Nối tiếp truyền thống đó, TBT Báo VietNamNet khẳng định, năm nay chương trình vẫn giữ hồn cốt của kho tàng âm nhạc Việt Nam nhưng có sự đổi mới để tiếp tục đưa Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2023đến gần hơn với công chúng.
Nhiều điểm mới trong 'Điều còn mãi 2023'
“Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2023lần đầu tiên có Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, đơn vị phối hợp sản xuất IBgroup”, ông Nguyễn Văn Bá nói.
Chia sẻ về những điều mới mẻ của chương trình, TBT Báo VietNamNet cho biết, với Điều còn mãi 2023, nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng không chỉ biên tập mà còn chuyển soạn, hòa âm và phối khí cho toàn bộ các tác phẩm. Điều này tạo nên tính thống nhất về kịch bản âm nhạc.
Ngoài ra, đội ngũ sản xuất chương trình cũng bàn bạc kỹ khi quyết định mời Đồng Quang Vinh làm nhạc trưởng.
“Sau khi tìm hiểu về Đồng Quang Vinh, tôi thấy phong cách và con người của anh khá thú vị. Chia sẻ điều này với ê-kíp, tôi đều nhận được sự đồng tình. Hơn nữa, Đồng Quang Vinh được đào tạo tại Trung Quốc nên rất phù hợp với nét đặc biệt của Điều còn mãi năm nay - là đưa nhạc dân tộc vào giao hưởng”, ông Nguyễn Văn Bá cho hay.
TBT Nguyễn Văn Bá ghi nhận đóng góp của nhạc trưởng Lê Phi Phi như “tượng đài của Điều còn mãi” suốt nhiều năm qua đồng hành cùng VietNamNet. Tuy nhiên, với mong muốn giới thiệu những gương mặt mới, những nhạc trưởng tài năng thì việc mời Đồng Quang Vinh là lựa chọn phù hợp.
“Thông qua chương trình giới thiệu thêm được một nhạc trưởng tài năng cho nền âm nhạc Việt Nam, tôi nghĩ anh Lê Phi Phi sẽ rất vui. Kết quả mà nhạc trưởng Lê Phi Phi đã để lại cho Điều còn mãisẽ là động lực để Đồng Quang Vinh lan toả hơn nữa tới công chúng”, ông Nguyễn Văn Bá khẳng định.
Là gương mặt thân thuộc của Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi, NSƯT Trịnh Tùng Linh cảm thấy thiếu vắng khi 2 năm trước do dịch bệnh mà chương trình không thể tổ chức.
“Những năm không tổ chức Điều còn mãi, đến tháng 8 tôi cứ nhớ nhung, bồi hồi. Hoà nhạc diễn ra lúc 14h là điều rất đặc biệt bởi dàn nhạc thường chơi vào buổi tối.
Không giống như nhiều chương trình khác, trước khi Hoà nhạc Quốc giaĐiều còn mãidiễn ra khoảng 10 ngày, điện thoại của tôi réo liên tục, thậm chí phải lấy sổ ghi chép ai đăng ký xin vé, ai nên mời hay không vì số vé có hạn. Có nghĩa là không phải tôi mà tất cả mọi người đều háo hức chờ đợi.
Chúng tôi luôn muốn được tham gia những sự kiện ý nghĩa như thế nên động viên nhau, bằng mọi cách để giữ được chương trình, khó khăn mấy cũng phải làm. Tất nhiên, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam chỉ đóng góp chút công sức nhỏ bé, quan trọng là người đứng đầu chương trình - TBT báo VietNamNet”, NSƯT Trịnh Tùng Linh bày tỏ.
![]() | ![]() |
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và ca sĩ Đỗ Tố Hoa.
Tự tin làm hết mình, tạo ra nét riêng của 'Điều còn mãi'
Tại họp báo, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh nhận được nhiều câu hỏi về việc: Có áp lực khi là người tiếp nối nhạc trưởng Lê Phi Phi?, anh hóm hỉnh cho biết “đã sống chung với rất nhiều mẹ chồng nên chịu được áp lực”.
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh luôn coi mỗi tác phẩm khi thai nghén, xử lý xong là một sản phẩm và cần những người "mẹ chồng" nghiêm khắc thẩm định.
“Với tôi, Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng là một 'mẹ chồng', chỉ cần sai một tí thôi mà cảm giác như ‘trời sập’. Mẹ đẻ tôi cũng như mẹ chồng, lúc đi học không được điểm 10 là không vừa lòng.
Dưới những ách 'mẹ chồng' như vậy, tôi thấy phải có trách nhiệm với bản thân, tập trung làm việc hết sức. Điều đó khiến tôi tự tin để làm tốt, nỗ lực hết mình và tạo ra nét riêng ở Điều còn mãi”, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh tâm sự.
Không dám nhận là sẽ “vượt nhạc trưởng Lê Phi Phi” nhưng Đồng Quang Vinh khẳng định coi chất lượng chương trình là trên hết.
