Trong trận Chung kết giải đấu solo 1-vs-1 vừa mới kết thúc cách đây ít phút, Uzi lại một lần nữa chứng tỏ thực lực khi đánh bại tuyển thủ số một của LCS Bắc Mỹ, Søren "Bjergsen" Bjerg, với tỉ số 2-1 để bảo vệ thành công chức vô địch đã giành được cách đây một năm tại All-Star Barcelona 2016.
Nó khiến Uzi xây chắc vị thế tuyển thủ solo 1-vs-1 số một LMHTthế giới. Tuyển thủ sinh năm 1997 quá giỏi khi anh đã buộc Bjergsen với Zoe, vị tướng cực mạnh trong metagame hiện tại, phải hứng chịu thất bại sau Ván 1. Thay vì dùng những vị tướng cơ động như LeBlanc hay Kassadin để khắc chế Zoe, Uzi đã lựa chọn Kalista với những pha nhảy nhót liên tục.
Trong khi đó, Bjergsen luôn là người nhập cuộc tốt hơn nhờ đưa ra được những quyết định trao đổi chiêu thức đúng thời điểm, nhưng lại thất thế khi Uzi kích hoạt Giày Vò (E). Kalista không phải trò đùa ở mợi thời điểm của ván đấu, đó cũng chính là một trong những lý do khiến vị tướng này bị cấm 100% tại CKTG 2017.
Bjergsen cố gắng tận dụng khả năng kiểm soát lính tốt để vượt lên dẫn trước. Nhưng ngay khi người xem nghĩ rằng tuyển thủ người Đan Mạch đang thắng thế, thì anh lại cố gắng tạo ra những pha xử lý mạo hiểm, nhảy xổ vào đám lính với chiêu cuối.
Chưa rõ lý do tại sao Bjergsen lại làm vậy, nhưng chừng đó là đủ để tạo ra thời cơ cho Uzi dồn sát thương.
Cả hai tuyển thủ đều lựa chọn tướng Pháp Sư ở Ván 2. Được chơi một “kèo đấu” quen thuộc, Bjergsen đã cho thấy sự vượt trội hơn hẳn so với đối thủ. Taliyah rõ ràng là vị tướng mạnh hơn Syndra ở giai đoạn đầu – và Bjergsen đã tận dụng tối đa lợi thế này nhằm kiểm soát các đợt lính.
Lần này, anh đã không vứt bỏ đi cách biệt về chỉ số lính. Ở phía đối diện, Syndra của Uzi luôn tìm cách hạ gục Taliyah, nhưng lượng sát thương là không đủ để tạo ra sự đột biến.
Ở hai ván đấu đầu tiên, người chơi nào lựa chọn vị tướng có thiên hướng tấn công và kiểm soát lính tốt hơn đều giành được chiến thắng. Sang tới Ván 3 quyết định, Bjergsen tin dùng Ryze, vị tướng cũng có khả năng dồn sát thương tốt ngay từ ban đầu nhưng cần thêm thời gian để tăng tiến sức mạnh.
Quyết định này có vẻ như đã phản tác dụng. Quay trở lại với Kalista, Uzi đã tạo ra khoảng cách vượt trội về chỉ số lính so với đối thủ. Cần phải ha gục đối thủ để thay đổi cục diện, thế nhưng Bjergsen lại không thể đủ sức kết liễu Uzi.
Lần này tới lần khác, Uzi vẫn luôn trụ lại trên bản đồ với lượng máu ít ỏi còn lại.
Dần dần, Bjergsen đã rút ngắn được khoảng cách về chỉ số lính. Nhưng khi mà Uzi sắp chạm tới mốc 100 CS, Bjergsen buộc phải chơi “tất tay” và nó không đem lại hiệu quả. Chỉ số lính cuối cùng của Uzi trong trận Chung kết solo 1-vs-1 All-Star LA lại chính là Bjergsen và lại một lần nữa lên đỉnh vinh quang.
Vẫn chưa ai đủ sức đánh bại Uzi ở một giải đấu solo 1-vs-1 chính thức trong suốt hai năm nay. Quan trọng hơn, anh không chỉ là xạ thủ số một khu vực LPL mà còn trên toàn diện LMHTchuyên nghiệp thế giới.
2016 (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Vượt qua Bjergsen, Uzi vẫn là ‘trùm solo’ 1Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (thứ 4 từ trái sang) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: AFP
Từ khi khởi xướng, sáng kiến “Make In India” đã gặt hái được nhiều thành tựu. Một điểm sáng không thể không kể đến là sản xuất smartphone tại Ấn Độ. Theo dữ liệu được Hiệp hội Di động Ấn Độ (ICA) chia sẻ, Ấn Độ chiếm 11% sản xuất di động toàn cầu trong năm 2017, tăng từ 3% năm 2014, vượt qua Việt Nam để trở thành “công xưởng” di động lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc tính theo sản lượng. Nhờ đó, nhập khẩu điện thoại di động giảm xuống một nửa trong giai đoạn 2017-2018. Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất khoảng 500 triệu thiết bị trong năm 2019 với giá trị ước tính khoảng 46 tỷ USD. FTTF (The Fast Track Task Force), cơ quan thuộc Bộ Điện tử và CNTT được thành lập năm 2015, hướng đến tạo ra 1,5 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp năm nay nhờ tăng trưởng trong sản xuất điện thoại di động.
Nhà sản xuất smartphone Lava chỉ là một người chơi nhỏ trong ngành viễn thông di động nở rộ song lại trở thành biểu tượng cho tham vọng biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất điện tử toàn cầu của Thủ tướng Modi. Chỉ vài năm trước, Lava chuyên nhập khẩu điện thoại giá rẻ từ Trung Quốc. Nay, công ty tự sản xuất thiết bị riêng tại hai nhà máy ở ngoại ô New Delhi với 3.500 nhân sự và đang có kế hoạch mở rộng.
Bên cạnh các doanh nghiệp địa phương như Lava, những gã khổng lồ smartphone như Samsung, Oppo và Vivo cũng mở rộng nhà xưởng nhanh chóng tại Ấn Độ và bắt đầu đưa đến các nhà cung ứng linh kiện, trong khi các nhà thầu sản xuất như Foxconn cũng tăng cường quy mô. Theo Hiệp hội Điện tử và di động Ấn Độ, trong 4 năm qua, hơn 120 đơn vị sản xuất mới đã tạo ra hơn 450.000 việc làm cho ngành di động phần lớn nhờ chiến dịch “Make In India”. Điều đó đưa Ấn Độ vào vị thế tốt hơn khi mà chiến tranh thương mại và chi phí lao động gia tăng đang ảnh hưởng đến Trung Quốc, “công xưởng” lớn nhất thế giới.
Vikas Agarwal, Giám đốc OnePlus tại Ấn Độ, nhận xét quốc gia có cơ hội trở thành người chơi lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do có nền kinh tế vững mạnh. Dù cần khuyến khích sản xuất linh kiện giá trị cao và nghiên cứu, phát triển, Ấn Độ đã có khởi đầu thuận lợi. Dấu ấn ngành di động thể hiện rõ nét nhất ở Noida, nơi Lava đặt trụ sở. Từng là khu vực dành cho các công ty gia công công nghệ, Noida nay bùng nổ với nhiều công ty sản xuất mọi thứ, từ tai nghe, sạc điện thoại đến smartphone cao cấp. Samsung cũng mở nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới ở Noida. Năm 2017, hãng điện tử Hàn Quốc nói sẽ chi 672,45 triệu USD để mở rộng năng lực tại nhà máy trong 3 năm tiếp theo. Cách nhà máy Samsung không xa, Oppo đang xây cơ sở hoành tráng và sẽ sớm khai trương.
" alt=""/>“Make In India” đưa Ấn Độ thành công xưởng ĐTDĐ lớn thứ hai thế giới