17 phòng trọ nhà thầy Tuấn là địa chỉ trú chân của nhiều thế hệ học sinh huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An). Đặc biệt,ốcgiaThầygiáovùngbiênnhiềunămchothísinhởtrọmiễnphíthời sự quốc tế 24h khu trọ này hoàn toàn miễn phí cho thí sinh trong mùa thi.
17 phòng trọ nhà thầy Tuấn là địa chỉ trú chân của nhiều thế hệ học sinh huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An). Đặc biệt,ốcgiaThầygiáovùngbiênnhiềunămchothísinhởtrọmiễnphíthời sự quốc tế 24h khu trọ này hoàn toàn miễn phí cho thí sinh trong mùa thi.
Tại sự kiện này, Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa và đại diện các công thành viên của Tập đoàn tại Nhật Bản và Singapore đã đối thoại, hiến kế để phát triển cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam gắn với chuỗi giá trị toàn cầu và trưng bày giới thiệu các sản phẩm, giải pháp công nghệ số tiêu biểu tại khu vực triển lãm.
Năm 2022, cũng là năm đầu tiên, VFTE được kết nối trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật Bản, Singapore. Là doanh nghiệp tiên phong toàn cầu hoá và hiện là doanh nghiệp CNTT nước ngoài hàng đầu tại Nhật Bản, Singapore, FPT rất vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông tin tưởng giao trọng trách kết nối các doanh nghiệp tại hai đầu cầu này.
Chia sẻ tại phiên tham luận của Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT cho biết: “Việc tích luỹ kinh nghiệm, năng lực công nghệ sau 20 năm làm việc tại nước ngoài giúp chúng tôi trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao, như dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM, Hệ thống quản lý thuế TMS; Hệ thống vé tàu điện tử; Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital; đóng góp vào sự phát triển KTXH quốc gia”.
Đồng thời, ông Khoa cũng đưa ra 5 đề xuất và cam kết FPT sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp CNTT Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của ngành và của đất nước. “Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của ngành CNTT, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần có một cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ, ở với vai trò tập đoàn tiên phong CNTT, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, trở thành người đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam tại cả thị trường trong nước và nước ngoài thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao hơn nữa giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều này, chúng tôi có 5 đề xuất. Một là Chính phủ cần tạo ra những bài toán lớn cho doanh nghiệp. Hai là thúc đẩy phá triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Make in Vietnam cho từng ngành, từng lĩnh vực. Ba là thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực công nghệ và bốn là đẩy mạnh thương hiệu chuyển đổi số Quốc gia. Và năm là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT” CEO FPT nói.
Trong khuôn khổ sự kiện, hai sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT cũng đã được vinh danh sản phẩm số Make in Vietnam xuất sắc hạng mục kinh tế số. Cụ thể, sản phẩm FPT Cloud - Điện toán đám mây thế hệ mới đạt giải Vàng và sản phẩm FPT.eSign - Dịch vụ chữ ký số từ xa đạt giải Top 10. Giải thưởng là động lực để các doanh nghiệp công nghệ, trong đó có FPT tiếp tục sáng tạo đổi mới, đóng góp hơn nữa vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Trước đó, tại VFTE lần thứ 2, nhiều sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ của FPT như akaBot – Giải pháp tự động hóa quy trình doanh nghiệp; FPT.AI – Nền tảng trí tuệ nhân tạo; akaChain - Nền tảng blockchain cho doanh nghiệp; FPT.EagleEye - Giải pháp giám sát an toàn và phản ứng sự cố; CodeLearn – Nền tảng dạy và học lập trình trực tuyến; FPT.iBus - Hệ thống Quản lý và điều hành vận tải xe buýt thông minh và Base.vn - Nền tảng quản trị doanh nghiệp số 1 Việt Nam cũng đã được vinh danh tại giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam.
