- Thấy con trai ngưng thở,ườichanhanhtrísơcứugiànhmạngsốngchocontraituổbảng sếp hạng ngoại hạng anh tím tái toàn thân, người cha nhanh trí sơ cứu bằng cách hà hơi thổi ngạt giúp bé tỉnh lại.
- Thấy con trai ngưng thở,ườichanhanhtrísơcứugiànhmạngsốngchocontraituổbảng sếp hạng ngoại hạng anh tím tái toàn thân, người cha nhanh trí sơ cứu bằng cách hà hơi thổi ngạt giúp bé tỉnh lại.
Gia đình hạnh phúc của nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Điều đáng nói là dù công việc xã hội, ông vẫn có những bí quyết riêng để giữ gìn hạnh phúc gia đình và dạy bảo hai cô con gái thành người. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, ông chia sẻ: “Bí quyết dạy con của tôi không có gì cao sang. Nó đơn giản là duy trì bữa cơm hàng ngày đầy đủ các thành viên”. Một điều tưởng chừng rất đỗi giản dị, song đã biến mất ở rất nhiều gia đình vì áp lực công việc và cuộc sống trong xã hội hiện đại.
Dạy từ điều nhỏ để con hiểu giá trị việc lớn
Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, cuộc sống gia đình ông cũng bình dị như bao gia đình khác. Khác chăng chỉ là, ông có rất ít thời gian dành cho vợ, con. Xưa nay, mọi việc trong nhà đều do vợ ông- bà Thu Hằng, là một người con gái Hà Nội xinh đẹp, đảm đang vun vén. Còn ông, ông tự nhận mình chỉ dạy các con cách ứng xử và đạo lý truyền thống đáng quý của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Ông cũng khẳng định: “Cuộc đời tôi và cả gia đình tôi luôn chịu ảnh hưởng từ những nét văn hóa Hà Nội xưa. Nhiều người từng hỏi tôi: “Liệu có chán những bữa cơm gia đình dân dã, đời thường sau khi đã thưởng thức quá đủ thứ sơn hào, hải vị? Tôi lập tức trả lời: “Họ đã nhầm”. Tiệc tùng bốn phương nhưng với tôi, không có đâu ngon bằng cơm nhà. Tôi luôn ghi nhớ các món ăn của những người phụ nữ đặc biệt của đời mình. Nhất là các món tủ do mẹ tôi nấu, như khoai sọ rán chênh cùng thịt ngan ướp húng lìu đun xấp nước, giả bào ngư làm từ dạ dày cổ hũ thái miếng, ướp ván hầm với gà rán, hạt sen nấm hương. Chè ướp hoa sen và cốm sấy là những món ruột mà mẹ tôi truyền lại cho con dâu. Cốm sấy cầm trên tay phải nhẹ, xanh mới đạt tiêu chuẩn. Vợ tôi là một người con gái sinh ra và lớn lên tại phố “Hàng”. Vì vậy, bà ấy may mắn giữ được nhiều nét văn hóa Hà Nội xưa. Mùa nào thức ấy, bà đều nấu những món ngon và hợp ý tôi. Tôi vẫn được vợ đánh giá là “dễ nuôi”. Món “ruột” của tôi đơn giản là ruốc, các món rau và cà bung. Có lẽ ký ức về bữa cơm gia đình và những món ngon Hà Nội do mẹ nấu đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của tôi sau này. Thế nên dù công việc bận rộn, tôi vẫn luôn cố gắng duy trì những bữa cơm tối của gia đình”.
Nói thêm về bữa cơm gia đình, nhà sử học Dương Trung Quốc say sưa: “Theo tôi, bữa cơm trong gia đình không chỉ đơn giản là chuyện ăn uống, nạp thêm năng lượng mà còn là một hoạt động rất thiêng liêng. Đó là khoảng thời gian các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Đối với nếp sống xưa, những lúc gặp gỡ nhau tại nhà là chuyện bình thường. Nhưng khi xã hội thay đổi, phân công lao động thay đổi thì bữa cơm trở thành thời điểm quan trọng gắn kết mối quan hệ gia đình. Mâm cơm gia đình thể hiện được sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ và trách nhiệm của người đàn ông. Trong những dịp ấy, tôi thường chỉ cho các con phép tắc ứng xử của các thế hệ, tính kiên nhẫn và cách sắp xếp cuộc sống. Còn vợ tôi thì bảo cho các con gái những mẹo nhỏ trong nữ công gia chánh, khuyến khích và tán thưởng những nhận xét chính xác của các con. Trong bữa ăn đơn giản, những lời mời ăn cơm, cách dành miếng ngon cho con trẻ hay người già cũng là biểu hiện ứng xử có văn hóa và sự quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Vì thế, ý nghĩa của nó còn cao hơn cả những hoạt động bình thường khác trong cuộc sống. Tôi thường dạy các con những điều nhỏ nhặt như thế bên mâm cơm gia đình. Trẻ con đôi khi cũng có những sai lầm rất đáng trách. Tuy nhiên, tôi tuyệt đối không trách mắng các con trong bữa cơm. Điều đó thường được đưa ra khi cả nhà ngồi vào bàn uống trà. Lúc ấy, tôi mới phân tích cho các con điều đúng sai và để chúng tự rút ra những bài học cho chính mình”.
![]() |
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì bữa cơm gia đình với sự giáo dục con cái. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Không để đặt lên bàn cân giá trị gia đình
Coi vợ là tri kỷ Nhà sử học Dương Trung Quốc có vợ là bà Nguyễn Thu Hằng (em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường), một cán bộ tài vụ lâu năm tại Cục điện ảnh. Ngoài việc nấu ăn ngon, tài thu vén gia đình, bà còn là tri kỷ của ông. Cả hai có khá nhiều những điểm hòa hợp, tương đồng như yêu mùa thu có món cốm tuyệt vời, thích hoa hồng các màu, cúc tím...Hai ông bà sinh được hai người con gái, hiện nay cả người con của ông đã lập gia đình và có cuộc sống rất hạnh phúc. |
Nói chuyện xã hội rồi lại trở về chuyện gia đình, ông đúc kết: “Với gia đình tôi, có lẽ do đã gắn bó, quây quần với bữa cơm gia đình từ những ngày tháng đầu tiên chung sống, chúng tôi vẫn luôn duy trì thói quen này. Hiện nay, hai cô con gái của tôi đã lớn và ra ở riêng nên bữa cơm phần lớn là dành cho tôi và bà xã. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì bữa cơm chung của đại gia đình (bao gồm cả gia đình hai con gái và các cháu) vào những ngày cuối tuần, những dịp lễ các thành viên có thể tụ tập đông đủ. Khi đó, chúng tôi trao đổi những vấn đề trong cuộc sống, kể cho nhau nghe những điều thú vị. Cũng có khi, mọi người trong gia đình đưa ra những khúc mắc để tìm câu giải đáp hoặc cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa cũ. Các con cùng các cháu của tôi, qua những bữa cơm, luôn giữ được những nét ứng xử văn hóa. Còn tôi, nhìn vợ và các con gái trong căn bếp nhỏ, chế biến những món ăn thì luôn cảm thấy xúc động. Nếp nhà luôn được xây dựng từ những gì bình dị và đơn sơ nhất”.
(Theo Lan Chinh - Gia đình & Xã hội)
" alt=""/>Bí quyết dạy con qua bữa cơm của nhà sử học Dương Trung QuốcChị Lan - nữ nhân viên tại Mytel đã có những chia sẻ chia sẻ về trải nghiệm của chị trong vai trò là một nhân viên Viettel tại nước ngoài, đặc biệt là những vùng đất khó khăn như Mozambique và Burundi.
Chị Lan chia sẻ, vì các cô gái là số ít nên được “nhường nhịn” và quan tâm hơn đồng nghiệp nam. Nhờ có sự quan tâm ấy, các công việc phối hợp sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chị lại có ưu thế là sự khéo léo, nữ tính để làm “mềm hóa” một số luồng công việc vốn dĩ cứng nhắc.
