- Kể về mẹ chồng,ómộtmẹchồngkhônggiốngphimTựđunnướcgộiđầuchocondâbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng chị Nga nói một cách say sưa và đầy tự hào. Chị cho rằng, mình là người phụ nữ may mắn khi có mẹ chồng đầy bao dung và vô cùng tâm lý…
- Kể về mẹ chồng,ómộtmẹchồngkhônggiốngphimTựđunnướcgộiđầuchocondâbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng chị Nga nói một cách say sưa và đầy tự hào. Chị cho rằng, mình là người phụ nữ may mắn khi có mẹ chồng đầy bao dung và vô cùng tâm lý…
Kiến Học - một dự án giáo dục mở ở bậc đại học và sau đại học với các khóa học từ các trường đại học tên tuổi như MIT, Harvard, Yale, Stanford… được Việt hoá và miễn phí - đang thu hút hàng nghìn bạn trẻ có nhu cầu học trực tuyến.
Dự án khởi đầu từ một nhóm cựu du học sinh, nghiên cứu sinh mong muốn xóa bỏ rào cản về chi phí học tập và ngôn ngữ, tạo cơ hội cho người Việt Nam phát huy hết khả năng, giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
![]() |
"Người ta thường nói, Kiến tha lâu cũng đầy tổ, Kiến sẵn sàng tha lâu và tin rằng sẽ có ngày tổ đầy..." |
Chưa làm được điều to lớn, thì cứ làm điều nhỏ trước
Nhóm quen nhau khi được nhận học bổng đi du học và học chung trường tại Hàn Quốc, sau đó một vài người sang Thuỵ Sĩ, Úc, Đức... để học tiếp, và quen thêm vài thành viên mới.
Có điều kiện tiếp cận với các nền giáo dục hàng đầu thế giới, họ đều cảm thấy rằng mình may mắn hơn rất nhiều người.
Tháng 9/2015, Nguyễn Văn Trung (tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học quốc gia Úc, hiện là trưởng nhóm) liên lạc với mọi người, nêu ra ý tưởng ban đầu về việc xây dựng các khóa học trực tuyến miễn phí. Cả nhóm đều đồng tình và chọn lĩnh vực giáo dục chất lượng cao, vì tin rằng giúp đỡ về giáo dục là cách giúp đỡ bền vững nhất, tuy rằng cũng khó khăn nhất.
Sau nhiều lần điều chỉnh phương hướng và tham khảo các ý kiến từ nhiều chuyên gia, từ vấn đề kỹ thuật đến các quan ngại về bản quyền, nhóm đã chốt cách thức vận hành và bắt tay vào xây dựng trang web cũng như chọn các khóa học đầu tiên để dịch.
Tháng 10/2015, nhóm bắt đầu tìm kiếm các tình nguyện viên dịch thuật đầu tiên. Nhóm may mắn nhận được sự ủng hộ của khá đông tình nguyện viên là sinh viên từ các trường đại học trong và ngoài nước. Cùng thời gian này, Kiến Học nhận được tài trợ từ Microsoft cho một phần chi phí máy chủ.
Ngày 24/2/2016, khóa học đầu tiên về Khoa học máy tính (của Đại học Harvard) và Sinh học (của Học viện Công nghệ Massachusetts - MIT) ra mắt.
Kinh nghiệm từ việc triển khai 2 khóa học này đã giúp Kiến Học định hình thêm về phương hướng phát triển, cũng như nhu cầu người học và cách thức vận hành cho hiệu quả.
Trên cơ sở đó, ngày 1/6/2016, Khoá Nhập môn tâm lý học ra mắt và ngay lập tức có gần 2.000 người đăng ký học chỉ sau 1 tuần….
TS Mai Hải Thanh - thành viên của nhóm hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, nhớ lại “Cách đây vài tháng, chúng tôi có một cuộc tranh luận nhỏ với một số người Việt đang sống và làm việc ở nước ngoài. Họ phản đối việc Kiến Học đang làm, và cho rằng mọi người cứ học tiếng Anh giỏi đi sẽ tự học được các khóa học, không việc gì phải dịch ra như thế. Ai cố gắng thì sẽ có cuộc sống tốt đẹp.
