
![]() |
TPHCM đang nỗ lực xóa các điểm nuôi giữ trẻ không phép. Ảnh Lê Huyền |
Theo lộ trình, trong năm 2014-2015 xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm ở 8 quận huyện bao gồm: Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Nhà Bè, Tân Phú, Thủ Đức, Quận 7, Quận 12 về công tác nhận chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
Mỗi quận, huyện thí điểm từ 1 đến 2 trường mầm non công lập.
Trong năm 2015-2016 triển khai thực hiện tại 12 quận, huyện (50% số quận, huyện) với 8 quận huyện như cũ và mở ra 4 quận huyện mới bao gồm quận 9, 11, Gò Vấp, Tân Bình đồng thời khuyến khích các quận, huyện có điều kiện đăng kí.
Đến năm 2016-2017 thực hiện đại trà tại 24 quận, huyện, củng cố và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi.
Năm 2017-2018 và các năm tiếp theo các quận, huyện tập trung mở rộng số trường nhận trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi.
Về kinh phí, trước mắt tổng kinh phí đầu tư cho đề án trong ba năm đầu từ 2014-2016 là gần 30 tỷ đồng.
Sở GD-ĐT TPHCM cho biết để thực hiện đề án trước hết sẽ thực hiện công tác tuyên truyền đối với các phụ huynh, nhà giáo, khuyến khích công tác xã hội hóa. Rà soát thống kê trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi bao gồm thống kê nhóm có phép và không phép để hộ trợ về thủ tục, đóng cửa tuyệt đối 124 nhóm không đảm bảo điều kiện.
Huy động xã hội hóa, khuyến khích nhà đầu tư bằng cách cho thuê đất dài hạn, miễn thuế 5 năm đầu, vay vốn kích cầu 10-15 năm...
Lê Huyền
" alt=""/>30 tỷ cho ba năm thí điểm giữ trẻ từ 6 tháng tuổi![]() |
Một phiếu bài tập về nhà |
“Bươn chải” là gì hả mẹ?
Chị Hương Giang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ sự bực bội khi hướng dẫn con làm bài ôn tập chuẩn bị thi. “Ai đời, học sinh mới có 7 tuổi, mà bài điền từ vào chỗ trống toàn cho các từ mà các cháu không biết nghĩa, nên điền không nổi. Cho các vần “uông”, “ươn” rồi “đố” bé điền đúng từ “bươn chải”. Con mình ngồi ngẩn ra chẳng biết điền cái gì vào cái cụm từ được cho “B… chải” đó – nó biết mỗi… bàn chải. Đến khi bảo con điền vần “ươn” thành từ “bươn chải”, thì nó lại ngẩn ra lần nữa, hỏi “Bươn chải là gì hả mẹ?”.
“Dùng đến từ điển vẫn chẳng giúp con hiểu “bươn chải” là gì. Đành phải dạy con khi gặp các bài dạng này mà không hiểu nghĩa của từ thì cứ thử ghép các vần được cho với phụ âm cho sẵn, rồi ghép các dấu (cũng đã cho sẵn) vào, đọc lên cảm thấy từ nào thuận thì điền vào”.
Nhưng không phải lúc nào bé cũng có cơ hội áp dụng cách làm mò mẫm mà chị Giang dạy, bởi có bài bài điền từ còn hiểm hóc hơn.
Có bài “Điền tiếng có vần “en” hoặc “oen”, trong đó có câu “Em bé khóc, mắt ướt…”. Con bó tay. Mình thì biết trong trường hợp này chỉ có thể điền từ “nhoèn”. Nhưng con mình nghe rồi vẫn cứ “nhoèn” là gì, “ướt nhoèn” là gì? Tra từ điển thì toàn ra “nhoèn (mắt) ướt, dính nhiều dử mắt”, “nhoèn dử, toét nhoèn”… Giải thích con cũng hiểu, nhưng rõ ràng cái câu này đâm ra chẳng hay ho gì”.
Chị Thu Hà cũng “khoe” bài ôn tập thi học kỳ của cậu con trai học lớp 1 tại trường tiểu học ở quận cầu Giấy Hà Nội, có đề bài là: “Điền “ước” hoặc “ướt” với các câu cho sẵn:
- ……………. chảy chỗ trũng.
- Được mùa ……………, ước mùa sau.
- ……….. như chuột lột.
- V…………….. qua thử thách”.
“1 từ thì không có phụ âm đứng trước rồi, nhưng 2/ 4 từ phải điền không cho phụ âm đứng trước nhé, nghĩa thì không biết, các cháu tha hồ mà đoán mò, mà có khi cũng chẳng biết đường nào mà đoán” - chị Hà kết luận.
Lại còn có bài luyện viết chính tả cũng khó hiểu không kém. “Con được giao viết một đoạn, mình đọc, con chép, nhưng có câu mà dù con chép đúng mình vẫn vô cùng thắc mắc tại sao lại dạy dỗ các con kiểu này. Ví dụ như câu “Sau Hai Bà Trưng hai trăm năm, thì Bà Triệu cùng nhân dân…”.Không biết người viết ra câu này định nói lên ý gì, sau Hai Bà Trưng là sau lúc nào, sau khi sinh hay sau khi mất, sau khi khởi nghĩa…?”. Đây là băn khoăn của chị Ngọc Anh (Ba Đình, Hà Nội).