![]() |
Không chỉ công tác tại Myanmar, chị Lan từng làm việc tại 2 quốc gia châu Phi là Mozambique và Burundi. 6 năm sống ở một vùng đất nóng nực và thiếu thốn, chị vẫn lạc quan chia sẻ, châu Phi đã giúp chị cảm nhận sâu sắc và dần hình thành thói quen suy nghĩ đơn giản về những điều phức tạp, có cái nhìn cuộc sống lạc quan và đầy màu sắc hơn.
Những nhân viên tại ở đây đã dạy cho chị biết rằng kiến thức và kinh nghiệm không phải là điều tiên quyết mà là sự thấu hiểu, lắng nghe và tính kỷ luật.
“Công tác ở nước ngoài, điều đầu tiên khiến chúng ta tự hào đó là sự dũng cảm. Dũng cảm thay đổi môi trường sống, xa gia đình, bạn bè, dũng cảm đến một đất nước mà mình chưa bao giờ đặt chân đến, dũng cảm tiếp nhận một công việc mà mình chưa có cơ hội thử qua trước đó, đương đầu với những rủi ro, dũng cảm lắng nghe những tiếng dèm pha “Sao phụ nữ mà cứ thích bôn ba thế?”, chị Lan nói.
Từ sự dũng cảm ấy, những người phụ nữ như chị Lan đã phát hiện ra những sức mạnh tiềm ẩn bên trong bản thân mình.
“Thời gian giúp chúng ta lớn lên nhưng không giúp chúng ta trưởng thành. Chính những va vấp, những trải nghiệm có được khi sống và làm việc ở mỗi thị trường đã giúp tôi hoàn thiện và trưởng thành hơn”, chị Lan bày tỏ.
9x bản lĩnh chinh phục nóc nhà châu Phi
Khi công việc cho Đỗ Thùy Linh - Phó phòng Pháp chế - Viettel Global cơ hội được đặt chân đến Tanzania, thay vì những lo lắng sợ hãi trước viễn cảnh sống ở một nơi khắc nghiệt và thiếu thốn, Linh háo hức vì vừa được làm những công việc mới mẻ, vừa được kết hợp thăm thú, tìm hiểu văn hóa bản địa.
Sau khi công việc ổn định và đạt được những thành quả nhất định, Linh quyết định chinh phục đỉnh Kilimanjaro - ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà của châu Phi” mặc dù trước đó, kinh nghiệm leo núi của Linh bằng không.
![]() |
“Mình đã cực kỳ thận trọng. Những thông tin và kinh nghiệm leo núi mình đọc và tìm hiểu trên các diễn đàn khiến mình tự nhận thức rằng: để có một hành trình đáng nhớ và có ý nghĩa, điều cần đảm bảo trước tiên là an toàn tính mạng và sức khỏe, sau đó mới là niềm vui chinh phục và tận hưởng. Nói cách khác, mỗi người cần phải biết tự lượng sức, lắng nghe cơ thể, tìm hiểu đầy đủ và chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt”, Đỗ Thùy Linh kể lại.
Trải qua một hành trình gian khổ bởi những thử thách của thiên nhiên, Linh cũng được đền đáp xứng đáng bằng trải nghiệm tuyệt vời ít người có được.
Thùy Linh chia sẻ: “Ấn tượng lớn nhất của tôi là bầu trời sao đẹp không tưởng và sâu thăm thẳm, dưới ánh trăng sát rằm chiếu vằng vặc trong cả hành trình. Không biết dùng từ nào để tả về độ dày đặc của những vì sao, và camera máy ảnh cũng không thể ghi lại trọn vẹn được vẻ đẹp của bầu trời ấy”.
“Sự may mắn không phải ai cũng được trải qua”
Chị Nguyễn Lưu Ly – Phụ trách Bộ phận Truyền thông và Thương hiệu sản phẩm, Trung tâm Khách hàng và Marketing, Viettel Telecom thuộc thế hệ thứ 3 của Viettel đã đưa thương hiệu của doanh nghiệp đi ra thế giới. Chị đã xây dựng các yếu tố nền tảng cho thương hiệu của Viettel tại 10 thị trường quốc tế (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania, Myanmar).
