“Đó có lẽ là một quyết định liều lĩnh nhất của em vì vốn dĩ, Viện Khoa học và Công nghệ Campuchia là ngôi trường đào tạo kỹ thuật hàng đầu tại Campuchia. Em cũng đã giành được một suất học bổng hỗ trợ khi theo học tại ngôi trường này.
Thời điểm đó, bố mẹ băn khoăn liệu có thực sự rằng em muốn đi, nhưng nhiều điều về đất nước Việt Nam đã khiến em tò mò và mong muốn được trải nghiệm”.
Đó là lý do khi Bộ Giáo dục Campuchia thông báo tuyển sinh đi học tại Việt Nam theo diện học bổng Hiệp định, Vun Liem quyết định đăng ký tham gia và được lựa chọn trong số khoảng 600 người.
Vun Liem hiện đang là sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử K62
Lần đầu tiên tiếp xúc với tiếng Việt là khi theo học tại Trường Hữu Nghị 80, Vun Liem sốc vì không thể nghe nói được.
“Tiếng Việt quả thực quá khó để học do đây là thứ ngôn ngữ có nhiều dấu. Em phải mất khoảng 2 tháng đầu tiên chỉ để phân biệt 5 loại dấu khác nhau. Thời điểm ấy, em chủ yếu giao tiếp bằng tay và ngôn ngữ cơ thể”.
Trong khi các bạn chọn cách ngồi học thuộc từ vựng, Vun Liem lại nghĩ đến việc một mình đi ra chợ mua đồ để được học cách giao tiếp sao cho tự nhiên nhất. Giai đoạn đầu, Vun Liem nói nhưng không ai hiểu. Thậm chí, cậu còn dùng sai rất nhiều từ.
“Nhưng điều đó không làm em thấy ngại”, Vun Liem nói.
Dần dần, nam sinh người Campuchia đã biết mặc cả khi mua đồ; thậm chí, hiếm ai phát hiện ra Vun Liem là người Campuchia vì cậu nói tiếng Việt khá thành thạo.
Năm 2017, Vun Liem bắt đầu theo học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Đến khi được lựa chọn ngành học, Vun Liem không mất nhiều thời gian suy nghĩ và đã đăng ký vào ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
“Đó là một ngành học rộng bao gồm các lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ thông tin và cả Tự động hóa. Dự định của em sau khi tốt nghiệp sẽ kinh doanh về máy móc nên em nghĩ ngành học này sẽ cho mình một nền tảng tốt hơn, dù có thể áp lực hơn so với các ngành học khác”.
Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến cậu băn khoăn là chương trình học của Bách khoa quá khó. “Em từng nghe các anh chị người Campuchia kể lại, nhiều sinh viên Việt Nam khi theo học tại đây cũng rất khó ra trường đúng hạn. Vì thế, khi được chấp thuận theo học tại trường, em đã phải lên cho mình chiến lược học tập cụ thể ngay từ năm đầu tiên”.
Nhưng buổi học đầu tiên vẫn là một cú sốc lớn với Vun Liem. Vốn đã sử dụng thành thạo tiếng Việt, nhưng khi theo học tại trường, cậu chỉ hiểu được 40% bài giảng của thầy cô do có quá nhiều từ ngữ chuyên ngành.
“Em hiếm khi dám nghỉ học, trừ khi là việc cực kỳ gấp. Từ ngữ chuyên ngành khá khó, nên khi ở trên lớp, có từ nào không hiểu, em sẽ nhờ thầy cô hoặc các bạn giải thích giúp luôn. Nhiều khi không chép kịp bài, các bạn cũng sẵn sàng giúp đỡ bằng cách cho em mượn vở và giảng lại bài ngay sau buổi học hôm đó”.
Là du học sinh đầu tiên giành học bổng khuyến khích của Bách khoa
Nhận được học bổng toàn phần theo học tại Việt Nam, Vun Liem không nghĩ tới việc đi làm thêm mà dành toàn bộ thời gian cho việc học.