“Quá trình chuẩn bị, chúng tôi phải nhập tâm vào đó, sống với tác phẩm, luyện tập để diễn giải sao cho khán giả cảm nhận được cái hồn của tác phẩm. Có những tác phẩm tôi đã thực sự lên đồng, quên mất mình là ai khi biểu diễn. Nhiều người không rõ vai trò của nhạc trưởng, chỉ thấy anh ấy múa đũa ‘có vẻ nhàn’ nhưng thực sự phía sau đó muôn vàn khó khăn", Đồng Quang Vinh trải lòng.
Lần đầu tiên hát trong Điều còn mãi, Đỗ Tố Hoa thể hiện niềm vui vì được tham dự một chương trình rất quan trọng.
Là ca sĩ mặc áo lính, với Đỗ Tố Hoa, tất cả mọi việc được giao đều là nhiệm vụ nên luôn đau đáu để có những tác phẩm hay nhất tới khán giả.
“Tôi biết hát trước khi biết nói, coi việc lên sân khấu là lúc được hưởng thụ nhất. Tôi không thích sự nhạt nhoà, lên sân khấu phải ghi lại dấu ấn cho khán giả. Do vậy, tôi rất hồi hộp khi được mời tham gia chương trình.
Khi coi nhiệm vụ này là quan trọng, tôi sẽ dành tâm thế tốt nhất để biểu diễn. Ngoài giọng hát, cách trình diễn cũng vô cùng quan trọng, từ ánh nhìn, động tác, tôi sẽ không bỏ sót giây phút nào khi được đứng trên sân khấu Điều còn mãi”, Đỗ Tố Hoa tâm sự.
Lần đầu tiên đồng hành cùng VietNamNet, ông Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch IBgroup Việt Nam, bày tỏ sự hãnh diện vì đây là chương trình hòa nhạc quốc gia, tất cả những tác phẩm âm nhạc có giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước đều được chuyển thể sang nhạc giao hưởng - dòng nhạc bác học khiến ai cũng háo hức.
“Đây là lần đầu chúng tôi bắt tay trực tiếp sản xuất một chương trình hòa nhạc quốc gia lớn như vậy. Âm nhạc giao hưởng thính phòng cực kỳ kén người nghe, không phải ai cũng nghe được nhưng năm nay có sự sáng tạo đặc biệt khi đưa âm hưởng nhạc cụ dân tộc Việt Nam vào giao hưởng".
Tôi có niềm tin những nghệ sĩ, những người chịu trách nhiệm về chỉ huy dàn nhạc, về âm nhạc và những nhân tố hát nhạc nhẹ có thể hát thính phòng sẽ tạo nên một đêm nhạc lan tỏa rộng rãi.
Tôi tin không chỉ người chuyên nghe thính phòng mà cả những người nghe nhạc nhẹ, nhạc trẻ cũng sẽ yêu thích và có cảm xúc khi xem và nghe Điều còn mãi năm nay”, ông Dương nhận định.
Ông Dương cho biết, dù Hoà nhạc Quốc giaĐiều còn mãi không bán vé nhưng với ông, âm nhạc phải biến thành một sản phẩm, nghĩa là phải có người đón nhận.
“Điều còn mãi không giống chương trình doanh thu bán vé tôi đã làm. Nhưng cuối cùng vẫn là cảm xúc của khán giả - đó mới là điều giá trị nhất. Tất cả các nghệ sĩ, các anh các chị tham gia chương trình gần như là không lấy cát-sê. Điều đó chứng tỏ họ yêuĐiều còn mãi,sẵn sàng làm vì cộng đồng, vì đam mê, lan tỏa nghệ thuật tới công chúng. Tôi tin tâm huyết, cái hồn của Điều còn mãisẽ lan tỏa”, ông Dương khẳng định.
'Nhà em ở lưng đồi' - Đỗ Tố Hoa, Đồng Quang Vinh:
Bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng đi cùng năm tháng như:Bóng cây Kơ Nia(Phan Huỳnh Điểu), Trăng sáng đôi miền (An Chung), Áo mùa đông(Đỗ Nhuận), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho), Giai điệu Tổ quốc(Trần Tiến), Tổ quốc yêu thương(Hồ Bắc), Lên ngàn (Hoàng Việt),Đàn chim Việt(Văn Cao) được phối khí mới, Hòa nhạc quốc giaĐiều còn mãinăm nay còn giới thiệu ca khúc mới được nhiều người trẻ yêu thích như: My Kool Việt Nam(Thanh Bùi) và Những trái tim Việt Nam (Phương Uyên). Điều còn mãi2023 quy tụ các ca sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng cổ điển như: NSƯT Đăng Dương, Phạm Thu Hà, Đỗ Tố Hoa, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác. Bên cạnh đó, ca sĩ Tùng Dương, nhóm nhạc Oplus cũng có khả năng thích ứng với dàn nhạc giao hưởng sẽ tham gia để tạo nên sự đa dạng về màu sắc giọng hát. Sự góp mặt của Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn hợp xướng Kosmos Operavà NSƯT Lệ Giang nghệ sĩ độc tấu đàn bầu và jazz, nghệ sĩ saxophone An Trần, nghệ sĩ trống sấm Trương Thị Thu Hà cũng là một cách để giới thiệu với công chúng những nghệ sĩ tài năng của nước nhà, nhằm hướng Điều còn mãi 2023tới một không gian âm nhạc vừa sang trọng nhưng vẫn hiện đại và truyền thống. |
Trước đó, Cục Di sản văn hóa nhận được Công văn số 1566/SVHTTDL-QLDSVH ngày 12/9/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đề nghị Cục có ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi các sắc phong tại phủ Vân Cát do Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện (dự kiến tiếp nhận vào ngày 17/9/2024), kèm theo hồ sơ gồm các Công văn số 1040/UBND-VHTT ngày 10/9/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản; số 33/UBND-VHTT ngày 09/9/2024 của UBND xã Kim Thái và Đơn đề nghị ngày 06/9/2024 của ông Trần Văn Cường - thủ nhang Phủ Vân Cát.
