45 đài PTTH Việt Nam có chiến lược chuyển đổi số
Đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) nhấn mạnh: Bộ TT&TT đang đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là báo chí, truyền thông. Hiện tại, khoảng 45 đài PTTH Việt Nam đã ban hành chiến lược chuyển đổi số, khoảng 41 đài bố trí nhân sự riêng để phát triển nội dung số/làm công tác chuyển đổi số và khoảng 30 đài triển khai hạ tầng số riêng, xây dựng ứng dụng, nền tảng, khoảng 15 đài ứng dụng AI trong sản xuất chương trình.
Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số báo chí sẽ giúp các đài có bước chuyển mình mạnh mẽ. Việc tăng cường truyền thông trên mạng xã hội được xem là nội dung sống còn, bắt buộc trong thời gian phát triển tiếp theo của các đài. Từ phát triển tốt nội dung và đưa nội dung lên nền tảng số, tiến tới mô hình kinh doanh trên môi trường số, từng bước làm chủ các nền tảng.
AI là một trong những công nghệ then chốt trong công cuộc chuyển đổi số. Việc sử dụng AI trong phát triển nội dung, tiếp cận sản xuất, chuyên môn và quản trị tòa soạn là nội dung mà nhiều cơ quan báo chí mong muốn được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các đài PTTH địa phương thừa nhận vẫn còn thiếu và yếu về nhân lực sản xuất nội dung, mong muốn Bộ TT&TT làm cầu nối để được hỗ trợ đào tạo nhân lực, nâng cao tay nghề chuyên môn và học cách sử dụng các công nghệ và kỹ thuật mới. Các đài cũng phản ánh, để sản xuất một chương trình hay, việc mua bản quyền và đầu tư rất tốn kém, do đó, việc hỗ trợ kinh phí hoặc tiếp cận công nghệ mới vô cùng cần thiết.
Nhiều không gian để đồng sản xuất nội dung giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Ông Hong Jong Bae, Giám đốc Cục Phát thanh truyền hình, Cơ quan truyền thông Hàn Quốc (KCA), đã chia sẻ các quy định và luật liên quan đến lĩnh vực PTTH của nước này. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra 6 chiến lược về PTTH và hơn 100 nhiệm vụ cụ thể để hiện thực hóa. Trong đó, AI được ứng dụng rộng rãi vào hoạt động sản xuất nội dung trong tất cả các khâu, từ lên kế hoạch, sản xuất đến tiếp thị, phân phối.
Chẳng hạn, AI có thể phân tích nhu cầu, thói quen xem TV của khán giả để đưa ra video quảng cáo tự động và phù hợp với thị hiếu. Công nghệ này cũng tạo phụ đề, dịch hay xử lý ngôn ngữ hoàn toàn tự động.
Bên cạnh AI, hàng loạt công nghệ mới đang được áp dụng trong sản xuất các chương trình PTTH và phim ảnh, nổi bật là Xtended Reality (XR – thực tế mở rộng).
Theo ông Kim Seung Jun, Giám sát kỹ thuật đài KBS, Xtended Reality giúp mở rộng không gian studio, kết hợp hài hòa với các công nghệ như đồ họa, hệ thống ánh sáng để thay đổi bối cảnh liên tục, mang đến cảm nhận khác biệt cho từng chủ đề.
Tuy nhiên, việc thiết lập trường quay Xtended Reality đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ thiết bị như màn LED, hệ thống đèn trần, sàn cho đến tương tác của nhân vật và đội ngũ kỹ thuật (chuyên gia đa phương tiện, phần mềm, đồ họa 3D, bảo trì hệ thống...) am hiểu kiến thức.
Một công nghệ khác đang được Hàn Quốc chú trọng là tái dựng bối cảnh lịch sử và di sản văn hóa thông qua 3D. Các công ty đang nỗ lực xây dựng thư viện Korea Original Asset sử dụng dữ liệu quét 3D chi tiết để dùng trong sản xuất phim truyền hình và chương trình khác.
Liên quan đến hợp tác giữa các đài PTTH Việt Nam và Hàn Quốc, đại diện đài JTBC cho rằng yếu tố quan trọng nhất chính là đưa ra nội dung mới dựa trên hiểu biết sâu sắc về nhu cầu thị trường.
