- Không trả lời trực tiếp về lùm xùm tình cảm của bạn trai và Nam Em,ãPhươnglêntiếngsauscandaltìnháicủaTrườlich c1 song nữ diễn viên Nhã Phương vui vẻ cho biết, cô vẫn ổn sau sóng gió dư luận những ngày qua.
- Không trả lời trực tiếp về lùm xùm tình cảm của bạn trai và Nam Em,ãPhươnglêntiếngsauscandaltìnháicủaTrườlich c1 song nữ diễn viên Nhã Phương vui vẻ cho biết, cô vẫn ổn sau sóng gió dư luận những ngày qua.
Khoảng trống thị trường
Trong thị trường luôn xuất hiện các khoảng trống, đặc biệt là nhiều khi thị trường ở thời kỳ sơ khai. Khoảng trống thị trường hay còn gọi là thị trường ngách, thị trường bị bỏ rơi... là khu vực mà nếu biết tận dụng thì các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp nhỏ có thể đánh bại hoặc kiếm lợi tạm thời trước khi thị trường này được để ý, khai thác bởi các cá nhân, doanh nghiệp lớn có vốn, tiềm lực hùng hậu.
Ví dụ điển hình nhất là loại hình kinh doanh thức ăn đường phố của các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Khi mà thị trường thức ăn nhanh bùng phát trong môi trường công nghiệp, hiện đại hóa ở một khu vực thành thị, khu công nghiệp... thì các công ty tập đoàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống chưa nắm bắt được thị trường, đã tạo ra cơ hội kiếm tiền cho các loại hình kinh doanh cá nhân, hộ gia đình bằng đủ chủng loại thức ăn đường phố.
Thậm chí, ngay khi xuất hiện thị trường thì các cơ quan chức năng kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa ra đời, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm còn kém, nhu cầu ăn uống đơn giản của các thực khách thì đã tạo điều kiện cho một loạt các cơ sở sản xuất kinh doanh có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm lĩnh thị trường.
Các bạn sẽ không lạ khi có những gánh hàng rong, trà đá vỉa hè kiếm tiền triệu mỗi ngày. Hay việc bán khoai lang nướng, bánh mì... kiếm chục triệu mỗi ngày ở các khu phố du lịch sầm uất. Nhưng khoảng trống này không tồn tại nổi nếu có sự xuất hiện của các doanh nghiệp thực phẩm lớn với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn, và phương thức kinh doanh chuỗi. Chúng ta có thể thấy ở những quốc gia phát triển lâu đời, có các doanh nghiệp thực phẩm lớn tồn tại thì nền công nghiệp thức ăn nhanh (fast food) đã thay thế hoàn toàn nền công nghiệp thức ăn đường phố.
Khoảng trống thị trường không chỉ xuất hiện ở các quốc gia chậm phát triển mà còn xuất hiện tại các quốc gia phát triển trình độ cao. Ví dụ, một doanh nhân người Nhật Bản tuy không có học về lập trình, thậm chí xuất phát điểm là một người vô gia cư, nhưng việc nhanh chân nắm lấy cơ hội kết nối khu vực sản xuất phần mềm mới nổi ở các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines... vào thị trường của Nhật Bản đã biến anh ta trở thành tỷ phú.
Khoảng trống thị trường này xuất hiện khi đa số các nhân vật được đào tạo về công nghệ thông tin tại Nhật tin rằng nền công nghệ phần mềm chỉ có những nước phát triển như Mỹ, phương Tây mới có thể cung cấp và các nước chậm phát triển, trình độ thấp không thể có khả năng tương tự.
>> Ảo tưởng 'người nhiều bằng cấp phải làm việc cao sang'
Khoảng trống nghề nghiệp
Trong các ngành nghề vẫn xuất hiện các khoảng trống mà nếu biết tận dụng, các cá nhân bình thường, có năng lực hạn chế vẫn có thể trở nên giàu có. Đa số chúng ta nghĩ rằng, chỉ có những ngôi sao trong nghề nghiệp, những chuyên gia, bậc thầy mới có thể trở nên giàu có, còn các cá nhân năng lực bình thường chỉ có thể đủ sống, hoặc tồn tại với điều kiện hạn hẹp.Sự thật không phải vậy, các bạn có thể thấy có những giám đốc doanh nghiệp, chủ tịch tập đoàn nhưng có trình độ, bằng cấp thua kém cả nhân viên của mình.
Rõ nhất là trong ngành công nghệ thông tin hiện tại, nhu cầu ngoại ngữ rất lớn vì đa số các công ty phải xuất khẩu phần mềm ra thị trường nước ngoài. Do sự vội vã hoặc khâu đào tạo công nghệ thông tin không có sự chuẩn bị lực lượng lao động chuyên sâu nên đã đào tạo ra rất nhiều kỹ sư công nghệ thông tin thiếu trình độ ngoại ngữ, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Điều này tạo ra khoảng trống cho các cá nhân dù không biết các kiến thức về công nghệ thông tin hay kinh nghiệm nhưng chỉ cần thông thạo ngoại ngữ có thể lấp vào khoảng trống này.
Việc này đã tạo ra các trường hợp Giám đốc bán hàng, hay Kỹ sư cầu nối công nghệ thông tin nhưng lại không có nhiều kiến thức chuyên ngành, mà chỉ có khả năng bán hàng bằng ngoại ngữ để làm việc với khách hàng quốc tế. Khoảng trống này còn hàng chục năm nữa mới có thể lấp lại vì hệ thống đào tạo sẽ phải thích nghi, tổ chức lại để cho ra đời các thế hệ kỹ sư vừa biết ngoại ngữ, vừa thông thạo kỹ năng bán hàng.
Hay khoảng trống trong lĩnh vực bán hàng online. Khi mà các hệ thống doanh nghiệp sản xuất chưa tổ chức được các kênh livestream bán hàng tới tận tay người tiêu dùng, họ chỉ chăm lo sản xuất, thì lúc này khoảng trống nghề nghiệp sẽ cho phép các cá nhân trình độ không cao, thậm chí không có hiểu biết gì về ngành hàng họ bán vẫn có thể livestream bán hàng rất đắt khách.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Tận dụng khoảng trống để làm giàu![]() |
Chị về nhà ngoại vay vốn làm ăn. Ơn trời, việc buôn bán thuận buồm xuôi gió, chị lại vốn tháo vát, biết xoay xở nên kinh tế gia đình ngày một khá lên. Chị định tích cóp để mua đất làm nhà, ít ra cũng để nhà ngoại thấy cuộc sống của chị cũng không đến nỗi nào. Nhưng một hôm, đang trong bữa cơm, mẹ chồng bảo: “Bây giờ vợ chồng anh chị ấm no rồi thì đừng chỉ nghĩ đến mình, phải thương lấy các em”. Cái tình thương mà bà nói ở đây là xòe vài chục triệu ra xin việc cho đứa em gái học tại chức mới ra trường, là lo liệu đám cưới cho đứa em trai út đang làm con gái nhà người ta ễnh bụng. Chị lần chần. Tiền mình cực nhọc kiếm ra, đến mua cái váy mắc tiền cho bằng bạn bằng bè cũng phải đắn đo, sao cứ cho người khác mãi được. Anh dỗ dành, bảo giờ bố mẹ không lo thì mình phải lo, chị chẳng muốn hiểu thứ nguyên tắc đó.
Ngày xưa, lúc hai người làm đám cưới, không phải chị đã phải chi tiền đến từng gói tăm nhỏ đấy sao? Nhưng, chị chưa kịp nói hết câu, anh đã lừ mắt: “Cô đừng có hẹp hòi”. Chị hẹp hòi ư? Chị tưởng như mình bấy lâu sống dư dả lắm, không phải chi li từng chút một để dành tiền cho anh học cao học, để dăm bữa nửa tháng mấy đứa em ghé qua xin chút tiền tiêu vặt, hay thỉnh thoảng bố chồng ở quê bảo gửi về để đào ao thả cá, nuôi chim, nhưng kỳ thực là đi cho gái. Chị tưởng chưa bao giờ mình phải khước từ những cuộc họp mặt bạn bè, những vụ đi chơi xa hay đứng trước vài món đồ trang sức nho nhỏ cũng tự khất lần với bản thân chỉ vì muốn dành tiền mua cho anh cái xe tử tế. Lúc vừa chạy xuống cầu thang vừa khóc, bắt gặp ánh mắt mẹ chồng đầy đắc ý, chị đã rất muốn gào lên cho bao nhiêu uất ức nín nhịn trong lòng bấy lâu bung ra hết.
Anh chị lấy nhau được ba năm nhưng vẫn chưa có con. Điều đó trở thành một thứ vũ khí trong tay mẹ chồng, cứ không vừa lòng điều gì là lại vu vơ: “Đàn bà mà không có con…”. Câu đó khứa vào tim gan chị nhiều lần. Anh nghe mẹ bảo “đẻ không được thì đổi mái” cũng chẳng phản ứng gì. Chị đi khám khắp nơi, mọi chuyện vẫn bình thường, đôi lần giục anh đến bệnh viện thì anh không chịu. Chị đặt tờ giấy ly hôn trước mặt anh, nói không thể sống chung với mẹ được nữa, rồi đi…
Anh ở lại, chẳng biết nghĩ thế nào liền đi khám bác sĩ. Hai tuần sau, anh đi tìm chị, chìa tờ kết quả với gương mặt tuyệt vọng. Chị thương anh nhưng cũng tủi hận trong lòng. Bấy lâu những con người trong ngôi nhà ấy chắc không ít lần muốn ruồng rẫy chị. Để rồi bây giờ, vì chút tình thương còn sót lại, chị quay về để chịu đựng ư? Sao chị thấy cuộc đời bất nhẫn với chị quá. Nhưng, chị đã quyết rồi, chị không muốn sống cùng mẹ chồng để tránh làm tổn thương nhau thêm. Chị sợ đến một lúc nào đó mình không còn đủ kiên nhẫn chịu đựng. Anh như hiểu tình cảnh của mình nên để mẹ sang ở nhà chú út. Chị bình tâm trở lại, lao vào kiếm tiền chạy chữa cho anh.
Cứ tưởng mẹ chồng sang ở với nhà chú út thì yên ổn, thỉnh thoảng chị qua thăm nom, hàng tháng đưa thêm chút tiền để mẹ không phải thiếu thốn. Không ở được với nhau là sự chẳng đành chứ chị đâu phải người không biết nghĩ. Nhưng, được đâu hai tháng, mẹ chồng lù lù quay trở lại nhà chị, quả quyết: “Tao ở đây, chết cũng ở đây”. Chị chưa kịp phản ứng gì thì cô em dâu đã gọi điện khóc nức nở, kể lể sự tình. Em bảo vì mẹ không được hạnh phúc nên mẹ không muốn thấy các con dâu hạnh phúc. Mẹ tìm mọi cách chia rẽ gia đình. Mẹ hả hê khi thấy con trai mẹ bồ bịch bên ngoài. Mẹ cũng không ít lần đặt điều khiến em dâu bị chồng đánh đến thâm tím mặt mày. Giờ mẹ kêu bên đó phải bế cháu đau tay mẹ không bế nổi. Nhà em dâu bán hàng cơm, đôi khi phải dùng thức ăn không bán hết thì mẹ bảo: “Nó bắt ăn cơm thừa canh cặn”. Có nhờ mẹ vặt hộ mớ rau mẹ cũng than mệt hơn đi cấy ở quê.
Nhà chị trẻ con không có, mỗi việc cắm nồi cơm mẹ cũng kêu mệt kêu đau, việc gì cũng bảo: “Chị về mà làm, tôi biết đâu mà động tay chân”. Chị bỗng nhớ đến mẹ mình tần tảo sớm hôm, đến từng cọng rau xanh cũng đóng thùng gửi lên thành phố cho con có rau sạch để dùng. Nhiều hôm ốm, mẹ vẫn giấu các con, cố gắng đi làm. Mẹ lo toan trăm thứ trong lòng, nhưng mỗi khi thấy chị về là đều cố gắng để vui. Chị ứa nước mắt, cũng là đàn bà sao mẹ chồng chị không có một chút tần tảo, hy sinh? Cũng là đàn bà sao sống không thương lấy phận nhau? Sao cứ thích khứa vào lòng nhau những vết thương không cách gì lành nổi? Bỗng dưng chị thấy sợ những ngày mai…
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Cả nhà đóng kịch để lừa cô dâuGần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức
" alt=""/>Món salad bắp cải và cà rốt chống ngán