![]() |
Đặc biệt, Viettel bắt đầu đầu tư tại Haiti sau khi quốc gia này trải qua thảm họa động đất có sức tàn phá khủng khiếp.
“Khi chúng tôi bước xuống sân bay, trải ra trước mắt là thành phố đổ nát và những dãy lều bạt kéo dài”, chị Lưu Ly kể lại. Mọi thứ tại Haiti đều trong tình trạng đình trệ, không vận hành được, thậm chí thang máy ở trụ sở công ty bị hỏng nhưng phải đến 2 năm sau mới thuê được đội sửa chữa.
Để nhanh chóng đem đến mạng lưới cho người dân sử dụng, những người trẻ Viettel đã vượt qua điều kiện làm việc nghèo nàn sau động đất.
Được biết, mọi người phần lớn phải di chuyển bằng xe thùng trong giai đoạn đó. Con gái được ưu tiên ngồi trong cabin của xe, đàn ông ngồi phía ngoài trong thùng xe.
“Rồi mất điện, mất nước, leo bộ lên 8 - 9 tầng cầu thang làm việc hàng ngày... là những điều thường xuyên diễn ra ở đây. Nhưng đây là một sự may mắn mà không phải ai cũng được trải qua”, chị Ly nhấn mạnh
Đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài, Viettel đã tạo ra những thành tích ấn tượng. “Quả ngọt” ấy được vun đắp từ bàn tay của nhiều nữ nhân viên trí tuệ, bản lĩnh như chị Lan, chị Ly và Linh.
Khi nói về những người phụ nữ Viettel, Bí thư Đảng ủy Hoàng Sơn tự hào: “Phụ nữ Viettel trí tuệ - năng lực và bản lĩnh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của tập đoàn từ viễn thông, bưu chính, công trình, đầu tư nước ngoài, thương mại xuất nhập khẩu”.
Đặc biệt, đội ngũ nữ nhân viên của Viettel góp mặt và có vai trò quan trọng trong cả các lĩnh vực mới, kể cả những những lĩnh vực tưởng chừng như chỉ dành cho nam giới như phát triển 5G, radar, hàng không vũ trụ…
“Không chỉ riêng expat (người làm việc ở nước ngoài) mà các phụ nữ làm việc tại Viettel mình thấy đều là một niềm tự hào đối với gia đình và bạn bè”, chị Lan nói.
Minh Ngọc
" alt=""/>Phụ nữ Viettel ở nước ngoàiKhi nhắc đến kim chi, món ăn đầu tiên người ta nghĩ đến là Kim chi cải thảo. Đây là món ăn kèm không thể thiếu trong các nhà hàng Hàn Quốc và các nhà hàng chuyên bán đồ nướng. Chúng được làm từ cải thảo muối với bột ớt, tỏi, nước mắm và một số gia vị khác, sau đó được lên men.
Hương vị của kim chi cải thảo hơi mặn, cay, đậm màu và nhiều nước. Kim chi được làm từ cải thảo chứa nhiều vitamin A và C, và 10 khoáng chất khác nhau, hơn 34 axit amin cùng hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo. Kim chi cải thảo được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, đẩy lùi virus, cảm cúm, táo bón và tốt cho tiêu hoá…
Kim chi củ cải
Kim chi củ cải được yêu thích nhờ hương vị giòn tan, cay nồng chua thanh nên hợp khẩu vị của nhiều người. Nguyên liệu chính là củ cải, gia vị cũng tương tự như Kim chi cải thảo. Củ cải được trồng quanh năm tại Hàn Quốc nhưng vào mùa đông sẽ cho vị ngọt và ngon nhất.
Vị ngọt thanh dễ chịu của kim chi củ cải kết hợp hoàn hảo khi ăn cùng các món có nhiều hương vị như súp xương bò Hàn Quốc (Seollengtang), súp sườn bò (Galbitang) và mì tươi Hàn Quốc (Kalguksu).
