Hệ thống ứng dụng này gồm app trên điện thoại di động (app Hành trình số) để phục vụ người dân, lái xe cấp cứu, kíp cấp cứu và phiên bản web, bản đồ trên màn hình để phục vụ hoạt động điều hành, quản lý của Trung tâm Cấp cứu thành phố và Sở Y tế Đà Nẵng.
Ngoài ra, hiện nay trên từng xe cấp cứu cũng đã được doanh nghiệp tài trợ lắp đặt máy tính bảng giúp việc triển khai hệ thống ứng dụng hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian gọi xe cấp cứu.
Theo đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, ứng dụng giúp người dân, du khách có thể đặt yêu cầu; theo dõi được hành trình xe cấp cứu, thời gian dự kiến xe đến…, từ đó có thể chủ động trong xử lý tình huống khẩn cấp. Hệ thống cũng hỗ trợ các cơ quan, đơn vị quản lý có thể theo dõi và quản lý từng nhiệm vụ, lộ trình di chuyển của xe cấp cứu nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành chuyên môn chính xác và thông minh hơn.
Trước đó, hệ thống ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương trên địa bàn thành phố đã được triển khai thí điểm từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 năm nay. Sau hơn 1 tháng, đã có gần 2.500 lượt xe cấp cứu được điều hành, quản lý trên hệ thống.
Ngày 21/9, Sở TT&TT, Sở Y tế, Trung tâm cấp cứu thành phố Đà Nẵng và các đơn vị liên quan đã rà soát hệ thống ứng dụng lần cuối, trước khi công bố đưa vào vận hành chính thức hệ thống ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương.
![]() |
Sở TT&TT Đà Nẵng hướng dẫn người dân, du khách sử dụng ứng dụng "Hành trình số". |
Theo hướng dẫn của Sở TT&TT Đà Nẵng, người dân hiện đã có thể vào các kho ứng dụng của Google và Apple để tải, cài đặt và sử dụng ứng dụng “Hành trình số”. Qua ứng dụng, người dân có thể yêu cầu, đặt xe cấp cứu với vị trí GPS chính xác, từ đó giúp các xe cấp cứu dễ dàng định vị và đến đúng vị trí yêu cầu trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, người dân có thể xem được xe cấp cứu đã xuất phát hay chưa, hành trình di chuyển, ước lượng khoảng cách còn lại... để chủ động trong thời gian chờ cấp cứu. Thông qua ứng dụng, người dân cũng dễ dàng định vị được các vị trí bệnh viện, trạm y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép người dân góp ý và nhận phản hồi về các xe cấp cứu, kíp cấp cứu ngay trên ứng dụng di động. Từ đó, Trung tâm Cấp cứu thành phố Đà Nẵng có thể cải thiện và nâng cao chất lượng vận hành của hệ thống xe cấp cứu cũng như cung cấp dịch vụ y tế công tốt hơn cho người dân.
Vân Anh
Theo biên bản ghi nhớ hợp tác mới ký kết, thời gian tới Bkav sẽ hỗ trợ Đà Nẵng triển khai dùng thử các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số, nền tảng Big Data xử lý và phân tích dữ liệu lớn.
" alt=""/>Người dân, du khách tại Đà Nẵng đã có thể đặt xe cấp cứu qua ứng dụng di độngDạ dày bệnh nhân có vết thủng bằng đầu ngón tay cái, khiến thức ăn tràn vào khoang bụng
BS Nguyễn Bá Trình, Phó giám đốc Trung tâm, trưởng kíp phẫu thuật cho biết, đây là ca cấp cứu ngoại bụng nặng, bệnh nhân bị thủng dạ dày kích thước 0,8x0,5cm, viêm phúc mạc ổ bụng toàn thể có nhiều dịch tiêu hoá và thức ăn tràn vào ổ bụng do biến chứng dùng thuốc nam.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu mổ nội soi, bơm rửa sạch ổ bụng, khâu lỗ thủng dạ dày, dẫn lưu ổ bụng. Đến nay, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, ăn uống sinh hoạt bình thường, chuẩn bị xuất viện.
BS Trình cho biết, anh T. chỉ là một trong nhiều trường hợp bị biến chứng thủng dạ dày - tá tràng do tự ý sử dụng thuốc nam chữa xương, khớp điều trị tại trung tâm thời gian qua.
Sức khoẻ bệnh nhân đã hồi phục sau gần 1 tuần điều trị
Thực tế, các thuốc nam không rõ nguồn gốc có thể bị trộn lẫn các thuốc tân dược giúp người bệnh cảm nhận nhanh tác dụng. Các thành phần này có thể gồm các loại thuốc không steroid, thuốc corticosteroid, được sử dụng rộng rãi để điều trị các đợt viêm khớp cấp.
Các thuốc này có thể gây ra bệnh lý tiêu hoá ở các mức độ khác nhau. Các thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng chống viêm, giảm đau như aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen… thường gây triệu chứng nhẹ như buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, nặng là loét dạ dày – tá tràng, thủng đường tiêu hoá…
Để tránh những biến chứng không mong muốn, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán đúng trước khi bác sĩ kê đơn.
Vì vậy BS Trình khuyến cáo, bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp không được tự ý điều trị, không tự ý mua thuốc nam về uống để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày nguy cơ viêm phúc mạc toàn thể, dẫn đến sốc nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng.
Thúy Hạnh
Bệnh nhi 11 tuổi được đưa đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện tá tràng có lỗ thùng 0,7 cm.
" alt=""/>Người đàn ông Phú Thọ thủng dạ dày do tự uống thuốc namLong Chun khi còn điều trị tại bệnh viện
“Ban đầu thực sự em rất suy sụp, lo lắng. Đặc biệt lên mạng tìm kiếm thấy rất nhiều thông tin nên hoảng sợ. May mắn kết quả sinh thiết khẳng định u men xương hàm, không phải ung thư, không ảnh hưởng tính mạng nên giờ em vui vẻ chấp nhận và lạc quan điều trị tiếp", Long chia sẻ.
Sau đó Long trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ khối u ở xương hàm, rồi dùng xương mác ở chân ghép vi phẫu tạo hình. Tuy nhiên mảnh xương ghép bị đào thải nên sau đó phải tháo ra. Dù vậy, hiện Long vẫn rất lạc quan, chờ đợi ca ghép mới vào tháng 4 năm sau.
Long chia sẻ thêm, trước khi đi khám tại bệnh viện và đến tận bây giờ, vùng xương hàm vẫn không có cảm giác đau đớn. Vì không có triệu chứng nên Long không đi khám để phát hiện sớm.
BS Nguyễn Thành Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba cho biết, u men xương hàm là loại u khá thường gặp ở vùng răng hàm mặt, gặp từ thanh niên đến trung niên. Trung bình mỗi năm khoa phẫu thuật vài chục trường hợp.
Bệnh có nguồn gốc từ tế bào tạo men răng, có tính chất phá hủy xương hàm nhưng diễn biến rất âm thầm.
Nam diễn viên trẻ lạc quan, chuẩn bị sức khoẻ cho ca phẫu thuật sắp tới
Do bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên rất nhiều trường hợp khối u đã phá hủy cả xương hàm trên và hàm dưới, gây lung lay răng mới đi khám và phát hiện ra. Một số ít trường hợp tình cờ phát hiện khi đi chụp X-quang xương hàm.
Khi khối u to, bệnh nhân ấn vẫn không đau nhưng các răng có dấu hiệu di lệch, gây rối loạn khớp cắn, không nhai được hoặc bị đau do nhiễm trùng mới đi khám. Lúc này thường ở giai đoạn muộn, gây biến dạng mặt.
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các trường hợp khối u nhỏ gần như không ảnh hưởng, tuy nhiên các trường hợp khối u to như của Long Chun sau cắt bỏ tổn thương sẽ bị mất đoạn xương hàm nên bác sĩ phải lấy xương mác cẳng chân tạo hình 3D rồi ghép lên thay thế.
Sau khi xương “sống” khít, bệnh nhân sẽ tiếp tục được cắm implant để lắp răng sứ trên vùng xương mới.
Hình ảnh xương hàm bị khối u "ăn" cụt trên bệnh nhân mắc u men xương hàm
Phương pháp này giúp bệnh nhân đảm bảo về mặt thẩm mỹ, không bị méo lệch mặt sau phẫu thuật, tuy nhiên chức năng ăn nhai không trở về hoàn toàn như ban đầu.
Với u men xương hàm, nếu không được điều trị, ngoài phá hủy xương hàm, khối u sẽ xâm lấn mô mềm xung quanh, thậm chí có nguy cơ chuyển thành ác tính.
Hiện nguyên nhân gây u men xương hàm chưa rõ, chưa có biện pháp phòng ngừa, vì vậy bác sĩ khuyến cáo cách đơn giản nhất để phát hiện sớm là đi khám răng miệng thường xuyên và chụp X-quang xương hàm.
Long Chun, tên thật là Trần Hoàng Long, vốn là diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ, nổi lên trên mạng xã hội nhờ những những clip ngắn hài hước. Đặc biệt, gần đây Long Chun được nhiều người biến đến nhờ tham gia chương trình Gương mặt thân quen.
Thúy Hạnh
Vì sức khỏe không cho phép, Long Chun chấp nhận dừng cuộc tại tập 4 của Gương mặt thân quen, Hải Đăng Doo sẽ quay lại tham gia sau khi bị loại ở tập 3.
" alt=""/>Sức khoẻ Long Chun sau 1 tháng nhập viện vì u men xương hàm