Chúng tôi thì nghĩ rằng các anh, chị, cô bác nói không sai. Ai cũng cần tiếng Anh, như bản thân chúng tôi giỏi tiếng Anh nên chẳng phụ thuộc ai.
Nhưng chúng tôi cũng chẳng sai. Có những việc mình thấy đúng nhưng lớn quá chưa làm được, thì làm cái nhỏ trước...”.
Anh Thanh cho rằng sự thông minh, may mắn của mỗi người là trời cho. Không phải ai sinh ra cũng đủ thông minh hay có điều kiện học hành, hay đơn giản là bố mẹ chưa biết định hướng cho con như thế nào để thành công.
“Trong cuộc sống, những người lười biếng hẳn thì ráng chịu. Cũng có những người ở nhóm giữa, không làm hại ai, nhưng chưa ai giúp họ một cái cần câu cá, hoặc nói với họ rằng đừng câu cá ở bên này nữa mà hãy sang bên kia câu đi. Bên đấy đang vắng người, nhiều cá hơn... Ngay cả ở thành phố cũng đâu phải ai cũng có điều kiện, trong khi họ vẫn xứng đáng học tập để giỏi hơn, tốt đẹp hơn.
Chúng tôi là người may mắn biết được cả hai bên. Nên cứ chỉ cho người ta để người ta có cuộc sống tốt đẹp hơn mà mình cũng chẳng mất mát gì”.
![]() |
Một số thành viên chủ chốt của Kiến học |
Mong làm được nhiều hơn, nhanh hơn, tốt hơn
Với quan điểm như vậy, nên các thành viên và cộng tác viên hiện vẫn đang cần mẫn với việc phát triển các khóa học.
Thành phần người học ngày càng đông đảo, cho dù ban đầu mọi người chưa quen với hình thức khóa học MOOCs nên hiệu quả học tập chưa tốt như mong muốn. Nhiều người thậm chí nghi ngờ khi nghe tên “khóa học quốc tế miễn phí”, và cho rằng đó chỉ là chiêu marketing câu khách.
Ban đầu, nhóm hướng đến phục vụ đối tượng người học không biết tiếng Anh, nhưng hiện nay cũng có rất nhiều người học biết tiếng Anh sử dụng Kiến Học để kết hợp học thêm tiếng Anh chuyên ngành. Nhờ đó, đối tượng người học được mở rộng ra rất nhiều.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Kiến Học đã cho ra mắt hơn 20 khoá học với hàng trăm nghìn lượt xem bài giảng, thu hút hơn 11.000 người học với hơn 17.000 lượt ghi danh.
Những bài giảng hấp dẫn ở nhiều lĩnh vực như khoa học máy tính, sinh học, hóa hữu cơ, tâm lý học, kinh tế vi mô, tài chính, phân tích dữ liệu... từ các trường đại học tên tuổi như MIT, Harvard, Yale, Stanford… đã mang lại trải nghiệm học tập mới mẻ và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người học.
Điểm đặc biệt của các khóa học này là khuyến khích sự tương tác, tranh luận giữa các học viên, tránh tình trạng học thụ động. Các khóa học có phụ đề tiếng Việt cũng sẽ là tiền đề giúp người học có cơ sở vững chắc để hướng tới việc tự theo học bằng tiếng Anh trên những trang web học tập trực tuyến khác.
Thanh chia sẻ trên thế giới mỗi chuyên ngành có ít nhất 20 – 30 khóa học hay và cần thiết, nhóm mong muốn đưa được nhiều hơn để ai bước vào Kiến Học cũng thấy điều có ích cho bản thân.
Tuy nhiên, trung bình hơn 1 tháng Kiến Học mới có thể cho ra mắt một khóa học. “Trong khi đó, kiến thức cập nhật hàng ngày hàng giờ, với tốc độ này không biết đến chừng nào Kiến học mới có kho kiến thức đủ lớn để giúp ích cho mọi người”.
Lý do của tốc độ không mong muốn này là nguồn tài chính eo hẹp.