“Nếu các bạn Việt Nam phải cố gắng một, những du học sinh như chúng em phải cố gắng gấp nhiều lần vì khi làm bài tập, chúng em cũng phải cố gắng dịch và hiểu nội dung câu hỏi mới có thể làm được bài”.
Từng học một năm đại học ở Campuchia, Vun Liem nhận thấy nhiều điểm khác biệt. Cho dù nhiều môn chuyên ngành ở Viện Khoa học và Công nghệ Campuchia có tên gọi giống như tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhưng khối lượng chương trình học ở Việt Nam vẫn nặng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, cậu cũng cảm thấy khó khăn gấp bội với các môn Triết học Mác – Lê nin hay Tư tưởng Hồ Chí Minh – vốn có nhiều từ, câu khó.
Năm đầu tiên, do ngôn ngữ còn hạn chế và chưa có phương pháp học tập phù hợp, cậu xếp loại trung bình. Đây là điều “khó tiếp nhận” với cậu học trò vốn luôn xếp top đầu của lớp thời còn học phổ thông.
Vì thế, Vun Liem quyết tâm phải cải thiện điểm số bằng cách lên một chiến lược học tập thích hợp.
“Để có được kết quả tốt, em luôn cố gắng phân bố đều các môn học khó và dễ qua các kỳ. Em thường tham khảo các anh chị đi trước để biết môn học nào khó và sắp xếp môn học ấy vào cuối tuần thay vì đầu tuần để bớt gây áp lực về tâm lý.
Với từng môn học, em thường chia các phần và ôn luyện dần thay vì dồn toàn bộ nội dung kiến thức vào thời điểm sắp thi. Đặc biệt, em dành nhiều thời gian hơn để luyện giải bài tập các môn thiên về tính toán.
Một yếu tố khác, em cũng phải tham khảo trước cách dạy của từng thầy cô và điều chỉnh cách học từng môn sao cho phù hợp”.
Nhờ vậy, đến năm thứ 3, Vun Liem cảm thấy việc học các môn chuyên ngành trở nên dễ thở hơn vì “bản thân đã quen với cái khó nên gặp những vấn đề khó cũng không còn cảm thấy nản”. Thậm chí, cậu còn từng đạt điểm 9 môn Giải tích 1, cũng là điểm số cao nhất lớp.
Đến năm 4, Vun Liem đạt điểm GPA là 3.84/4.0, trở thành du học sinh đầu tiên giành học bổng khuyến khích học tập của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Từng không nói sõi tiếng Việt, Vun Liem vốn chỉ mong sẽ ra được trường đúng hạn. Nhưng giờ đây, nam sinh người Campuchia lại đặt ra mục tiêu cao hơn là sẽ tốt nghiệp sớm tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vào tháng 2 năm sau, sau đó quay trở lại Campuchia để thực hiện ước mơ kinh doanh của mình.
“Nhà em có 5 người, trong đó em là con út. Các anh chị của em, người học cao nhất cũng chỉ hết cấp 2. Mọi người sau đó sẽ sang Thái Lan để làm việc hoặc sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động.
Em là người đầu tiên trong xã Banteayneang (huyện Mongkolborey, tỉnh Banteaymeanchey) được đi du học. Do đó, động lực lớn nhất của em là bước ra khỏi Campuchia để trau dồi, học tập, sau đó quay trở về phát triển quê hương mình", Vun Liem nói.
Thúy Nga
Nguyễn Trung Hải, thủ khoa khối A toàn quốc năm 2020 đạt điểm trung bình tích lũy học tập tuyệt đối 4.0/4.0 ở học kỳ đầu tiên năm nhất và giành học bổng khuyến khích học tập của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>Nam sinh Campuchia là du học sinh đầu tiên giành học bổng của ĐH Bách khoaChuyến thăm gần nhất của ông Putin tới UAE và Ảrập Xêút diễn ra vào tháng 10/2019, trước khi có lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch Covid-19.
