Điểm đầu của đường Vành đai 4 khi nối từ tỉnh Bình Dương vào TPHCM là đoạn cắt qua bờ sông Sài Gòn (khu vực đường Bàu Lách giao với tỉnh lộ 15, huyện Củ Chi) (Ảnh: Hải Long).
Theo UBND TPHCM, tuyến đường hướng tới mục tiêu phát huy tối đa hiệu quả lợi thế các tỉnh, giảm chi phí logistics, vận tải, thời gian lưu thông của hành khách, hàng hóa. Với việc là cầu nối đối với các cảng hàng hóa, đường Vành đai 4 TPHCM sẽ tạo xung lực rất lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.
Sau khi hoàn thành, đường Vành đai 4 TPHCM cũng hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc tuyến. TPHCM sẽ mở ra được không gian phát triển mới, tạo chuỗi liên kết theo ngành, theo địa phương.
Dự án Vành đai 4 TPHCM cũng góp phần giảm lưu lượng xe lưu thông trong nội thành, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, làm giảm đáng kể nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Với sự tác động lan tỏa, UBND TPHCM nhận định, việc đầu tư dự án là rất cấp thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện tại.
Tổng chiều dài dự án Vành đai 4 TPHCM trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dài 159,31km. Đoạn qua TPHCM dài khoảng 16,7km; qua Bà Rịa - Vũng Tàu 18,23km; qua Đồng Nai hơn 46km; qua Long An khoảng 78,3km.
Quy hoạch hướng tuyến đường vành đai 4 TPHCM (Đồ họa: Ngà Trịnh).
Theo phương án sơ bộ, mặt cắt ngang của Vành đai 4 TPHCM sau khi hoàn chỉnh rộng 74,5m với 8 làn cao tốc và hệ thống đường song hành. Dự án cũng xây dựng hoàn chỉnh 23 nút giao liên thông và một số điểm ra, vào đường bộ cao tốc.
Đường Vành đai 4 TPHCM có diện tích đất chiếm dụng hơn 1.400ha. Trong đó, TPHCM là hơn 206,5ha; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 146,8ha; tỉnh Đồng Nai khoảng 482,6ha; tỉnh Long An khoảng 579,5ha.
Trong tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, TPHCM dự kiến hoàn thành dự án Vành đai 4 từ nay đến năm 2028. Năm 2024-2026 là giai đoạn cho công tác chuẩn bị, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; từ năm 2026 đến năm 2028, dự án bắt đầu khởi công xây dựng và hoàn thành.
" alt=""/>Vành đai 4 TPHCM mở cơ hội phát triển cho Đông Nam Bộ và miền TâyChuyên gia Nga lưu ý, tốc độ Mach 10, hay gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tương đương với 3km mỗi giây. Ông Litovkin cho rằng, khó có hệ thống phòng không hoặc phòng thủ tên lửa nào trên thế giới có khả năng đánh chặn những tên lửa siêu vượt âm này.
"Phương Tây không có tên lửa bay với tốc độ như vậy hoặc tên lửa siêu vượt âm nào như vậy. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần khoe rằng họ có những tên lửa tương tự, nhưng họ chưa bao giờ cho tên lửa bay để thể hiện điều đó", ông Litovkin nói thêm.
Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine (Nguồn: RT).
Ngoài ra, tên lửa Oreshnik cũng được trang bị nhiều đầu đạn. "Tên lửa tăng tốc toàn bộ đầu đạn lên tốc độ siêu vượt âm với các khối tách biệt bay đến mục tiêu cũng ở tốc độ siêu vượt âm", ông Litovkin nói.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa mới của Nga có thể mang theo ít nhất 6 đầu đạn. Tên lửa được phát triển mới, dựa trên công nghệ siêu vượt âm tiên tiến và vật liệu hiện đại.
Oreshnik dường như có đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), tức là các đầu đạn riêng biệt mang khối nổ thông thường hoặc khối nổ hạt nhân để tấn công các mục tiêu khác nhau.
Nhà phân tích quân sự Vladislav Shurygin nói với trang tin Izvestiyarằng, Oreshnik có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân hiện có. Nó cũng có thể phá hủy các boongke kiên cố nằm ở độ sâu lớn mà không cần sử dụng đầu đạn hạt nhân.
Các chuyên gia cho rằng tên lửa tầm trung Oreshnik sẽ chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để tiếp cận các mục tiêu quan trọng của NATO ở châu Âu. Theo một số ước tính, tên lửa này có thể tiếp cận căn cứ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ tại Redzikowo, Ba Lan trong vòng 8-11 phút.
"Hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu biệt lập, được bảo vệ cao. Dựa trên nhiệm vụ và tầm bắn, tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, khiến nó khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác", Sergey Karakayev, chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Nga tuyên bố.
Đài BBC dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu, nhưng chưa thể tới Mỹ.
Báo Le Monde dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp cho rằng, các hệ thống phòng không của phương Tây có khả năng phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga nhưng khó có thể bắn hạ tên lửa.
Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết, trong vụ phóng mới nhất, thời gian bay của tên lửa Nga từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích tại thành phố Dnipro là 15 phút. Tên lửa được trang bị 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 đầu đạn con. Tốc độ ở giai đoạn cuối là trên Mach 11.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, tên lửa Oreshnik là một trong những tiến bộ quân sự mới nhất của Nga, không phải là sự hiện đại hóa vũ khí cũ của Liên Xô. Ông chủ Điện Kremlin khẳng định chưa nước nào trên thế giới có loại vũ khí như vậy. Theo ông, các quốc gia khác đang nghiên cứu những phát triển tương tự, nhưng họ sẽ không có hệ thống này trong ít nhất một hoặc hai năm nữa.
Tổng thống Putin ca ngợi Oreshnik là tên lửa có độ chính xác và hiệu quả rất cao. Ông xác nhận tên lửa Oreshnik có thể đạt tốc độ từ 2,5 đến 3km/giây, nghĩa là không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có khả năng đánh chặn.
" alt=""/>Mỹ, NATO bất lực trước tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga?Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
"Về thời điểm chiến tranh sẽ kết thúc... Đó là khi Nga muốn cuộc chiến này kết thúc, khi nước Mỹ có vị thế mạnh mẽ hơn, khi Nam Bán cầu đứng về phía Ukraine và ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh. Đó sẽ không phải là một con đường dễ dàng, nhưng tôi tin tưởng rằng chúng ta có mọi cơ hội để thực hiện điều đó vào năm tới", Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu tại một hội nghị về an ninh lương thực hôm 23/11.
"Chúng tôi cởi mở với các đề xuất từ các nhà lãnh đạo của các nước châu Phi, châu Á và các quốc gia Ả Rập. Tôi cũng muốn nghe các đề xuất của tổng thống mới của Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy các đề xuất này vào tháng 1 và chúng ta sẽ có một kế hoạch để chấm dứt cuộc chiến này", ông Zelensky nói thêm, đề cập đến các đề xuất chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ hôm 19/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố cuộc chiến sẽ kết thúc ngay khi Nga "đạt được mục tiêu của mình".
Ông Peskov khẳng định Nga muốn đạt được mục tiêu của mình thông qua đàm phán, nhưng Ukraine đã cấm mọi cuộc đàm phán với Moscow.
Nga mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine từ tháng 2/2022 với tuyên bố nhằm "phi quân sự hóa, phi phát xít hóa" quốc gia láng giềng. Sau gần 3 năm, cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết rõ ràng mặc dù Moscow đang chiếm ưu thế hơn, trong bối cảnh Ukraine cạn kiệt nguồn lực quân sự do viện trợ từ phương Tây chậm lại.
Moscow nhiều lần tuyên bố vẫn để ngỏ đàm phán hòa bình, nhưng nhấn mạnh Kiev cần chấp nhận "thực tế mới về lãnh thổ", nghĩa là công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea và 4 vùng Nga tuyên bố sáp nhập vào năm 2022 gồm Kherson, Zaporizhia, Lugansk, Donetsk.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố không bao giờ nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình. Vào mùa thu năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ban hành sắc lệnh cấm Kiev tổ chức bất kỳ cuộc đàm phán nào với giới lãnh đạo hiện tại của Nga.
Ông Zelensky cũng đưa ra kế hoạch hòa bình, yêu cầu Nga rút lực lượng khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể được tiến hành.
Moscow coi kế hoạch này là vô lý và đổ lỗi cho Kiev cũng như những nước ủng hộ Ukraine ở phương Tây đã từ chối bất kỳ cuộc đối thoại có ý nghĩa nào.
Đầu tuần này, Tổng thống Zelensky cho rằng, trong kịch bản xấu nhất, Mỹ sẽ cắt viện trợ và Kiev sẽ thua trong cuộc xung đột với Nga.
Ông Zelensky thừa nhận tình hình chiến trường ở miền Đông Ukraine khó khăn và Nga đang đạt được những bước tiến. Theo đó, Kiev sẽ nỗ lực để có thể chấm dứt xung đột với Nga vào năm sau.
"Chúng tôi phải làm mọi thứ để cuộc chiến này kết thúc vào năm tới thông qua các biện pháp ngoại giao", ông Zelensky tuyên bố.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, luật pháp Mỹ ngăn không cho ông gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trước lễ nhậm chức vào tháng 1 tới. Ông dự định trao đổi trực tiếp với ông Trump thay vì thông qua một cố vấn hay một đặc phái viên.
Ông Zelensky cũng bày tỏ tin tưởng rằng xung đột sẽ chấm dứt nhanh chóng hơn nhờ chính sách từ chính quyền sắp tới của ông Trump.
Tổng thống đắc cử Donald Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt cuộc chiến này trong vòng 24 giờ sau khi đắc cử. Ông Trump cũng cảnh báo sẽ chấm dứt việc viện trợ quân sự cho Ukraine.
" alt=""/>Ukraine nêu khả năng chấm dứt xung đột với Nga