VFTE là diễn đàn thường niên do Bộ TT&TT tổ chức với mục tiêu thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép, vừa phát triển đồng bộ ba trụ cột gồm chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Nguyễn Thái
" alt=""/>CEO FPT đề xuất thúc đẩy Make in Vietnam cho từng ngànhChiếc xe khởi nghiệp thành công của nhà sáng lập Bentley
Đó là chiếc xe huyền thoại Bentley 4 ½ Le Mans sản xuất năm 1927, được cầm lái bởi đôi vợ chồng già, ông Keith Ashworth và bà Norah Ashworth, đến từ Vương quốc Anh.
Chia sẻ với PV VietNamNet, ông bà Keith và Norah Ashworth cho biết: "Những con đường ở chặng hành trình tới này có nhiều đoạn thật sự nhỏ và khó đi nhưng tôi mong nó sẽ là trải nghiệm tuyệt vời, đi qua những vùng đất xinh đẹp ở Việt Nam".
Theo Câu lạc bộ xe cổ Rally The Globe, ông bà Ashworth là những nhà sưu tầm nổi tiếng ở Anh quốc, bắt đầu tham gia các cuộc đua xe cổ từ năm 2008. Chỉ trong 5 năm qua, vợ chồng ông bà đã rong ruổi đủ khắp các châu lục cùng chiếc Bentley 4 ½ Le Mans trong nhiều giải đua Rally và hành trình xe cổ. Chiếc xe 96 tuổi, có lẽ nhiều hơn cả tuổi của cặp vợ chồng người Anh nhưng đã chiến thắng trong một số cuộc đua Rally khắc nghiệt, điển hình như cuộc đua Southern Cross Safari tổ chức ở Kenya và Tanzania hồi tháng 2-3/2020. Tính đến nay, chiếc xe cổ đã có 16 năm gắn bó với ông bà Ashworth.
Lịch sử thăng trầm gắn với các thế hệ chủ sở hữu của chiếc xe trong gần 100 năm qua không được Rally The Globe tiết lộ cụ thể. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VietNamNet, đây là chiếc Bentley có giá trị đắt đỏ nhất trong đoàn xe sang cổ đến Việt Nam, được giới sưu tầm xe quốc tế săn đón bởi ý nghĩa lịch sử và độ độc hiếm của nó.
Theo chuyên trang xe cổ Classic vào tháng 8/2021, một chiếc Bentley 4½ sản xuất năm 1929 đã đạt kỷ lục đấu giá trên sàn RM Sotheby's với giá 1,105 triệu USD (khoảng 27 tỷ đồng), nhưng đến tháng 8/2023 vừa qua đã bị một chiếc Bentley khác cùng đời phá kỷ lục với giá lên tới 1,6 triệu USD (khoảng 39,1 tỷ đồng). Riêng phiên bản Bentley 4 ½ Le Mans hiện có giá trị giao dịch thấp nhất từ 747.000 - 815.000 USD (khoảng 18,2 - 19,9 tỷ đồng).
Lý do cho các mức giá đắt đỏ trên là bởi Bentley 4½ Le Mans 1927 chính là mẫu xe mang về chiến thắng đầu tiên cho Bentley tại giải đua 24h Le Mans- một giải đua xe thể thao thường niên danh giá nhất lịch sử xe hơi thế kỷ XX, bắt đầu tổ chức từ năm 1923 tại Pháp. Kết quả thắng cuộc tại đây được coi là minh chứng tin cậy nhất cho sức bền của động cơ, khẳng định chất lượng xe và giúp nâng cao tên tuổi của bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào dành chiến thắng.
Do đó, những chiếc Bentley 4½ Le Mans 1927 còn là "chứng nhân lịch sử" trong những năm đầu khởi nghiệp của kỹ sư Walter Owen Bentley, nhà sáng lập hãng xe hơi siêu sang Anh quốc này.