Cục Di sản văn hóa hoan nghênh trách nhiệm và ý thức của nhân dân, thủ nhang Phủ Vân Cát, chính quyền địa phương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định trong việc nỗ lực tìm kiếm các hiện vật, tư liệu nhằm củng cố giá trị khoa học liên quan đến di tích, góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Phủ Dầy. Tuy nhiên, việc triển khai phải bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Đối với việc phục hồi các sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát, Cục Di sản Văn hóa cho biết, Luật Di sản văn hóa quy định việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải căn cứ từ bản gốc, phải có bản gốc để đối chiếu và phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Về quy định "phục hồi", Luật Di sản văn hóa chỉ có quy định về việc phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cụ thể tại Khoản 13 Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 34 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 35 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó, Luật Di sản văn hóa chỉ quy định về việc phục hồi đối với di tích lịch sử - văn hóa, không quy định phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Với các căn cứ pháp lý nêu trên, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc làm mới các sắc phong nêu trên và chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trường hợp các sắc phong mới đã được làm xong, đề nghị Sở chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, hủy bỏ để không làm sai lệch di sản văn hóa.
Đồng thời, để bổ sung các tư liệu nhằm củng cố lịch sử, giá trị của di tích theo nguyện vọng, đề xuất của thủ nhang, chính quyền và nhân dân địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định có thể đề nghị, phối hợp với cơ quan nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cung cấp bản sao tài liệu có đóng dấu sao y bản chính để lưu giữ, tham khảo.
Tuy nhiên, việc sử dụng các tư liệu này vào công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích phải được thẩm định tính xác thực bằng văn bản của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học có liên quan và phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định công nhận tài liệu lưu trữ quý, hiếm tại Đình Hoàng (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm).
" alt=""/>Cục Di sản văn hoá yêu cầu dừng làm mới các sắc phong tại phủ Vân CátBìa 5 bản sách tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Nga của trường ca 'Thức với biển', tác giả Nguyễn Đình Tâm, vừa được Ukiyoto Canada xuất bản trung tuần tháng 1/2024.
Sau thành công ấn tượng khi được dịch sang tiếng Anh và xuất bản một năm trước, Thức với biểnđã gây tiếng vang tại Hội chợ sách quốc tế Frankfurt vào tháng 10 /2023, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Ukiyoto Canada, một nhà xuất bản đa ngôn ngữ, có phạm vi hoạt động rộng khắp thế giới, đã nhận ra giá trị đích thực của tác phẩm và quyết định phát hành toàn cầu, đưa trường ca biển thời chiến tranh Việt Nam này đến với độc giả nước ngoài.
Trường ca này không chỉ là một tác phẩm văn học thuần túy mà còn là một chứng nhân lịch sử, tái hiện một cách sống động và chân thực hình ảnh về cuộc chiến tranh trên biển.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét rằng: “Thức với biểnlà một trường ca hay, khắc họa một con đường đặc biệt trên biển trong chiến tranh với những hình ảnh về biển cả vô cùng ấn tượng và sâu sắc. Nguyễn Đình Tâm không chỉ là nhà thơ mà còn là một nhà triết lý qua cách ông thể hiện quan điểm về thơ ca: đề tài chỉ là phương tiện để nhà thơ dựng lên thi ca. Thức với biển không chỉ kể về biển cả mà còn là hành trình của những câu thơ, như một con đường giữa những lớp sóng bời bời, mang đến cảm xúc mạnh mẽ và sâu lắng cho người đọc”.
Cuốn sách không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc mà còn là một tài liệu quý giá, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học thế giới. Thức với biển của Nguyễn Đình Tâm chắc chắn sẽ tiếp tục chinh phục trái tim độc giả khắp nơi, trở thành một trong những tác phẩm văn học Việt Nam có ảnh hưởng sâu rộng trên thi đàn quốc tế.
Sao Khuê