
Bên cạnh đó, hình ảnh cô gái ngồi lên cột thỉnh chuông trong chùa khiến không ít người ngán ngẩm về ý thức của một bộ phận giới trẻ khi đi lễ đầu năm.
Thể hiện cái tôi không đúng chỗ
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng - Phó trưởng khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng nguyên nhân của việc thiếu văn hóa trong ứng xử nơi công cộng có nhiều lý do.
Đầu tiên là chủ quan từ nhận thức, hiểu biết và trình độ văn hóa của người trong cuộc. Nhiều bạn trẻ không ý thức được hành vi của mình gây phản cảm, ảnh hưởng cộng đồng.
Thứ hai, người trẻ đề cao cái tôi cá nhân quá mức và cho rằng lên chùa là sở thích muốn làm gì cũng được. Họ quên ở chốn tâm linh mọi hành vi phải theo chuẩn mực của văn hóa.
![]() |
Cô gái ngồi trên cột thỉnh chuông trong chùa khiến không ít người ngán ngẩm về ý thức của một bộ phận giới trẻ khi đi lễ đầu năm. Ảnh: FB Thanh Hùng. |
Nữ tiến sĩ chuyên ngành văn hóa cũng nhấn mạnh nguyên nhân khách quan dẫn đến những hành vi không đẹp một phần là công tác quản lý chưa tốt. Đại diện ban tổ chức mới chỉ chú ý nhắc nhở vệ sinh công cộng, giữ gìn an ninh trật tự, mà chưa quan tâm cách ứng xử và trang phục của người đi lễ chùa.
Vị giảng viên này cũng nêu thêm lý do khách quan khác: Một bộ phận cộng đồng thiếu trách nhiệm, ngại nhắc nhở. Từ đó, nhiều bạn trẻ không nhận ra việc làm sai của mình. Thậm chí, họ còn có cảm giác như được hậu thuẫn của đám đông.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng đưa ra lời khuyên khi thấy những hành động phản cảm, chúng ta cần nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự.
"Mặc dù có các tiêu chí xây dựng con người mới ở Việt Nam là thanh lịch, hào hoa, văn minh, lịch sự, chúng ta vẫn thiếu một cơ chế giám sát, xử phạt. Do vậy, mình chỉ có thể nhắc nhở nhẹ nhàng để các bạn trẻ thay đổi", nữ tiến sĩ cho hay.
Đi lễ chùa thế nào cho đúng?
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, ông cha ta thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, nghiêm túc khi đi lễ chùa. Trước đây, đàn ông mặc áo the, khăn xếp, chân đi guốc mộc. Mấy chục năm trở lại đây, họ mặc comple, đeo cà vạt, chân mang giày.
Phụ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, áo tứ thân hoặc áo dài, đầu đội khăn mỏ quạ, tay cầm nón quai thao. Hình ảnh đó đến nay vẫn còn trong lễ hội Lim ở Bắc Ninh.
Từ đó, nữ tiến sĩ khuyên các bạn trẻ đi lễ chùa nên ăn mặc tươm tất, gọn gàng, lịch sự và tôn trọng người khác.
Bạn trẻ nên mặc quần áo dài, kín cổ, không mặc áo ngắn tay, sát nách, quần soóc, váy ngắn. Du khách nên xưng hô con với thầy, khi thưa gửi với nhà sư thì chắp tay hình búp sen, miệng nói A di đà phật.
Qua cổng Tam quan vào chùa, du khách nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho bậc cao tăng, khoa bảng đi vào chùa và ra cũng theo cửa này.
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con cháu chứ không thể phù hộ đường công danh, tài lộc. Vì vậy, chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được che chở, bảo vệ. Vào đình, đền, bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…
"Khi thắp hương, bạn không để bị tắt, chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Chỉ dùng một nén hương là được, không thắp cả thẻ hương", bà Hồng khuyên.
Nữ tiến sĩ cũng lưu ý không phải chỗ nào cũng cắm hương. Du khách chỉ cắm vào bát hương, nếu đã có hương rồi thì không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây hay đồ lễ...
![]() Phản cảm cảnh mặc hở hang của thiếu nữ khi lễ chùaĐền chùa là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thế nhưng ở nơi tôn nghiêm này vẫn thường xuyên có những cô gái váy ngắn, quần soóc, hay áo trong suốt đi lễ khiến nhiều người nhức mắt. " alt=""/>Vì sao nhiều người trẻ vô ý thức khi lễ chùa?Tôi là con trai một của bố mẹ, trên tôi là một chị gái, dưới lại là hai cô em gái nên tôi trở thành quý tử không những của bố mẹ tôi mà còn là người nối dõi của cả dòng họ. Nói là quý tử cho sang, cho vui thế thôi chứ tôi sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo, ăn bữa sáng lo bữa trưa lấy đâu sung sướng mà mang danh cậu nọ, cậu kia!