Xanh mặt vì bài tập toán
![]() |
Niềm vui ngày khai giảng lớp 1 - Văn Chung |
Từ giữa tuần vừa rồi, ngày nào cậu con trai cũng mang về một phiếu bài tập toán cô giao. Anh Mạnh Hùng (Từ Liêm, Hà Nội) than thở trước đây là dân học tự nhiên nhưng nhiều lúc không biết giải thích sao cho con hiểu, hoặc ngẩn ra vì chính mình không hiểu tại sao con lại phải học những bài khó thế.
Hay thậm chí là những bài ra không hề logic.
Ví dụ như bài “Cho các số 2, 7, 3. a) Hãy lập các số có hai chữ số. b) Sắp xếp các số vừa lập được theo thứ tự từ lớn đến bé. c) Viết số liền trước, số liền sau số 20”.
“Với đề bài như vậy, hai câu hỏi đầu tiên không có vấn đề gì, nhưng lại rơi bộp xuống câu hỏi phần c). Số liền trước của 20 là 19, số liền sau của 20 là 21, rõ là chẳng liên quan gì đến 3 con số 2, 7, 3 mà phần đầu đưa ra. Cháu nào bám sát đề bài có khi lại bỏ không làm nổi” - Anh Hùng nhận xét.
Nhưng câu hỏi làm anh Hùng thấy… thương con là đề toán với liên tiếp 5 phép tính vừa cộng vừa trừ vừa tìm số điền vào ô trống.
Chị Thu Trang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) “đóng góp” bài toán mà cả bố lẫn mẹ xoay trần ra giải thích cho con hết buổi tối nhưng con vẫn cứ lơ ngơ: Cho các số 1 2 3 5 6 7, hãy điền vào ô trống sao cho khi cộng các số ở cạnh tam giác đều có kết quả là 10.
![]() |
“Cô giao cho 7 phiếu môn toán mang về, để luyện từ nay đến lúc thi học kỳ sau đợt nghỉ lễ 30/4. Một phiếu đề bài có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có ít nhất 2 phần, rồi mỗi phần toàn cộng trừ tứ tung như vậy, cô bảo yêu cầu là làm trong vòng 1 tiếng. Nói đùa chứ lũ trẻ con mà xoay xở được thì sau này nước mình nhiều… Ngô Bảo Châu lắm” - Chị Trang hài hước.
"Số lượng doanh nghiệp Make in Viet Nam tăng lên rất nhiều. Trong năm 2021 ước tính có khoảng 5.600 doanh nghiệp mới được thành lập”, ông Tuyên nói.
Nói rõ hơn về doanh nghiệp Make in Viet Nam, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho hay, doanh nghiệp Make in Viet Nam là các doanh nghiệp của Việt Nam và cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tại Việt Nam.
Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng đạt được kết quả tăng trưởng rất ấn tượng. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, hầu như kinh tế thế giới đều tăng trưởng âm. Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 2,91% và là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng dương. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 9%, gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện nay không chỉ gia công, lắp ráp cho nước ngoài, với tinh thần Make in Viet Nam, các doanh nghiệp đã vươn lên, sản xuất và làm chủ những sản phẩm, nền tảng cho chuyển đổi số trong nước.
Theo Vụ CNTT, năm 2020 đã có hơn 30 nền tảng được Bộ TT&TT công bố đều là sản phẩm Make in Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm về an toàn thông tin cũng được các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra. Trong năm 2021, với sự chủ trì, dẫn dắt của Bộ TT&TT các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển sang nghiên cứu các công nghệ mới như 5G, AI, Big Data. Đây là điều trước đây chưa có.
“Đó chính là sự lan tỏa của tinh thần Make in Viet Nam và chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ lan tỏa hơn để xây dựng được nhiều doanh nghiệp Make in Viet Nam và có nhiều sản phẩm, nền tảng, niềm tự hào của người Việt Nam trong thời gian tới", ông Nguyễn Thanh Tuyên nói.
Doanh nghiệp Make in Viet Nam giải bài toán Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, với tinh thần Make in Viet Nam, sản phẩm của các doanh nghiệp công nghệ số đã được sử dụng và mang lại nhiều hiệu quả.
Thứ trưởng dẫn chứng cụ thể về chuyển đổi số các dịch vụ công, hệ thống quản lý văn bản của các địa phương hiện nay đều là của các doanh nghiệp Make in Vie Nam. Những trung tâm điều hành đô thị thông minh ở 38/địa phương đã xây dựng cũng là của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Trong khi đó, ở lĩnh vực kinh tế, Vỏ sò (Viettel Post) và Postmart (Vietnam Post) là hai sàn TMĐT hoàn toàn Make in Viet Nam, đã giúp đỡ người nông dân rất nhiều, nhất là trong đại dịch Covid-19. “Tinh thần Make in Viet Nam giải bài toán Việt Nam và đã đạt được nhiều thành công”, Thứ trưởng khẳng định.
Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2021 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 11/12 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Đây là năm thứ ba Bộ TT&TT chủ trì tổ chức Diễn đàn này.