Năm 1919, Walter Owen Bentley - người nổi tiếng với các động cơ quay lắp ráp trong các máy bay chiến đấu của Không quân Anh đã thành lập Bentley Motor Limited. Tuy nhiên, trong 5 năm đầu, Bentley liên tiếp gặp thất bại khi tham gia Giải đua 24h Le Mans (năm 1923 và 1924).
Để "phục thù", kỹ sư Walter Owen Bentley đã tập hợp các thợ máy giỏi và cả các tay đua để nghiên cứu ra động cơ mới 4½ lít (dung tích 4,4 lít) thay thế cho loại 3 lít công suất yếu và 6½ lít không hiệu quả trước đó. Nhờ đó, mẫu xe đua Bentley 4 ½ ra đời từ năm 1927 đã dành 4 chiến thắng liên tiếp từ năm 1927 đến 1931 trong 24h Le Mans. Trong giai đoạn này, hãng Bentley đã sản xuất 720 chiếc Bentley 4 ½ Le Mans và ghi danh trên thị trường.
Cận cảnh huyền thoại triệu đô Bentley 4 ½ Le Mans 1927 trên đường phố Việt Nam
Đến Việt Nam lần đầu tiên, chiếc xe cổ Bentley 4 ½ Le Mans vẫn giữ được vẻ đẹp tưởng như nguyên bản. Hình ảnh chiếc xe qua ống kính của PV VietNamNet cho thấy ngoại thất được chủ nhân chăm chút sáng bóng, toát lên vẻ sang trọng, quý phái đúng như định vị xe "siêu sang" từ ban đầu, thu hút nhiều quý ông giàu có mua sắm và trải nghiệm những năm 20 của Thế kỷ XX.
Trong lần đầu tiên đến Việt Nam với quy mô lớn và chính thức, các thành viên của CLB Rally The Globe đã được tiếp đón nồng nhiệt bởi CLB xe cổ Sài Gòn, bao gồm cả những hỗ trợ xử lý sự cố kỹ thuật dọc đường. Chặng đầu tiên của “Road to Hanoi Marathon” tại Việt Nam kéo dài 5 ngày từ 28/1-2/2. Các tay lái sẽ đua đường dài với trọng tâm thử sức bền của xe trong thời gian liên tục với nhiều tuyến đường địa hình khác nhau.
Có tổng cộng 26 xe sang cổ của các thành viên đến từ 10 quốc gia Âu- Mỹ tham gia. Các chủ nhân sở hữu những chiếc xe huyền thoại này đều là các nhà sưu tầm giàu có và thành đạt. Thương hiệu Bentley góp 4 chiếc bao gồm: Bentley 1/2 Le Mans năm 1927, Bentley DHC năm 1936, Bentley Speed 8 năm 1947 và Bentley R Type năm 1953. Ngoài ra là các xe cổ của Ford, Posrche, Mercedes, Fiat, Volvo, Jaguar...
Theo lịch trình, ngày 30-31/1, đoàn xe trải nghiệm cung đường ở TP.Quy Nhơn, Măng Đen.
Bạn đang sở hữu xe cổ độc lạ? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhắc đến hoàn cảnh ông bà, người dân thôn Tân Ấp ở xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đều hết sức thương cảm. Vợ chồng ông Tư vốn là công nhân đường sắt nhưng do về hưu sớm nên không nhận lương hưu. Con gái đầu Chu Thị Thủy (SN 1983) lấy chồng ở Quảng Nam, sinh được 4 người con.
"Không hiểu do mâu thuẫn thế nào nhưng năm 2018, chị sinh con út Chu Thiện Nhân thì không được chồng thừa nhận. Nhân được 8 tháng tuổi, chị Thủy phát hiện ung thư cổ tử cung. Chị cùng đứa con lớn bế theo Nhân đi bệnh viện mà không nói với gia đình nhà ngoại. Biết được hoàn cảnh, những người ở cùng phòng bệnh tìm cách liên lạc qua mạng xã hội, tôi vội bỏ hết công việc chạy vào với chị”, anh Chu Hồng Thắng (SN 1987), em trai chị Thuỷ kể.