Nhà tôi có 6 miệng ăn, chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng cằn, nắng thì hạn, ruộng khô nứt trâu đi lọt chân, mưa thì ruộng ngập như ao trồng gì chết nấy, vì vậy bố mẹ tôi cố lắm cũng chỉ lo được cho chị gái tôi và hai em học hết lớp 6, lớp 7 là nghỉ ở nhà tiếp bước bố mẹ ra đồng bới đất lật cỏ kiếm cái ăn, riêng tôi bố mẹ bảo cố gắng học được đến đâu bố mẹ cho học đến đấy, để sau này còn đi đây, đi đó thì còn có cái chữ mà ngẩng mặt lên với đời... Thế nhưng chắc số tôi không có phận tiến thân bằng con đường học vấn, lẹt đẹt, vất vả mãi tôi mới xong được lớp 12 rồi hai lần ba lô, túi xách, ăn cơm bụi vỉa hè để thi đại học đều trượt dài. Buồn, chán tôi nhất quyết từ biệt làng quê, từ biệt bố mẹ, vợ chồng chị gái và hai đứa em gái để ra thành phố kiếm việc nuôi thân. Trước khi rời nhà, tôi đã tự hứa với mình là nếu không thành danh ở chốn thị thành tôi sẽ không trở về nơi chôn rau cắt rốn để gặp bố mẹ, người thân nữa. Thành phố như một guồng quay lớn khiến tôi chóng cả mặt khi di chuyển trên đường, không hiểu người ở đâu mà lắm thế, xe cộ đan xen nhau cả ngày cho đến tận đêm khuya. Trình độ văn hoá có hạn, tôi theo một tốp thanh niên quê cũng ở xứ nghèo như tôi ngày ngày ra đứng ở đầu một con phố lớn để chờ người tới thuê làm việc. Tốp thanh niên tỏ ý ngưỡng mộ khi tôi là người đầu tiên rời chỗ đứng chờ việc để lên một chiếc xe tay ga mới bóng lộn do một phụ nữ đã trung tuổi điều khiển. Ngồi sau lưng người đàn bà sang trọng, thơm nức mùi son phấn, nước hoa đắt tiền tôi không dám thở mạnh chứ nói gì đến dám mở miệng hỏi là bà ta chở tôi đi đâu? Bà ta cần tôi làm việc gì? Ngoằn ngoèo cả tiếng đồng hồ dưới cái nắng oi ả khi trời đã vào đông, người đàn bà dừng xe ra hiệu cho tôi vào nhà, căn nhà rộng xây hết đất, cao tới 4 tầng với nội thất sang trọng đến choáng ngợp khiến tôi không biết đặt chiếc ba lô sờn cũ của mình vào đâu. Bà chủ thấy tôi lúng túng thì nhỏ nhẹ bảo cứ tự nhiên, rồi bà đưa cho tôi một bộ quần áo mới dùng để mặc trong nhà của người đàn ông thành phố. Bà chủ đưa tôi đến tận buồng tắm, hướng dẫn cho tôi cách sử dụng vòi sen nóng, lạnh. Khi tôi bước ra từ buồng tắm đã thấy bà chủ váy ngủ mỏng tanh như cánh chuồn chuồn, ngồi bên mâm cơm thơm phức mùi thức ăn nóng sốt chờ tôi. Bà chủ xưng là chị gọi tôi là em nghe ngọt sớt, bà bảo tôi " em dùng bữa cùng chị, rồi chị sẽ nói cho em chị cần em làm gì! " Lần đầu tiên trong đời, sắp bước qua tuổi 22 tôi mới có một bữa cơm sang như bữa tiệc, bà chủ còn cho tôi uống một cốc rượu khai vị ngọt ngọt, chua chua, mùi rượu quyến rũ đến nỗi tôi cạn cốc mà muốn uống thêm nữa... Rồi tôi đã đồng loã với bà chủ để trở thành người tình của bà ngay cái đêm đầu tiên tôi ở nhà bà. Tôi ăn trắng, mặc trơn, tôi được bà chủ cưng như báu vật, tôi chẳng phải động chân, mó tay vào việc gì ngoài việc thơm tho, sạch sẽ để chiều bà mỗi khi đêm xuống. Trong một lần cung phụng bà chủ, tôi mạnh dạn nói ước mơ đổi đời của mình, bà chủ hứa như đinh đóng cột rằng tôi cứ tận tâm với bà, gì chứ nhà lầu, xe hơi, giàu sang phú quý bà thừa sức lo cho tôi miễn là tôi đừng bỏ bà cô đơn! Nghe những lời hứa ấy, tôi mừng rơn, tôi tin vào lời hứa vàng ngọc của bà chủ, tôi vắt kiệt sức trai để hầu hạ bà chủ. Thế mà không ngờ giấc mơ thừa tiền, thừa của đã rời xa tôi mãi mãi khi mà người đàn bà thiếu tình kia sau gần hai năm chung sống cùng tôi đã tìm được trai trẻ mới. Ra khỏi nhà bà chủ với chiếc ba lô đã sờn cũ ngày xưa, con đường trở về quê hương vời vợi trong tôi khi tôi nhớ đến lời hứa với lòng mình là sẽ không gặp lại bố mẹ, gặp lại người thân nếu tôi không thành danh nơi phố thị. |