Theo hãng tin Reuters, việc nhà lãnh đạo Nga ra nước ngoài bị hạn chế từ tháng 3, do ICC đã ra lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Putin và Ủy viên Tổng thống phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc di chuyển trẻ em từ các khu vực của Ukraine sang Nga. Moscow khẳng định không công nhận thẩm quyền của ICC, và coi các quyết định bắt giữ đối với ông Putin và bà Lvova-Belova là vô hiệu.
Cả Ảrập Xêút và UAE đều không phải là thành viên của ICC, nên ông Putin có thể tới 2 nước này mà không lo bị bắt theo lệnh của ICC.
Thông tin về chuyến thăm của ông Putin được đưa ra sau khi vào tuần trước, nhóm các nhà sản xuất dầu OPEC+ đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện với tổng trị giá khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày.
Trong những năm gần đây, ông Putin cũng hiếm khi đi ra nước ngoài, và chủ yếu đến các nước thuộc Liên Xô cũ. Hồi tháng 10, ông từng tới thăm Trung Quốc.
>> Đọc thêm tin thời sự thế giới trên VietNamNet
![]() |
Rất nhiều ông lớn để mắt đến Hudson-Odoi |
Bayern Munich rất quyết tâm chiêu mộ Hudson-Odoi khi đã trả giá 35 triệu bảng ở kỳ chuyển nhượng mùa đông vừa qua. Tuy nhiên, lãnh đạo Chelsea từ chối bán và hy vọng sẽ thuyết phục được sao trẻ người Anh ở lại và gia hạn hợp đồng.
Bản thân Hudson-Odoi muốn ra đi để được chơi bóng thường xuyên. Dưới thời HLV Sarri, anh chưa đá chính trận nào tại Ngoại hạng Anh. Số lần thi đấu của Hudson-Odoi ở FA Cup hay Europa League cũng bị hạn chế, dù phong độ của anh không hề tồi.
Theo Daily Mail, MU là đội bóng mới nhất muốn có sự phục vụ của Hudson-Odoi. HLV Solskjaer đánh giá rất cao tiềm năng của cầu thủ chạy cánh 18 tuổi này và đã yêu cầu BLĐ xuất hầu bao.
Hợp đồng hiện tại giữa Hudson-Odoi và Chelsea chỉ còn thời hạn đến hè 2020. Các cuộc thương lượng gia hạn đang lâm vào ngõ cụt. Bởi vậy, Hudson-Odoi có thể rời Stamford Bridge hè tới với cái giá dưới 50 triệu bảng Anh.
Man City qua mặt MU giành Skriniar
Giới truyền thông xứ sở mỳ ống cho hay, Man City định khi khoản tiền kỷ lục 85 triệu bảng Anh để đánh bật các đối thủ khác trong cuộc đua giành chữ ký Milan Skriniar của Inter.
![]() |
Skriniar được Man City săn đón |
Pep Guardiola muốn bổ sung một trung vệ trẻ chất lượng thay cho Kompany và Otamendi đã bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp. Skriniar là lựa chọn hàng đầu khi mới 24 tuổi và đã khẳng định được năng lực tại Serie A.
MU từng rất quan tâm đến Skriniar dưới thời Mourinho nhưng giờ Solskjaer đã chuyển hướng sang Koulibaly và Maguire. Tuy thế, để thuyết phục được Inter nhả người, Man City sẽ phải chi đậm.
Nếu thương vụ thành công chốt ở mức giá 85 triệu bảng, Milan Skriniar sẽ qua mặt Van Dijk trở thành hậu vệ đắt giá nhất hành tinh.
Không chỉ Man City mà cả Real Madrid cũng đưa Skriniar vào tầm ngắm. Trung vệ 24 tuổi người Slovakia được đánh giá cao nhờ lối chơi chắc chắn và khôn ngoan.
* An Nhi
" alt=""/>Tin chuyển nhượng tối 24