![]() |
Kim chi cải thảo - Kim chi củ cải |
Kim chi dưa chuột
Vào mùa xuân và mùa hè, kim chi dưa chuột xuất hiện phổ biến nhất trong các bữa ăn hàng ngày của người Hàn Quốc vì có hương vị thanh mát, hợp với những món ăn giải nhiệt như súp thịt bò hay mì tương đen. Oi So Bagi được làm từ nguyên liệu chính là quả dưa chuột Kirby của Hàn Quốc (loại dưa chuột nhỏ, đặc ruột) lên men với các loại quả dễ chua khác.
Kim chi hành lá
Pa kimchi cay, phổ biến nhất ở tỉnh Jeolla, món này được làm từ hành lá với độ dày vừa phải. Có thể sử dụng 2 loại hành để làm Pa Kimchi là Jjokpa (loại hành có lá to và mỏng) hoặc Silpa (hành lá nhỏ của Việt Nam).
Điểm đặc biệt khi làm Pa Kimchi của người Hàn là sẽ không trộn hành với muối trước khi làm Kimchi mà hành sẽ được trộn với các loại gia vị làm Kimchi luôn, rồi mới cho thêm một ít dầu mè và vừng. Pa Kimchi có hương vị tuyệt nhất sau một thời gian dài lên men, thường được ăn kèm với cơm hoặc với mì gói Hàn Quốc.
![]() |
Kim chi hành lá - Kim chi dưa chuột |
Kim chi củ cải non
Yeolmu Kimchi được làm chủ yếu bằng củ cải nhưng chỉ sử dụng phần lá - loại rau xanh, cuống nhỏ, có nhiều vào mùa hè. Kim chi củ cải non được muối tương tự như những loại kim chi truyền thống khác nhưng có thời gian lên men khá nhanh vì vậy không bảo quản được lâu.
Người Hàn Quốc thường thích ăn Yeolmu Kimchi với bibimbap (cơm trộn), bibim guksu (mì trộn) hay naengmyeon (mì lạnh).
Kim chi cuộn
Đây là loại kim chi độc đáo của người Hàn Quốc, có nguồn gốc từ Gaeseong ở tỉnh Gyeonggi-do và từng được coi là một món ăn xa xỉ ở đây.
Nguyên liệu làm Bossam Kimchi rất đa dạng từ hạt dẻ, hạt thông, nấm sồi, củ cải, lê, hành lá, đến các loại hải sản như bạch tuộc, hàu, tôm, cá, táo đỏ, saffron... Chúng được trộn với gia vị làm kim chi, rồi bọc trong những lá cải thảo đã được ướp muối cho mềm và để lên men tự nhiên.
Vì được làm từ những nguyên liệu quý giá, đắt tiền nên món ăn này thường chỉ được làm để tiếp đón những vị khách quý hoặc ăn trong những dịp đặc biệt như các buổi tiệc hay ngày lễ tết.
![]() |
Kim chi củ cải non - Kim chi cuộn |
Kim chi từ lâu đã du nhập vào khắp các quốc gia châu Á và được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên người Hàn Quốc vẫn luôn tự hào với công thức đặc biệt mà chỉ họ mới có thể tạo ra món kim chi đúng vị nhất.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay cũng có đa dạng các loại kim chi từ tự handmade tới sản xuất công nghiệp. Jongga là một trong số ít kim chi nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc, với các nguyên liệu chuẩn Hàn nên có hương vị khác biệt so với kim chi sản xuất tại Việt Nam.
Kim chi Jongga là sự hài hòa trong hương vị nhờ phương pháp làm kim chi truyền thống và kỹ thuật lên men hiện đại. Người tiêu dùng Việt Nam có thể tự trải nghiệm kim chi do người Hàn Quốc trực tiếp sản xuất qua các sản phẩm của thương hiệu Kim chi Jongga được bày bán ở các siêu thị lớn trên toàn quốc.
![]() |
Mọi thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm Hàn Quốc, người tiêu dùng có thể liên hệ fanpage I Like K-food: https://www.facebook.com/ilikekfood |
Bùi Huy
" alt=""/>Bữa ăn thêm dậy vị với kim chi Hàn Quốc