- Với chiếc HC vàng giành được ở môn bóng đá nam SEA Games 29,áiLannhậnmưatiềnthưởngUViệtNamchưahếtsầchelsea vs tottenham thầy trò HLV Worrawoot Srimaka đã nhận cơn mưa tiền thưởng.
Nữ trưởng đoàn xinh đẹp bật khóc khi U22 Thái Lan đoạt HCV
- Với chiếc HC vàng giành được ở môn bóng đá nam SEA Games 29,áiLannhậnmưatiềnthưởngUViệtNamchưahếtsầchelsea vs tottenham thầy trò HLV Worrawoot Srimaka đã nhận cơn mưa tiền thưởng.
Nữ trưởng đoàn xinh đẹp bật khóc khi U22 Thái Lan đoạt HCV
Chứng kiến cảnh gia đình nghèo khó từ nhỏ, anh ý thức được chỉ có học mới thoát nghèo. Câu nói ‘tri thức thay đổi vận mệnh’ đã giúp Vương Vĩnh Cường hạ quyết tâm học hành chăm chỉ.
Đối với các gia đình, giấy khen và phần thưởng của con là nguồn động viên tinh thần. Nhưng bố mẹ Vương Vĩnh Cường cho rằng giấy khen không có ý nghĩa thiết thực.
Điều họ mong muốn lớn nhất là Vương Vĩnh Cường ra ngoài kiếm tiền càng sớm càng tốt và anh phải có trách nhiệm chăm sóc anh trai.
Vươn lên trong nghịch cảnh
Khoảng cách từ nhà đến trường là 50km, để tiết kiệm chi phí cho gia đình anh đi bộ. Thậm chí, Vương Vĩnh Cường thường lang thang ở bãi rác để tìm mẩu bút chì, tẩy, vở nhặt về làm đồ dùng học tập.
Trên con đường tìm kiếm tri thức, Vương Vĩnh Cường luôn cần mẫn, chăm chỉ, điểm số nằm top đầu trường, lớp. Bóng dáng của anh không thể thiếu trên bục trao thưởng của trường. Dù điều kiện học tập thiếu thốn, nhưng anh luôn cố gắng hết mình.
Ở tuổi 15, Vương Vĩnh Cường tốt nghiệp loại xuất sắc cấp THCS. Anh có nguyện vọng học lên THPT nhưng bị bố mẹ phản đối bởi không ít bạn bè cùng trang lứa trong làng anh đã bỏ học từ tiểu học để phụ giúp gia đình.
Bố mẹ nghĩ đến việc cho Vương Vĩnh Cường nghỉ học lên thành phố tìm việc. “Nhà chúng ta quá nghèo, con học đã học hết cấp 2. Nếu không đi học, con có thể kiếm tiền phụ gia đình”, bố mẹ nói với Vương Vĩnh Cường.
Với quyết định này của bố mẹ, anh như ‘sét đánh ngang tai’. Sau khi thỏa thuận với gia đình, Vương Vĩnh Cường chấp nhận vừa học vừa làm. Thời gian rảnh, anh đi nhặt rác và bán đồ phế liệu để có thêm thu nhập.
Năm 1987, anh tham gia kỳ thi Cao khảo và đỗ vào ĐH Đông Ngô (ĐH Soochow). Thay vì vui mừng con trai đỗ ĐH, bố mẹ tiếp tục phản đối việc học và quở trách Vương Vĩnh Cường chưa kiếm được tiền.
Vì thành tích tốt, anh nhận được học bổng và trợ cấp sinh hoạt. Mỗi tháng, Vương Vĩnh Cường gửi toàn bộ số tiền này về nhà. Thời gian rảnh, anh làm việc bán thời gian để có tiền sinh hoạt.
Tốt nghiệp đại học, bố mẹ mong muốn Vương Vĩnh Cường đi làm, nhưng anh tiếp tục học lên thạc sĩ. Xuất sắc vượt qua kỳ thi tuyển sinh sau ĐH, anh nhận được học bổng.
Vương Vĩnh Cường quyết định không nói với bố mẹ việc học thạc sĩ. Tuy nhiên, khi biết tin, mẹ anh chỉ trích con là người vô tâm, không có ý thức phụ giúp gia đình.
Gia đình rạn nứt
Học thạc sĩ, anh không có thời gian đi làm thêm, nên số tiền hàng tháng gửi về cho bố mẹ ít hơn. Do đó, mẹ anh không thể chấp nhận, nên đã đến trường đòi thêm tiền.
Sự việc này là khởi đầu cho chuỗi bi kịch. Vương Vĩnh Cường chăm chỉ học hành để cải thiện điều kiện sống của gia đình. Nhưng nỗ lực của anh không được công nhận, sự đòi hỏi của gia đình ngày càng nhiều. Anh kiệt quệ về thể chất và tinh thần.
Những đòi hỏi của bố mẹ đã khơi dậy sự phản kháng của Vương Vĩnh Cường. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh rời Tô Châu lên Bắc Kinh học tiến sĩ.
Vương Vĩnh Cường học tiến sĩ tại ĐH Bắc Kinh. Trong quá trình học, anh phải lòng con gái một giáo sư tại ĐH Bắc Kinh. Sau vài năm tìm hiểu, cả 2 tiến đến hôn nhân.
Cuộc hôn nhân của anh không được bố mẹ ủng hộ. Họ cho rằng, sau khi lấy người này con trai ở lại Bắc Kinh sẽ không gửi tiền về cho gia đình. Bất chấp sự phản đối, ngày cưới anh không mời người nhà đến dự vì sợ bố mẹ gây chuyện.
Sau khi kết hôn, Vương Vĩnh Cường hàng tháng vẫn gửi tiền về cho gia đình. Năm 1999, anh quyết định sang Nhật Bản với tư cách trao đổi nghiên cứu sinh.
Trước khi đi, anh gọi cho mẹ thông báo ra nước ngoài nghiên cứu, 2 năm sau sẽ về. Sau khi ra nước ngoài sinh sống, anh quyết định cắt liên lạc với gia đình.
Sau 20 năm, cố gắng học hành giờ đây Vương Vĩnh Cường có địa vị xã hội, nhưng mối quan hệ với gia đình ngày càng tệ. Hàng loạt biến cố trong đời khiến anh mất đi tình cảm với gia đình. Anh bị người thân coi như ‘máy rút tiền’ và phải gánh vác trách nhiệm nặng nề.
Đỉnh điểm khi mẹ anh bị ung thư. Gia đình tìm cách liên lạc qua phương tiện truyền thông, nhưng anh vẫn từ chối về nhà gặp mẹ. Trước lời cầu xin của bố khi nói với truyền thông: “Con trai hãy về nhà, mẹ rất nhớ con”. Anh lạnh lùng nhắn cho chú ruột hy vọng gia đình ngừng tìm kiếm.
Hiện tại, Vương Vĩnh Cường sống một mình, đã ly hôn vợ vì mâu thuẫn cuộc sống. Anh là kỹ sư phần mềm tại một công ty ở Mỹ. Khi được hỏi về chuyện của gia đình, anh từ chối trả lời.
Câu chuyện của gia đình Vương Vĩnh Cường đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Một số khán giả bình luận bênh vực anh khi cho rằng việc quyết định cắt đứt liên lạc là do Vương Vĩnh Cường bị dồn vào đường cùng bởi không ai muốn từ bỏ tình thân.
Theo Sohu
Mang mong mỏi đó đến chi nhánh ngân hàng để làm việc, tôi được các nhân viên nhà băng tư vấn rất kỹ lưỡng. Tại đây, một nữ nhân viên nhà băng nói với tôi rằng phía ngân hàng đang có một sản phẩm tiết kiệm đầu tư với lãi suất cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm truyền thống (từ 8 đến 10%). Nghĩ mình đã già cả, chắc chẳng ai lừa gạt, bản thân lại vốn không giỏi tính toán, nên tôi đặt hoàn toàn tin tưởng vào phía ngân hàng và đồng ý gửi tiền theo hình thức này.
Tôi đưa toàn bộ số tiền 100 triệu đồng của mình cho nữ nhân viên ngân hàng rồi ký vào tờ giấy hóa đơn xác nhận đã nộp tiền. Sau đó, cô nhân viên hẹn tôi chờ khoảng 20 ngày sẽ gửi lại tất cả chứng từ, hợp đồng. Đúng hẹn, tôi nhận được toàn bộ chứng từ. Tuy nhiên, khi mở ra và đọc kỹ lại nội dung, tôi mới tá hỏa, vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa mua bảo hiểm chứ không phải gửi tiết kiệm.
Nhưng nhớ lại lời cô nhân viên ngân hàng, hứa hẹn rằng "cô cứ yên tâm, lãi suất 8 đến 10% một năm", nên tôi lại kiên nhẫn chờ đợi. Sau một năm, tôi đến ngân hàng để hỏi lại xem lãi của mình được bao nhiêu, có đúng như thỏa thuận ban đầu không, thì được biết cô nhân viên kia đã chuyển công tác. Tiếp đón tôi lúc này là một nữ nhân viên khác của ngân hàng. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của tôi, người này trả lời rằng: "Số tiền giờ đây giảm đi chỉ còn lại 96 triệu đồng".
>> Luật ngầm ngã giá bảo hiểm của nhân viên ngân hàng
Lúc này, tôi thực sự bị sốc, không tin nổi vào những gì mình vừa nghe thấy. Số tiền của tôi không những không được sinh lời như gửi tiết kiệm truyền thống, mà nay còn bị hao hụt đi. Nghĩa là, suốt một năm qua, mang tiếng đi gửi tiết kiệm ngân hàng mà tôi còn bị mất tiền oan. Bức xúc khi cảm giác bị lừa, tôi làm đơn xin rút lại toàn bộ số tiền còn lại, nhưng công ty bảo hiểm nhất quyết không hoàn trả cho tôi vì những ràng buộc trong hợp đồng mà tôi không hề được biết trước.
Suốt từ đó tới nay, tôi đi đi lại lại không biết bao nhiêu lần, từ ngân hàng đến công ty bảo hiểm, gặp không ít các nhân viên lẫn lãnh đạo của hai bên, nhưng vẫn không có một ai chịu giải quyết cho trường hợp của tôi. Đến giờ này, tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào ngân hàng này và công ty bảo hiểm. Đọc báo đài, tôi biết được rằng những trường hợp như mình không phải ít, rất nhiều người (trong đó nhiều người già cả) cũng đang trong tình cảnh "tiền mất tật mang" như tôi.
Việc các ngân hàng móc nối với công ty bảo hiểm, dụ khách hàng mua các gói bảo hiểm đội lốt đầu tư như vậy liệu có phải là hành động lừa dối khách hàng? Liệu những nạn nhân như chúng tôi phải làm thế nào để đòi lại quyền lợi chính đáng cho bản thân, lấy lại được tiền của mình? Rất mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền có sự vào cuộc quyết liệt, yêu cầu các bên liên quan đưa ra lời giải thích thỏa đáng, đồng thời có biện pháp để ngăn chặn tình trạng lừa dối của các nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm như thế này.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Kiếp nạn 'U70 bị nhân viên ngân hàng lừa mua bảo hiểm'