Khi hợp tác với nhau, các bên sẽ phát triển được thế mạnh của mình, từ đó mở rộng thể loại và địa bàn phân phối. JTBC mong muốn được tiếp tục hợp tác trong các dự án chung với các đài PTTH Việt Nam và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm này, bà Trần Thái Thuỷ, Giám đốc Trung tâm Điện ảnh, Đài PTTH Hà Nội, nhận xét Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều không gian để hợp tác sản xuất chương trình. Bà khẳng định không có lý do gì để các đài địa phương không phát huy hợp tác, từ phim ảnh, talk show dựa trên chất liệu văn hóa của mỗi quốc gia đến tin tức, phóng sự cho các sự kiện quốc tế.
Đánh giá cao các tham luận và ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo, ông Hoàng Hữu Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ TT&TT, cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các đài và làm việc với các cơ quan liên quan để đưa ra đề xuất cụ thể. Trong thời gian chờ đợi, các đài nên có đề án cụ thể liên quan đến kinh phí, kỹ thuật và tận dụng nguồn lực địa phương.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT mong muốn Hiệp định đồng sản xuất chương trình PTTH sẽ là nền tảng quan trọng để xúc tiến hợp tác giữa hai nước.
" alt=""/>Nhiều cơ hội hợp tác sản xuất chương trình PTTH giữa Việt Nam và Hàn QuốcNgừng cấp nước để sửa chữa đường ống
Mấy ngày nay, khách hàng, dân cư khu vực ở phía Tây Nam Hà Nội đang sử dụng nguồn nước sạch sông Đà đã nhận thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt để sửa chữa định kỳ đường ống truyền tải từ nhà máy nước sông Đà về Hà Nội.
Trước đó, Cty kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwaco) có thông báo tạm ngừng cấp nước gửi đến khách hàng nêu rõ thời gian tạm ngừng cấp nước từ 17 giờ ngày 17/8 đến 6 giờ ngày 18/8/2017. Tuy nhiên, vì lý do thời tiết Cty CP nước sạch Vianconex (Wiwasupco)-đơn vị đang vận hành nhà máy nước sạch sông Đà đã thay đổi thời gian ngưng cấp nước trên.
![]() |
Thông báo thay đổi lịch tạm ngừng cấp nước để sửa chữa định kỳ tuyến ống truyền tải nước sạch sông Đà. |
Theo thông báo mới của Viwaco, căn cứ vào công văn của Wiwasupco về việc tạm dừng cấp nước để bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tuyến ống truyền tải nước Sông Đà -Hà Nội -Đường đại lộ Thăng Long thời gian tạm ngừng cấp nước chuyển từ 17h ngày 17/8 sang 17h ngày hôm nay (23/8). Dự kiến cấp nước trở lại vào 6h ngày mai (24/8).
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ cuối tháng 7, khu vực Linh Đàm, Hà Đông, Tây Mỗ, Đại Mỗ đã liên tục bị mất nước. Nhiều người dân cho biết khi gọi đến đơn vị cung cấp dịch vụ nước sạch, họ chỉ được trả lời nguyên nhân mất nước do áp lực nước nguồn yếu.
“Gần một tháng nay đã thường xuyên xảy ra tình trạng nước yếu. Nhà nào không có bể chứa thì còn bị mất nước chứ không phải đến hôm nay mới mất như thông báo. Hôm nay, có nhà đã phải đi mua cát đá về xây bể ngầm vì hút nước từ sáng nhưng không có. Họ thông báo cắt nước từ chiều đến sáng hôm sau nhưng theo như nhiều lần bị mất nước vì vỡ ống trước đó thì thường mất nước vẫn kéo dài thêm 1 -2 ngày. Khu vực ở cuối nguồn càng bị ảnh hưởng lâu hơn” – Chị Mỹ Duyên (đường Lê Trọng Tấn) cho biết.
Anh Văn Dương (Đại Kim – Hoàng Mai) cũng cho hay, nhiều hộ gia đình nháo nhác từ sáng vì thông báo mất nước. Đi làm phải gọi điện về dặn người ở nhà tích trữ nước. “Dự kiến sáng mai sẽ cấp nước trở lại nhưng mấy tuần nay tôi thấy nước đã yếu rồi. Bây giờ không tích trữ nước thì không có nước dùng sinh hoạt tối thiểu hàng ngày mà tích trữ nước thì lại lo muỗi, bọ gậy, lăng quăng trong khi dịch sốt xuất huyết đang bùng phát” – anh Dương thở dài lo lắng.
Nhiều hộ gia đình nháo nhác vì thông báo ngừng cấp nước, không tích trữ nước thì không có nước sinh hoạt trữ nước lại lo muỗi, bọ gậy, loăng quăng trong khi dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại thủ đô. |
Cuối tháng 7, trao đổi với PV VietNamNet đại diện Cty Viwaco cũng xác nhận áp lực nước trong thời gian qua bị giảm.
Trước nhiều thông tin cho rằng, việc thông báo tạm ngừng cấp nước sạch trên diện rộng cả khu vực phía Tây Nam lần này liên quan đến việc vỡ đường ống và thông tin đường ống tiếp tục bị vỡ được “ém nhẹm”, một cán bộ Wiwasupco cho biết việc sản xuất và cung cấp nước vẫn bình thường. “Đường ống thỉnh thoảng vẫn duy tu bảo dưỡng là chuyện bình thường. Việc đường ống có sự cố không chúng tôi sẽ hỏi xem bộ phận ở dưới như thế nào” – vị này nói.
Dân thiếu nước, doanh nghiệp “ngồi mát ăn bát vàng”
Mỗi khi mùa hè đến, người dân Thủ đô lại lo ngại về khả năng thiếu nước sinh hoạt, nhất là nguy cơ vỡ đường ống nước sông Đà vẫn hiện hữu sau 21 lần vỡ đường ống trước đây. Điều đáng nói, trong khi người dân ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội đang bị mất nước, thiếu nước sinh hoạt thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch sông Đà lại có doanh thu và lợi nhuận “khủng”.
Theo báo cáo kinh doanh của Cty Wiwasupco-đơn vị đang sản xuất, vận hành nhà máy nước sạch sông Đà, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng (đạt 97%). Trong đó, lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm là 83 tỷ đồng (đạt 102%). Báo cáo kinh doanh của Wiwasupco cho thấy, doanh nghiệp này hàng năm đều có hàng tỷ đồng gửi ngân hàng.
Còn Cty Viwaco là đơn vị tiếp nhận nguồn nước sông Đà cung cấp cho khu vực Tây Nam Hà Nội, tiền thân là Cty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch, thành lập ngày 17/3/2005, vốn điều lệ ban đầu của Viwaco là 40 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính tại Đại hội cổ đông vừa qua, Viwaco đã nâng vốn điều lệ lên thành 80 tỷ đồng và cơ cấu sở hữu cũng có nhiều thay đổi.
Một số cổ đông lớn của Viwaco có Cty CP Đầu tư và Phát triển sinh thái. Báo cáo tài chính cho thấy doanh nghiệp này đang có doanh thu “khủng”. Trong năm 2016 tổng doanh thu của Cty này trên 515 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 90 tỷ đồng, còn tiền đầu tư là 112,8 tỷ đồng. Kế hoạch đề ra trong năm nay dù doanh thu và lợi nhuận giảm hơn so năm 2016 nhưng số tiền bỏ vào đầu tư lại tăng “khủng” trên 324 tỷ đồng. Doanh nghiệp này chi trả cổ tức ở mức 30%.
Hà Nội: Sốt xuất huyết tăng do vỡ ống nước sông Đà Tính đến ngày 20/8, Hà Nội có hơn 18.800 ca sốt xuất huyết so với TP HCM gần 18.200 bệnh nhân. Trong khi đó từ đầu năm đến nay Sài Gòn dẫn đầu các địa phương có nhiều người bị sốt xuất huyết nhất, còn Hà Nội có tốc độ lây lan dịch nhanh nhất. Lý giải việc Hà Nội số ca mắc sốt xuất huyết tăng, theo Bộ Y tế do khu vực này mùa hè đến sớm, không có đợt rét tháng 3 nên muỗi có điều kiện phát triển, kết hợp với sự cố vỡ nước sông Đà dẫn đến người dân tăng trữ nước tạo điều kiện cho bọ gậy, lăng quăng phát triển cũng được coi là một trong những nguyên nhân, làm cho số người mắc sốt xuất huyết tại thủ đô tăng nhanh. |
Hồng Khanh
-Ngày 18/6, Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã phải ngừng cấp nước để khắc phục sửa chữa điểm rò rỉ trên tuyến ống nước sạch Sông Đà tại Km30+60 Đại Lộ Thăng Long.
" alt=""/>Cắt nước sạch sông Đà giữa bão sốt xuất huyết, dân vừa trữ nước vừa run