Kiến Học đang vận hành với chi phí cực thấp, tất cả các cố vấn và tình nguyện viên hiện giờ đều không nhận gì về mình.
Tuy nhiên, nguồn lực này cũng có giới hạn. Nhiều cố vấn và tình nguyện viên đã phải bỏ dở giữa chừng.
“Rất nhiều hướng phát triển, nhiều khoá học rất hay mà học viên đề xuất Kiến học chưa thể thực hiện được, trải nghiệm học tập nhiều khi chưa được như ý” – anh Thanh bày tỏ.
Không có tiền nên kéo lùi mọi thứ. Để tìm kiếm nguồn tài trợ, các thành viên của nhóm đã đến gặp một số nhà đầu tư.
“Họ chỉ ra rằng Kiến Học có hai điểm yếu. Thứ nhất là Kiến học không kiếm ra tiền, mà họ đầu tư để kiếm ra tiền chứ không phải vì cộng đồng.
Điểm yếu thứ hai, theo họ, là đội Kiến Học chưa nghiêm túc, vì chưa có ai làm toàn thời gian cho công việc này.
Họ nói không sai ở chỗ toàn thời gian, nhưng bảo chúng tôi vì thế mà chưa nghiêm túc thì không đúng” – anh Thanh khẳng định.
“Chúng tôi cũng không phải làm cho vui, mà đây là một việc nghiêm túc, vì cộng đồng. Ví dụ, để làm từ thiện, việc quyên góp 5, 10 triệu đồng là không nhỏ nhưng cũng dễ thôi. Quyết định chỉ trong một vài phút, ào một cái là xong.
Nhưng chúng tôi đã và đang dành rất nhiều thời gian cho Kiến Học. Với năng lực của các thành viên trong nhóm, thì thời gian dành cho Kiến Học nếu dành để kiếm tiền sẽ tốt hơn nhiều.
Hiện nay, chúng tôi hy vọng hai điều. Là những cái mình đã và sẽ làm ra đến được với càng nhiều người càng tốt, và làm sao để dự án tồn tại và phát triển lâu dài hơn”.
Kiến Học đang đặt mục tiêu tạo ra 50 khoá học trong 1 năm tới và nâng số người học lên 30.000.
Như các thành viên sáng lập đều đồng lòng: "Đây là dự án dựa trên sức mạnh của cộng đồng và vì cộng đồng, nên sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho xã hội".
Ngân Anh
" alt=""/>Du học sinh mang khóa học Harvard, Yale, Stanford… về Việt Nam miễn phí- Nhiều người hâm mộ vẫn gọi Thái Bảo là ca sĩ trẻ mãi không già, chị có bí quyết gì đề gìn giữ nhan sắc?
Nói bí quyết có vẻ to tát quá. Nhưng có lẽ tôi không quá nghèo, giàu càng không nghĩ tới. Sống bằng nghề biểu diễn rất khó giàu nên tôi bằng lòng với công việc, cuộc sống của mình. Có lẽ vì tôi sống một cuộc sống ít lo nghĩ đến những vấn đề cơm áo gạo tiền và không chạy theo những hào nhoáng bên ngoài đã giúp tôi trẻ ra. Cả cuộc đời tôi gắn bó với nghệ thuật và luôn cảm thấy hạnh phúc khi được làm nghề.
Thứ tôi quan tâm nhất và say mê nhất cũng chính là việc làm sao làm nghề cho tốt. Hát những bài thật hay để chạm tới trái tim khán giả. Còn những thứ tiêu cực quá tôi học cách buông bỏ. Có lẽ vì tôi không toan tính quá nhiều về chuyện kinh tế và cũng chẳng phải chịu nhiều áp lực về tinh thần nên mọi thứ trong cuộc sống luôn thoải mái.
Khi đã sống thoải mái tôi nhìn mọi thứ cũng nhẹ nhàng hơn, dành nhiều thời gian cho bản thân, gặp gỡ bạn bè hàn huyên những điều tích cực... Có lẽ vì thế mà trên nét mặt của tôi luôn giữ được sự tươi trẻ và nhiều năng lượng nhất.
- Sống bằng nghề biểu diễn rất khó giàu, sao chị không ngăn cản con trai đừng theo nghề bố mẹ?
Tôi biết làm nghệ thuật sẽ nghèo, sẽ khó khăn và đặc biệt con lại làm nhạc công, công việc này càng không bao giờ có thể kiếm được đủ tiền trang trải cho cuộc sống được. Nhưng thôi, chúng tôi vẫn thấy mình giàu lắm. Giàu về âm nhạc, giàu về tình cảm, giàu vì tình yêu thương của khán giả, giàu vì những người bạn chân tình... Chỉ cần vậy thôi là người làm nghệ thuật cảm thấy sung sướng lắm rồi, còn kiếm tiền biết bao nhiêu cho đủ. Chính vì lẽ đó, tôi không đòi hỏi con phải làm gì kiếm được nhiều tiền, làm gì con yêu thích là được, hàng ngày con cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình thì đó là hạnh phúc của tôi.
Với tôi, sau đêm diễn, có khán giả nhắn tin: “Chị ơi, hôm nay chị hát bài này hay quá” thì thôi thấy hạnh phúc lắm, hạnh phúc hơn cả cho tôi một đống tiền. Nói như thế có vẻ như tôi chê tiền nhưng tính tôi là thế. Mà nói thật đầy người còn có cuộc sống chật vật mưu sinh hơn mình. Cho nên mình phải biết cân bằng, nhìn lên và nhìn xuống để đừng bao giờ đòi hỏi cái gì đó quá mức với mình.
- Cuộc sống của gia đình 3 người toàn nghệ sĩ diễn ra như thế nào?
Sáng tôi đi bơi, chiều đi đánh bóng bàn, thi thoảng cà phê với bạn bè. Trong gia đình chúng tôi, ngoài chuyện về âm nhạc thì chẳng nói chuyện gì khác. Nhất là bữa ăn, chúng tôi quây quần và chủ đề câu chuyện quanh đi quẩn lại cũng toàn âm nhạc. Tôi hay hỏi ý kiến chồng về việc có nên nhận lời chỗ này chỗ kia đi hát không.
Bạn biết đấy, ở tuổi này, hát live là cả một vấn đề, sẽ khó tránh khỏi phô chênh. Nhưng chồng luôn động viên tôi, tuổi này vẫn được mời hát live cứ tự tin lên. Chồng tin tôi làm được và cũng tin rằng nếu có lỡ hát sai một chút khán giả cũng sẽ không quá khắt khe. Con trai cũng vậy, luôn hỏi ý kiến bố mẹ mỗi khi chơi bài mới.
- Có sự thật gì mà chị chưa từng tiết lộ với khán giả yêu mến mình?
Có hai sự thật về tôi mà không ai tin. Một là tôi không biết đếm tiền, kiểu như không để ý tới tiền ấy, không nghĩ tới tiền. Trong ví không bao giờ tôi biết mình có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Mà tôi cũng chẳng tiêu gì đột biến ngoài chợ búa cơm nước. Nói ra thì sợ bị cười nhưng từ nhỏ tôi đã không giỏi việc tính toán. Có những lần nhận chương trình, người ta hỏi tôi mức cát-sê bao nhiêu, tôi cười xòa, mức cát-sê bao nhiêu cũng được. Tôi không quan trọng, quan trọng là được hát và được giao lưu với khán giả.
Có những lần đi diễn về được mấy chục triệu, tôi để quên hẳn trong túi xách. Vài tháng sau có chương trình khác, tôi cầm chiếc túi ấy lên thấy tiền để quên mà như nhặt được vậy. Phụ nữ mà, nay thay túi này mai thay túi khác, tính tôi lại thế nên chuyện quên mình có tiền là chuyện bình thường. Rồi ngày trẻ, bạn bè đi hát toàn tích tiền cát-sê mua nhà mua đất, tôi giờ có mỗi cái nhà duy nhất, ngoài ra chẳng có gì. Thứ hai là tôi mù đường. Một đoạn đường đi cả chục lần mà không bao giờ nhớ được.
- Là phụ nữ duy nhất trong gia đình, không quan tâm tới tiền, không để ý mình có bao nhiêu tiền, những việc lớn cần chi tiêu, chị làm thế nào?
Nói chung tôi cũng chẳng có việc gì lớn. Ngay cả việc mua sắm trang phục biểu diễn – với nghệ sĩ cũng rất quan trọng, nhưng tôi cũng đơn giản lắm, đơn giản kiểu theo đúng gu của mình. Tôi tự thiết kế, tự mua vải rồi đi may theo gu của mình. Tôi cảm thấy lúc nào cũng vừa vặn với mình. Tất nhiên cuộc sống cũng sẽ có lúc khó khăn, thiếu thốn, khổ sở và không thiếu những thăng trầm nhưng mình phải biết cân bằng, kể cả việc chi tiêu trong gia đình cũng thế.
" alt=""/>Hai sự thật khó tin về NSND Thái BảoIssey Moloney đã đăng ký trị liệu tâm lý từ năm 12 tuổi nhưng tận đến năm 17 tuổi cô vẫn chưa được chữa trị. Trong khi đó, mạng xã hội đã giúp cô gái khỏa lấp nỗi cô đơn của mình, Moloney chia sẻ.
Nhờ chúng, cô có thể kết nối với những người bạn mới dù phải ở nhà vì giãn cách Covid-19 và thậm chí là trở thành một nhà sáng tạo nội dung. Moloney đang sở hữu một kênh TikTok có đến 5,9 triệu người theo dõi, đăng tải nội dung về bạn bè, các mối quan hệ và sức khỏe tinh thần.
Một số video của cô còn có nội dung liên quan trực tiếp đến bệnh tâm thần như “Dấu hiệu của rối loạn nhân cách”. Có người còn nhờ cô chẩn đoán bệnh cho mình. Moloney cho biết cô đã tra cứu thông tin, tìm kiếm trên các website và trò chuyện với người nọ suốt một tuần.
Song, cô gái này lại không có bằng cấp liên quan đến lĩnh vực tâm lý. Nhiều người còn bình luận bên dưới, nói rằng cô đang gán bệnh cho người khác và cổ súy việc tự điều trị thay vì đến bác sĩ.
Loạn thông tin về sức khỏe
Theo Washington Post, hiện nay, những thông tin về sức khỏe tinh thần xuất hiện nhan nhản khắp nơi. Những video TikTok có hashtag #mentalhealth thu hút hơn 43,9 tỷ lượt xem, đồng thời lượt đề cập về sức khỏe tinh thần trên mạng xã hội cũng tăng dần qua từng năm, theo số liệu của công ty Sprout Social.
![]() |
Nhiều người tìm đến các "nhà trị liệu tâm lý" nghiệp dư trên TikTok thay vì đến bác sĩ. Ảnh: Claire Merchlinsky. |
Song, theo các chuyên gia, việc người trẻ chia sẻ những khúc mắc của mình trên mạng xã hội sẽ dễ bị các nhà quảng cáo lợi dụng và tạo cơ hội cho influencer về sức khỏe tinh thần phát triển.
Moloney cho biết có nhiều người đã bật khóc và liên tục cảm ơn cô vì đã giúp đỡ họ. “Tưởng chừng chỉ là hành động nhỏ nhưng những lời khuyên trên TikTok lại có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều người”, cô nói.
Các influencer và người xem đều cho rằng những nội dung này rất hữu ích. Tuy nhiên, nhiều tài khoản nổi tiếng đã bị chỉ trích vì chia sẻ những lời khuyên không có sự kiểm chứng từ chuyên gia. Nhiều người còn bán khóa học, sách và thuê quảng cáo để phổ biến nội dung của mình.
Theo Washington Post, các “nhà tư vấn” tâm lý không chuyên này có thể chia sẻ về mọi thứ trên mạng xã hội mà không lo ngại về hậu quả. Trong khi đó, giới trẻ lại không phân biệt được sự khác biệt giữa lời tư vấn từ chuyên gia và mẹo nhỏ được chia sẻ tràn lan trên các mạng xã hội.
“Mặc dù các nhà trị liệu tâm lý không sử dụng mạng xã hội, bệnh nhân của họ lại dùng chúng và rồi lại chia sẻ những liệu pháp tâm lý họ được nhận lên các nền tảng này”, Sadaf Siddiqi, một nhà trị liệu tâm lý đồng thời là influencer trên Instagram, nói.
Chia sẻ với Washington Post, nhiều influencer cho biết mặc dù họ không phải chuyên gia nhưng họ cũng từng là nạn nhân khi không nhận được lời khuyên đúng đắn từ bác sĩ.
Những “chuyên gia tâm lý” nghiệp dư trên TikTok
Fisher-Quann (21 tuổi), chủ nhân kênh TikTok về bệnh tâm thần với 225.000 người theo dõi, cho biết cô thường xuyên nhận được tin nhắn từ những người có ý định tự tử và họ không hề nhận được sự giúp đỡ mà họ cần.
“Vì trước đó tôi đã không nhận được lời khuyên đúng đắn từ bác sĩ nên tôi thường không khuyên người khác đến gặp họ”, cô nói.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng được gắn mác là “chuyên gia tâm lý” trên các trang mạng xã hội. Có thể kể đến Klara Kernig, sở hữu 159.000 người theo dõi trên Instagram.
Cô đã nghiên cứu về chấn thương tâm lý, các vấn đề về mối quan hệ phụ thuộc và những biểu hiện của người luôn làm hài lòng mọi người thông qua sách vở và Internet. Cô hiện xây dựng nội dung về sức khỏe tinh thần của riêng mình như “5 điều bạn nghĩ là tốt nhưng thực chất chỉ đang cố làm hài lòng mọi người”.
“Tôi không có ý coi thường khuyên từ chuyên gia nhưng mọi người có nhiều cách khác nhau để tiếp cận thông tin và chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình”, Kernig chia sẻ.
![]() |
Các nội dung về sức khỏe tinh thần đang tràn lan trên TikTok. Ảnh: The Washington Post. |
Mặc dù việc đưa ra tham vấn tâm lý và cung cấp những nội dung về sức khỏe tinh thần có nhiều điểm khác nhau, với mạng xã hội ranh giới giữa chúng rất dễ bị phai mờ.
Sở hữu 129.000 người theo dõi trên Instagram, Siddiqi thường xuyên nhận được những câu hỏi của bệnh nhân về các influencer tư vấn tâm lý khác trên mạng xã hội. Nội dung của họ rất tốt nhưng cô lo ngại rằng nhiều người sẽ dễ hiểu sai và đánh giá không đúng về bản thân mình hay người khác khi thiếu lời khuyên từ chuyên gia.
Do đó, người xem cần cân nhắc khi tiếp nhận những nội dung về sức khỏe tinh thần và đừng quá tin vào những influencer trên mạng xã hội, Nedra Glover Tawwab, một nhà tham vấn tâm lý có 1,5 triệu người theo dõi trên Instagram, chia sẻ. Ngoài ra, các mạng xã hội cũng nên có những biện pháp quản lý về những nội dung này.
“Giới trẻ nên tiếp cận những thông tin đã qua kiểm chứng từ bố mẹ hoặc trường học thay vì chỉ tham khảo từ Internet”, Jodi Miller, nhà nghiên cứu tại Johns Hopkins University School of Education, chia sẻ. Bên cạnh đó, theo Fisher-Quann, các influencer cũng nên cân nhắc về những lời khuyên tâm lý mà họ đưa ra.
“Mạng xã hội có thể rất có ích trong việc trị liệu tâm lý. Nhưng chính nó đôi khi cũng gây hại nếu sử dụng không đúng cách”, cô chia sẻ.
(Theo Zing)
Sự phổ biến và tính gây nghiện của TikTok đang được những nhà phân tích Phố Wall so sánh với một loại thuốc phiện dạng mạnh, theo Insider.
" alt=""/>Sự nguy hiểm của các 'bác sĩ tâm lý' tự xưng trên TikTok