Sau khi nằm viện mấy tháng, khối u đã di căn nên bệnh viện trả về. Ở nhà được thêm gần 2 tháng, cuối năm 2019 thì chị Thuỷ mất, để lại hai đứa con một lớn, một bé.
“Lúc mẹ mất, Thiện Nhân không biết gì, đầu đội khăn trắng chịu tang nhưng miệng khóc lóc đòi mẹ, ai chứng kiến cũng không cầm được nước mắt. Vì ông bà đã già yếu nên cháu đầu tôi gửi về cho bố nuôi, còn Thiện Nhân vì bố cháu không nhận con nên tôi nhờ chính quyền địa phương làm khai sinh và để cháu mang họ mẹ”, anh Thắng nhớ lại.
Sau khi mẹ mất, Nhân ở cùng ông bà ngoại được vài tháng, bà vừa già yếu, vừa phải chăm ông bị tai biến nằm liệt giường nên không đủ sức để chăm thêm cháu nhỏ.
“Có một gia đình hiếm muộn đến xin cháu về nuôi, không còn cách nào khác, chúng tôi phải để cháu đi. Tôi thương con, thương cháu đứt ruột nhưng chỉ biết khóc. Chỉ mong ở gia đình mới cháu được yêu thương, bù lại những mất mát mà một đứa bé 2 tuổi không đáng phải gánh chịu”, bà Thanh sụt sùi kể.
Khoảng đầu năm 2021, bà Thanh ăn uống không được, cứ ăn vào lại nôn ra nên gọi con trai về đưa đi khám. Các bác sỹ đã phát hiện bụng bà có một khối u bằng quả trứng gà. Sau khi phẫu thuật cắt khối u và một phần lá gan, đồng thời đi khám định kỳ, sức khoẻ bà dần tốt lên.
Đầu năm 2022, sau khi bỏ hai đợt khám, bà Thanh bị đau bụng trở lại, lúc đó khối u đã to lên rất nhiều. Lúc này, bác sỹ khuyên gia đình nên đưa bà về, từ đó bà cũng chỉ nằm một chỗ.
“Trước đây tôi cũng làm công nhân nhưng vì nghỉ nhiều để chăm chị, chăm bố mẹ nên bị công ty cho nghỉ việc. Nhưng nếu cứ ở nhà thì không có tiền để trang trải cuộc sống. Tôi vẫn còn có vợ và hai đứa con. Vợ tôi cũng làm công nhân nên cuộc sống rất chật vật.
Cách đây 2 tháng, tôi thuê người về chăm ông bà, mỗi tháng trả họ 3 triệu đồng, dùng bằng lương hưu của bố. Nếu tính cả tiền bỉm, sữa, thuốc men thì cũng tốn đến 10 triệu đồng/tháng cho cả hai người. Đây là số tiền quá lớn đối với gia đình",anh Thắng bộc bạch.
Mỗi ngày, anh nhận được 300 ngàn đồng tiền công, nhưng có ngày bố mẹ đau đớn, anh phải bỏ việc về nhà, thu nhập cũng trở nên bấp bênh. Ngoài anh Thắng, chị Thủy, ông bà Tư còn một người con gái lấy chồng cách nhà 10km, nhưng mới sinh con nhỏ nên cũng chẳng thể giúp được nhiều.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá cho biết, hộ gia đình ông Tư, bà Thanh thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã.
“Ông bà nằm một chỗ vì bạo bệnh, con đầu cùng vừa mất vì ung thư, cháu thì phải đem cho vì không thể chăm được. Dù biết hoàn cảnh nhưng xã cũng chỉ giúp được một phần nhỏ. Giờ chỉ mong các nhà hảo tâm giang tay giúp đỡ để ông bà có thêm chi phí trang trải cuộc sống”, ông Linh nói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Chu Hồng Thắng, thôn Tân Ấp ở xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. SĐT 0972205069 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.312 (ông Chu Hồng Tư) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |