Bên cạnh những bộ phim hành độngbom tấn của Hollywood,ạthìnhlồngtiếngđổbộrạpchiếuthátuyển việt nam khán giả Việt sẽ được đổi gió bằng hai bộ phim hoạt hìnhhài hước đến từ Pháp và Argentina.
Bên cạnh những bộ phim hành độngbom tấn của Hollywood,ạthìnhlồngtiếngđổbộrạpchiếuthátuyển việt nam khán giả Việt sẽ được đổi gió bằng hai bộ phim hoạt hìnhhài hước đến từ Pháp và Argentina.
Thông tư quy định cụ thể chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, học sinh Việt Nam tại trường có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình Việt Nam học.
Cụ thể, đối với giáo dục tiểu học, học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường tiểu học hoặc cấp tiểu học của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học.
Đối với chương trình tiếng Việt, mục tiêu là giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 140 phút/ tuần, học từ lớp 1 đến hết lớp 5.
Chương trình Việt Nam học dành cho học sinh tiểu học có mục tiêu giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào về dân tộc. Thời lượng không ít hơn 70 phút/ tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
Đối với giáo dục trung học, học sinh phải học chương trình Việt Nam học để có kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 90 phút/ tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Học sinh được chuyển tiếp về trường Việt
Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của học sinh căn cứ kết quả đánh giá trực tiếp năng lực của học sinh.
Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của nước ngoài đã đăng ký với Bộ GD-ĐT được quyền tham dự tuyển sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2014.
Ngân Anh
" alt=""/>Môn bắt buộc tại trường có vốn đầu tư nước ngoàiTheo đề xuất của Bộ TT&TT, Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế cần có các nội dung cơ bản như: Mục tiêu; Phạm vi, đối tượng tham gia; Các nội dung, nhiệm vụ chính.
Trong đó, mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo tiên phong áp dụng công nghệ số, nền tảng số, triển khai chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường hình thành thế hệ công dân số và doanh nhân số. Thúc đẩy các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường y tế số văn minh, thuận lợi, an toàn, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người dân.
Trong năm 2022, các chỉ tiêu tỉnh, thành phố cần đạt gồm: 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số; 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác; Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và trong các bệnh viện, cơ sở y tế đạt 50%.
3 nhóm nội dung, nhiệm vụ chính
Về nhiệm vụ chính của Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế, Bộ TT&TT đề xuất cần có 3 nhóm nội dung gồm: Hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục; Hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cho các bệnh viện, cơ sở y tế; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng và bảo vệ người tiêu dùng trong chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt tại trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế.
Đi kèm với mỗi nhóm nội dung là hàng loạt nhiệm vụ cần tập trung triển khai. Đơn cử như cần đánh giá, lựa chọn các nền tảng số xuất sắc phục vụ chuyển đổi số giáo dục (nền tảng số giáo dục) do doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, cung cấp để khuyến cáo, thông tin trên các trang, cổng thông tin điện tử về chuyển đổi số nhằm phổ biến rộng rãi đến các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo.
“Các địa phương có thể tham khảo một số giải pháp, nền tảng số giáo dục đã được Bộ TT&TT đánh giá, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ”, Bộ TT&TT lưu ý.
Cùng với đó, hỗ trợ các trường học và cơ sở giáo dục thuê, mua sử dụng những giải pháp, nền tảng số giáo dục và hạ tầng, lưu trữ, đường truyền, kết nối mạng và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trực tuyến, triển khai chuyển đổi số hoạt động giáo dục, đào tạo; áp dụng nền tảng dạy, học trực tuyến, kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình cho công tác giảng dạy - học tập - thi cử cho học sinh, sinh viên, giáo viên, từ đó, hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số, bảo đảm chất lượng cho việc thi cử trực tuyến...
Đối với việc bảo vệ người tiêu dùng, theo đề nghị của Bộ TT&TT, Kế hoạch của địa phương cần có nội dung yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động chuyển đổi số, thanh toán điện tử và cơ chế giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong các hoạt động sử dụng công nghệ số, nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt. Việc này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ huynh, học sinh, các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo; cũng như của bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế, các bệnh viện, cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông, phổ biến kiến thức về các hành vi lừa đảo, biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng công nghệ số, nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học, cơ sở giáo dục và các bệnh viện, cơ sở y tế; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Vân Anh
ictnews Các Bộ GD&ĐT, Y tế, LĐTB&XH và UBND các tỉnh, thành phố vừa được chỉ đạo khẩn trương hướng dẫn, yêu cầu trường học, bệnh viện trên địa bàn đô thị phối hợp với tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
" alt=""/>Bảo vệ người tiêu dùng trong chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt