Cụ thể, Dominic Williams đề xuất việc đưa đến cho người dân Nga những thông tin đa chiều về tình hình Ukraine. Nội dung thông tin sẽ được thể hiện dưới dạng video.
Để khuyến khích người dân Nga chủ động tiếp cận các nội dung này, mỗi người sẽ được tặng 50 USD dưới dạng Bitcoin hoặc Ethereum, hai đồng tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới. Dominic Williams tin rằng 50 USD là số tiền đủ hấp dẫn để thuyết phục người dân Nga tiếp nhận các đoạn video do phương Tây truyền tải.
Theo nhà sáng lập Dfinity, bằng cách làm này, nếu trả cho mỗi người xem video 50 USD, phương tây sẽ chỉ mất khoảng 250 triệu USD để tiếp cận 5 triệu người Nga. Đây là một cách tác động tới tâm lý người dân Nga để tạo nên làn sóng phản chiến trong lòng quốc gia này. Mục đích của hành động trên là gây áp lực nhằm buộc chính phủ Nga phải sớm rút quân về nước.
Thực tế cho thấy, cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga hiện không chỉ diễn ra trên chiến trường mà còn trên cả môi trường mạng.
Không chỉ đơn thuần là những xung đột quân sự, căng thẳng giữa Nga và Ukraine còn mở ra một cuộc chiến tranh mạng quy mô lớn. Đó là khi mà các cuộc tấn công mạng cũng như đòn trả đũa đã liên tục được thực hiện bởi cả hai bên.
![]() |
Bitcoin và các loại tiền mã hóa nói chung cũng đã ít nhiều cho thấy tầm ảnh hưởng của mình trong cuộc xung đột tại Ukraine. |
Trước khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của quân đội Nga được tiến hành trên lãnh thổ Ukraine, nhiều cuộc tấn công DDoS đã được thực hiện nhằm vào hệ thống thông tin của nghị viện và các ngân hàng tại quốc gia này. Thậm chí, mạng trực tuyến của Bộ Quốc phòng Ukraine cùng hai ngân hàng cũng đã từng bị hacker chiếm quyền điều khiển
Đáp trả lại điều này, Ukraine đã kêu gọi cộng đồng tin tặc trong nước ra tay bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia và thậm chí tấn công trả đũa. Hưởng ứng động thái đó, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous đã tuyên chiến với Nga, đồng thời tấn công làm tê liệt hoạt động một số trang web Điện Kremlin, Duma và Bộ Quốc phòng.
Những hành động trên đã dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh mạng giữa Nga và các nước phương tây. Nếu ý tưởng của Dominic Williams được phương tây ủng hộ, cuộc chiến trên mạng sẽ leo lên một nấc thang mới, bao gồm cả chiến tranh thông tin, tâm lý chiến nhờ sự kết hợp giữa công nghệ Blockchain và túi tiền của các nước phương tây.
Trọng Đạt
Nhiều nước Châu Âu đang rơi vào nguy cơ của một cuộc chiến tranh mạng với sự tham gia của các loại mã độc mới, trong đó, đặc biệt nguy hiểm là sự xuất hiện của mã độc WhisperGate.
" alt=""/>Xung đột NgaTheo nhiều nghiên cứu về bảo mật, an ninh mạng, những năm gần đây, ngành bán lẻ luôn được xếp vào 1 trong 5 ngành thường xuyên gặp nguy cơ tấn công, lừa đảo trên mạng, nhất là với hình thức mua bán trực tuyến.
Cụ thể, ngành bán lẻ từng trải qua nhiều cuộc tấn công đánh cắp thông tin xác thực - hình thức tấn công phổ biến hơn bất kỳ loại tấn công nào khác trong ngành này, bên cạnh hình thức tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware).
Cùng với đó, mặc dù chiếm tỷ lệ không nhiều song các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS, gian lận và những cuộc tấn công truy cập máy chủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành bán lẻ. Điều đó cho thấy thực tế rằng những kẻ tấn công dùng mọi phương thức có thể để xâm nhập vào các tổ chức bán lẻ nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người tiêu dùng, dữ liệu thẻ thanh toán và thậm chí cả thông tin về chương trình khách hàng thân thiết.
Vì thế, các chuyên gia chỉ rõ: Nếu không quan tâm đúng mức tới bảo mật, các doanh nghiệp bán lẻ có thể phải trả giá rất đắt bằng chính niềm tin của người tiêu dùng.
Ba mối đe dọa mới người tiêu dùng dễ gặp
Các chuyên gia hãng bảo mật Fortinet vừa đưa ra khuyến cáo về những mối đe dọa mất an toàn thông tin mà người tiêu dùng dễ gặp phải khi mua sắm trực tuyến.
Cụ thể, bên cạnh 3 mối đe dọa phổ biến đến từ Wi-Fi công cộng, các website thương mại điện tử giả mạo và phần mềm đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, các chuyên gia Fortinet cho rằng: người tiêu dùng đang phải đối mặt với 3 mối đe dọa mới trên môi trường ảo khi tham gia mua sắm online là mã độc web, các cuộc tấn công bộ định tuyến (router) và thiết bị IoT, các dịch vụ trực tuyến bị chiếm quyền.
Trong đó, với mã độc web, chuyên gia bảo mật khuyến nghị, người tiêu dùng nên thận trọng với các website hoặc quảng cáo khả nghi có hành vi hướng người dùng ra khỏi bất kỳ trang web tin cậy nào mà họ đang truy cập hoặc dụ dỗ họ với những khuyến mại hấp dẫn.
“Trong một vài trường hợp, tất cả những gì tội phạm mạng cần chỉ là một lần truy cập chớp nhoáng của bạn vào một trang web độc hại để có thể khiến thiết bị của bạn bị nhiễm mã độc ngay”, chuyên gia Fortinet lưu ý.
Đối với các cuộc tấn công bộ định tuyến và thiết bị IoT, các chuyên gia nhận định: Những nỗ lực khai thác dữ liệu trái phép từ các router và thiết bị IoT tuy không phổ biến nhưng vẫn là một trong số những nguy cơ. Tội phạm mạng có thể sử dụng công cụ do thám để tìm ra được mật khẩu cho hệ thống mạng Wi-Fi nhà bạn hoặc thông tin đăng nhập vào các giao dịch thanh toán trực tuyến tự động.
Đặc biệt lưu ý mối đe dọa từ các dịch vụ trực tuyến bị chiếm quyền, các chuyên gia phân tích, tội phạm mạng tiếp tục khai thác các tài khoản giải trí truyền phát trực tuyến (streaming). Trong rất nhiều vụ việc, thông tin tài khoản bị đánh cắp và sau đó được đăng bán trên các trang web chợ đen trên Dark Web.
Người tiêu dùng được khuyến nghị rằng: Cách tốt nhất để tránh việc trở thành nạn nhân trong các cuộc tấn công mạng là chú ý đến thói quen mua sắm trực tuyến an toàn.
“Bạn hãy đánh giá rủi ro trước mỗi hoạt động mua sắm trực tuyến, ưu tiên các nhà bán lẻ đáng tin cậy và nhất định phải kích hoạt tính năng bảo vệ chống gian lận của thẻ thanh toán. Cuối cùng là đừng quên chia sẻ những thông tin cảnh báo an toàn tới gia đình và bạn bè của bạn để mọi người đều có thể tận hưởng một mùa lễ hội an toàn và thư giãn thực sự”, chuyên gia bảo mật đến từ Fortinet khuyên người dùng.
Vân Anh
Lừa đảo qua dịch vụ “Ship COD” để thu khoản chênh lệch giá, dùng lệnh chuyển khoản giả và mạo danh đầu tư vắc xin Covid-19 là 3 thủ đoạn lừa người dùng được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cảnh báo.
" alt=""/>Bán lẻ luôn nằm trong Top 5 ngành thường xuyên gặp nguy cơ bị tấn công mạngCác mảng xanh trên khoai tây cho thấy sự hiện diện của độc tố solanine, có thể gây ra triệu chứng bất ổn tiêu hóa cũng như ảo giác, tê liệt thậm chí tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng.
Ngoài ra, Tiến sĩ Choudhry cho biết chất độc solanine cũng có thể bám vào mầm hình thành trên khoai tây khi tiếp xúc với môi trường sáng, ẩm trong 1-2 tuần.
Trong video trên mạng xã hội của mình, vị bác sĩ kể câu chuyện về Maria Harless, một phụ nữ trẻ sống ở Denver (bang Colorado, Mỹ). Hôm xảy ra sự việc, Maria đã ăn món khoai tây nghiền. Giữa đêm, Maria chợt tỉnh giấc, nôn mửa và đau đầu dữ dội. Khi cô đến khoa cấp cứu, các bác sĩ nhận ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên là 1 củ khoai tây nảy mầm.
“Cô ấy bị ngộ độc solanine - chất độc thần kinh sinh sôi từ khoai tây xanh và nảy mầm. Ăn một lượng lớn khoai tây như vậy có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, nhịp tim không đều và trong những trường hợp nặng có khả năng gây tử vong”, Tiến sĩ Choudhry giải thích.
Bác sĩ trên cũng biết tới một trường hợp gia đình 7 người chỉ còn 5 vì ngộ độc từ khoai tây hỏng. “Nếu bạn thấy khoai tây có biểu hiện như vậy, hãy thận trọng, nên vứt bỏ và mua mới”, Tiến sĩ Choudhry khuyên.
Nảy mầm, chuyển màu xanh và vị đắng có thể là dấu hiệu của sự hiện diện của chất độc. Khoai tây có các hiện tượng này nếu không được bảo quản trong bóng tối. Khi được cất trong điều kiện quá ấm, quá sáng hoặc quá ẩm, mắt khoai sẽ bắt đầu phát triển.
Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu, liều lượng độc hại là 1mg solanine trở lên trên một kg trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, nếu khoai tây cứng và mầm nhỏ, việc cắt đi phần mầm có thể giúp loại bỏ độc tố. Tương tự như vậy, gọt vỏ cũng giảm mức độ solanine vì hợp chất này tập trung nhiều nhất bên dưới lớp vỏ.