Nhiều người thích ăn gỏi hải sản hơn bởi độ tươi "nguyên chất", không có cảm giác ngán như các món ăn được nấu chín. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết dù cẩn trọng đến mấy, việc ăn gỏi hải sản, ăn thịt chưa nấu chín cũng khó tránh được nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng giun, sán…
Khi ăn các món không bảo đảm vệ sinh, nhẹ thì đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng phải nhập viện điều trị, thậm chí đe dọa tính mạng.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo, người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại cá, ốc, các loại rau sống, rau thủy sinh chưa nấu chín…; Thực hiện rửa tay vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, uống thuốc tẩy giun sán định kỳ.
Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bác sĩ tuyến cơ sở cũng cần phải được tập huấn, lưu ý bệnh sử, tiền sử và làm thêm các xét nghiệm khẳng định sán để chẩn đoán và sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Hoàng Linh
Cuộc thi cũng nhấn mạnh cả vai trò của người đưa ra bài toán và ứng dụng thành công giải pháp thay vì chỉ vinh danh doanh nghiệp công nghệ sáng tạo các giải pháp hay như trước đây. “Một câu hỏi hay có thể có sức mạnh làm thay đổi thứ hạng quốc gia. Một bài toán được định nghĩa đúng, tường minh có thể thay đổi một cơ quan, tổ chức. Bộ TT&TT mong muốn các cơ quan, tổ chức tham gia tích cực định nghĩa, công bố bài toán của mình”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng cho rằng, một bài toán được định nghĩa tường minh có thể mở ra cơ hội, thị trường và không gian phát triển mới cho doanh nghiệp công nghệ. Cuộc thi Viet Solutions chính là cơ hội lớn để mang công nghệ số vào từng ngành, từng lĩnh vực. Trước đây, doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác, tìm hiểu vấn đề, tìm kiếm người dùng. Thông qua cuộc thi Viet Solutions, các bài toán và khách hàng tiềm năng đã được mang đến gần hơn với những doanh nghiệp công nghệ số.
“Bộ TT&TT mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số hãy coi đây là một cơ hội tốt, tích cực tham gia xây dựng các giải pháp công nghệ để giải quyết nỗi đau của xã hội, từ đó tìm kiếm cơ hội cho mình”, Thứ trưởng chia sẻ.
Giải đáp thắc mắc của phóng viên về việc một giải pháp ở địa phương này có thể triển khai ở địa phương khác hay không, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, mỗi giải pháp phụ thuộc vào bối cảnh đặc thù. Do đó, Bộ TT&TT tiếp cận cách tập hợp, đưa các giải pháp, câu chuyện chuyển đổi số thành công trên cổng https://t63.mic.gov.vn/.
Đồng thời, cuộc thi Viet Solutions cũng đang mong muốn tìm kiếm và thử nghiệm câu chuyện thành công của địa phương này có nhân rộng sang địa phương khác được hay không.
“Một trong những tiêu chí để trao giải của năm nay là sáng kiến có thể nhân rộng ra toàn quốc, chúng tôi đang rất mong muốn được kiểm chứng điều đó”, Thứ trưởng nói.
Các tập đoàn lớn cần sự đồng hành của startup nhiều ý tưởng
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc các tập đoàn công nghệ lớn có công khai các bài toán của mình và muốn xã hội cùng giải quyết hay không, đại diện Viettel Telecom cho rằng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đều có nhiều vấn đề và bài toán lớn cần giải quyết và cần sự đồng hành của các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Có rất nhiều vấn đề tồn tại trong xã hội và nếu chỉ dựa vào nguồn lực của Viettel thì không thể giải quyết hết được. Khi chúng ta gặp phải các vấn đề, cần giải bài toán ở các khía cạnh thì cần xã hội hóa, cần các stasrtup có nhiều ý tưởng, nhiều cách giải quyết và cách áp dụng công nghệ mới”, vị này nói.
![]() |
Ông Hà Thái Bảo, lãnh đạo VNPT- IT trả lời câu hỏi của phóng viên. |
Cùng quan điểm, đại diện VNPT IT ông Hà Thái Bảo cho rằng những doanh nghiệp công nghệ lớn như VNPT cần giải quyết được các bài toán của các bộ, ban, ngành đặt ra và phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do đó, doanh nghiệp này cũng mong muốn có sự hợp tác, đồng hành cùng các startup.
Về vấn đề các startup lo ngại việc sao chép ý tưởng khi tham gia cuộc thi và bắt tay với các tập đoàn lớn, ông Hoàng Anh Tú, đại diện Ban tổ chức Viet Solutions nhận định rằng không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới, các doanh nghiệp lớn thường đồng hành cùng các startup khi tìm kiếm giải pháp công nghệ. “Doanh nghiệp lớn đôi khi lại hạn hẹp ý tưởng, trong khi starup nhiều ý tưởng mới nhưng lại chưa có tiềm lực tài chính. Đây là câu chuyện win – win của cả hai phía”, ông Tú nói.
Duy Vũ
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư huyện Mê Linh nhấn mạnh, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của huyện, trước hết là ứng dụng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, đô thị thông minh.
" alt=""/>Viet Solutions lần đầu trao giải cho tổ chức, cá nhân nêu được bài toán chuyển đổi sốVào trung tuần tháng 7 vừa qua, cùng với việc ra mắt Hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cũng đã chính thức công bố ứng dụng định danh điện tử được tích hợp trên nền tảng VNeID. Việc sử dụng thông tin trên tài khoản định danh điện tử của nền tảng này có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên môi trường kỹ thuật số, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.
Tùy theo phân loại mức độ của tài khoản định danh điện tử mà mỗi cá nhân sẽ có quyền, khả năng được tiếp cận sử dụng các dịch vụ mở rộng khác nhau. Cụ thể, với tài khoản định danh điện tử mức độ 1, công dân có thể sử dụng một số chức năng cơ bản như nhóm chức năng phòng chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng...), giải quyết các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, cập nhật tin tức, bài viết, thông báo mới nhất từ Bộ Công an.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 công dân có thể sử dụng tất cả các chức năng tiện ích mà ứng dụng VNeID cung cấp như đăng ký tích hợp hiển thị các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế… các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội như chuyển tiền trợ cấp qua ngân hàng, nhận lương hưu… giao dịch tài chính, chuyển tiền…
Theo cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, nhờ sự vào cuộc tích cực của ngành Công an, ứng dụng VNeID có sự tăng trưởng đột biến trong tháng 7 và 8/2022. Theo thống kê, tính đến ngày 31/8/2022, ước tổng số người dùng đã đạt 5,78 triệu, tăng 4,86 triệu so với tháng trước.
Bộ Công an hướng dẫn, công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID.
Cụ thể, sau khi tải và cài ứng dụng VNeID, người dân nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua VNelD. Cơ quan quản lý định danh điện tử sẽ thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua VNelD hoặc tin nhắn SMS hay email.
Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, người dân đã có Căn cước công dân gắn chip điện tử cần đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Người dân cần xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc email và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Khi đó, cán bộ tiếp nhận nhập thông tin của người dân sẽ cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử. Cơ quan quản lý định danh điện tử sẽ thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc email.
Với trường hợp người dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử, cơ quan Công an sẽ thực hiện cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
" alt=""/>Ứng dụng định danh điện tử VNeID đã có gần 6 triệu người dùng