.
“Fanpage của chúng tôi giảm 50% lượng tương tác thời gian gần đây”, anh Trí - quản lý một fanpage bán hàng với hơn 200.000 lượt thích - cho hay. Anh này nói hầu hết các cửa hàng với quy mô vừa phải như của anh đều chi vài triệu/ngày cho việc đăng quảng cáo trên Facebook nhưng mức độ tiếp cận đến người dùng ngày càng thấp.
“Gần đây, chúng tôi không còn để ý đến tương tác tự nhiên vì số lượng quá ít. Tất cả chủ yếu đến từ quảng cáo”, anh Huy - quản lý fanpage của một hệ thống di động với hơn 400.000 lượt thích - nói.
Trong khi đó, đại diện nhà bán lẻ di động lớn nhất Việt Nam nói fanpage của họ cũng chịu ảnh hưởng lớn của việc giảm lượng tương tác, mặc dù mỗi ngày chi khoảng 10.000 USD cho quảng cáo Facebook. Fanpage của nhà bán lẻ này có hơn 3 triệu lượt theo dõi.
Việc các thương hiệu, fanpage phải chi ngày càng nhiều cho Facebook nhưng lượng tương tác không tăng, thậm chí còn giảm không phải chuyện mới.
“Facebook hút máu quá nhiều nhưng các kênh không còn cách nào khác ngoài việc đổ tiền vì đó gần như là kênh chính để quảng bá”, anh Trí nói. “Quảng cáo không hiệu quả như xưa, giá thì cao hơn, nên giờ đây chúng tôi đang tìm cách giảm bớt phụ thuộc vào Facebook, chứ không tập trung một cách sống chết như ngày xưa”, anh này nói thêm.
Quý III/2017, doanh thu của Facebook đạt 10,33 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù vậy, đây đã là quý thứ 5 liên tiếp doanh thu của công ty này đạt mức tăng trưởng âm kể từ quý II/2016. Bản thân Mark Zuckerberg cũng đưa ra dự báo tăng trưởng của hãng sẽ tiếp tục giảm trong năm 2018 vì những khoản đầu tư lớn.
Do đó, người ta có lý do để nghi ngờ động thái thắt chặt bộ lọc hiển thị thông tin của các thương hiệu và fanpage trên News Feed của Facebook. Mục đích của nó đúng là “tạo ra các tương tác có ý nghĩa” như lời Mark Zuckerberg nói, hay chỉ là cách để họ buộc các thương hiệu phải chi nhiều hơn nếu không muốn mất đi tương tác trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra.
Theo Zing
" alt=""/>Facebook thay đổi bộ lọc: Đòn đau giáng vào các fanpageFPT tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tỷ USD của Nhật Bản
Mới đây, FPT và SCSK thuộc Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản đã phối hợp tổ chức hội thảo Digital Transformation Executive Forum Hạ Long cho một số doanh nghiệp có quy mô hàng tỷ USD của Nhật Bản trong các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, điện lực, gas, bán lẻ, máy móc thiết bị…. Tại sự kiện, FPT và các doanh nghiệp Nhật Bản đã cùng thảo luận các vấn đề nóng đối với một doanh nghiệp khi triển khai chuyển đổi số.
Lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản nhất trí cao với hướng tư vấn của FPT về chuyển đổi số đó là phải bắt đầu từ chính các vấn đề nhức nhối của doanh nghiệp. Đồng thời, lãnh đạo các doanh nghiệp này cũng bày tỏ mong muốn, FPT với vai trò là công ty tiên phong trong chuyển đổi số sẽ tham gia tư vấn, hỗ trợ họ xây dựng chiến lược và triển khai chuyển đổi số để cùng hướng đến mục tiêu là một trong số ít các doanh nghiệp trên thế giới vận hành dựa trên dữ liệu gần thời gian thực. Ngay sau sự kiện, đã có hai doanh nghiệp có quy mô doanh thu 70 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất thiết bị hàng hải, nông nghiệp và các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và một tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản bày tỏ mong muốn hợp tác với FPT trong lĩnh vực tư vấn chuyển đổi số.
Theo dự báo của IDC, đến năm 2022 quy mô thị trường chuyển đổi số sẽ đạt 2.000 tỷ USD và tăng trưởng cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường dịch vụ CNTT. Năm 2018, riêng chi tiêu cho chuyển đổi số đạt 1.300 tỷ USD, tăng trưởng 16,8%, trong khi tổng thị trường dịch vụ CNTT đạt 1.000 tỷ USD và chỉ tăng trưởng 4%.
FPT cho rằng, chuyển đổi số là giải quyết các vấn đề nhức nhối trong hoạt động của doanh nghiệp và thoả mãn khách hàng thông qua việc phân tích và khai thác dữ liệu dựa trên ứng dụng công nghệ số.
Với những cơ hội và tiềm năng không giới hạn của thị trường chuyển đổi số, FPT xác định đây là cơ hội quan trọng tạo bước phát triển đột phá cho Tập đoàn về cả vị thế, năng lực và quy mô tăng trưởng. Do đó, bắt đầu từ năm 2019, FPT sẽ đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, triển khai dịch vụ, cung cấp mọi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm chuyển đổi số cho khách hàng. Đồng chuyển dịch từ Công ty cung cấp dịch vụ CNTT thành Tập đoàn cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện với hai hướng đi mũi nhọn.
Trước đó, SCSK và FPT cũng đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Bộ trưởng đánh giá cao việc SCSK hợp tác cùng Tập đoàn FPT trong việc cung cấp dịch vụ CNTT và dịch vụ chuyển đổi số cho khách hàng là các tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng như đầu tư, phát triển các dịch vụ chuyển đổi số tại Việt Nam.
" alt=""/>FPT tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tỷ USD của Nhật BảnViệc chuyển đổi từ bộ xử lý Power PC sang chip Intel đã trở thành điểm nhấn đáng chú ý nhất trong màn giới thiệu của Macbook Pro của Steve Jobs tại sự kiện Macworld Conference & Expo ở Moscone West, San Francisco, Mỹ. Mặc dù nhiều người vẫn còn tỏ ra nghi ngờ, Steve Job khẳng định sự thay đổi này sẽ mang đến nhiều thay đổi tích cực cho công ty.
Cũng để đánh dấu việc từ bỏ bộ xử lý Power PC, Jobs quyết định khai tử cái tên "PowerBook" mà Apple đã đặt cho dòng laptop của hãng kể từ năm 1991. Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử máy tính xách tay của Táo khuyết. Tuy nhiên vào thời điểm đó, nhiều người lại cho rằng Jobs muốn quay lưng với lịch sử Apple, đặc biệt với những thứ xuất hiện trong khoảng thời gian ông bị sa thải khỏi công ty.
![]() |
Việc khai tử cái tên PowerBook dấy lên những nghi ngờ Steve Jobs quay lưng với lịch sử Apple. Ảnh: Youtube. |