Mãi giữa hiệp 1, trận chung kết U22 Đông Nam Á 2019 mơi có một tình huống đáng chú ý. Các cầu thủ U22 Thái Lan đòi phạt đền sau khi cho rằng Fauzi của U22 Indonesia để tay chạm bóng trong vòng cấm, tuy nhiên trọng tài Nguyễn Hiền Triết "lắc đầu".
![]() |
U22 Indonesia 2 lần được ăn mừng bàn thắng vào lưới U22 Thái Lan |
Bên kia chiến tuyến, U22 Indonesia suýt chút nữa mở tỷ số ở cuối hiệp 1 nhưng thủ môn U22 Thái Lan đã cứu thua cho đội nhà.
Sau giờ giải lao, U22 Thái Lan bất ngờ có bàn thắng mở tỉ số ở phút 57 do công của Saringkan sau pha đánh đầu dễ dàng.
Chỉ ít phút sau, U22 Indonesia đã đưa trận đấu về vạch xuất phát. Fauzi nỗ lực đi bóng từ cánh trái và dứt điểm, bóng đập vào đầu một cầu thủ U22 Thái Lan đổi hướng làm bó tay thủ thành Korraphat.
![]() |
Niềm vui của U22 Indonesia với ngôi vô địch U22 Đông Nam Á 2019. Ảnh: TL |
Thừa thắng xông lên, U22 Indonesia vượt lên dẫn trước 2-1 chỉ 5 phút sau đó. Tận dụng một quả đá phạt bên phía cánh phải, Osvaldo dứt điểm rất căng, thủ thành Korraphat đã chạm tay vào bóng nhưng chưa đủ để cứu thua cho đội bóng xứ sở Chùa vàng.
Bị dẫn bàn, U22 Thái Lan dồn toàn lực tìm kiếm bàn gỡ nhưng bất lực trước lối chơi quyết liệt của U22 Indonesia. Cũng bởi lối đá quá rát khiến U22 Indonesia phải chơi thiếu người ở những phút cuối trận sau khi Bagas Adi nhận thẻ đỏ từ trọng tài Hiền Triết.
Dù vậy, U22 Indonesia vẫn bảo vệ thành công tỷ số 2-1 trước U22 Thái Lan để đăng quang chức vô địch U22 Đông Nam Á 2019.
Đội hình ra sân:
U22 Thái Lan: Korraphat, Sampan, Kritsada, Chatchai, Jedsadakorn, Jaroensak, Saringkan, Sakunchai, Ballini, Tanpisit, Patcharapol.
U22 Indonesia: Raharjo, Wanewar, Haris, Nugroho, Baharsyah, Sulaeman, Haay, Andika, Bahar, Nugraha, Fauzi.
Lịch Thi Đấu U22 Đông Nam Á 2019 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
26/02 | ||||||||
26/02 | 15:30 | Việt Nam | ![]() | 1:0 | ![]() | Campuchia | Tranh 3,4 | VTV5 VTV6 |
26/02 | 18:30 | Indonesia | ![]() | 2:1 | ![]() | Thái Lan | Chung kết | VTV5 VTV6 |
Lịch sử của Volkswagen gắn liền với nền công nghiệp và sức mạnh kinh tế của nước Đức sau Thế chiến II. Bên cạnh thương hiệu xe Volkswagen, Tập đoàn Volkswagen còn sở hữu cả các thương hiệu như Skoda, Cupra, Bentley, Porsche và Audi.
Trong thời gian gần đây, thương hiệu nổi tiếng này tỏ ra chậm chạp trong quá trình điện hoá sản phẩm, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất mới nổi, đặc biệt là các hãng xe Trung Quốc.
Trong thông báo vào ngày 28/10 từ trụ sở chính của Volkswagen tại Wolfsburg, người đứng đầu tổ chức công đoàn Volkswagen tại Đức, Daniela Cavallo cho biết, kế hoạch đóng cửa các nhà máy đã được báo cáo tại Hội nghị công nhân và người lao động trước đó.
"Tập đoàn muốn đóng cửa ít nhất 3 nhà máy Volkswagen, thu hẹp quy mô tất cả các nhà máy còn lại, thoái vốn khỏi các lĩnh vực không cốt lõi và trên hết, sẽ cắt giảm lương đáng kể đối với số lượng các nhân viên còn lại”, bà Daniela Cavallo nói.
Cũng theo bà Cavallo, Volkswagen còn đang cân nhắc cắt giảm lực lượng lao động tại các nhà máy vốn vẫn đang hoạt động tại Đức. Điều này có nghĩa là hãng phải cắt giảm sản xuất.
Gunnar Kilian, một thành viên Hội đồng quản trị, tuyên bố: “Nếu không có các biện pháp tổng thể để lấy lại khả năng cạnh tranh, chúng tôi sẽ không thể chi trả cho các khoản chi phí đáng kể như tiền lương và duy trì hoạt động sản xuất trong tương lai”.
Volkswagen từ chối bình luận về chi tiết kế hoạch và nói rằng hãng sẽ chỉ làm như vậy khi cả công ty và công đoàn cùng đồng tình. Tuy nhiên trong một tuyên bố, các nhà lãnh đạo tập đoàn này cho biết do sự sụt giảm của nhu cầu thị trường ô tô, trong khi cạnh tranh ngày càng tăng mạnh mẽ đã dẫn đến việc tập đoàn phải tái cơ cấu hoạt động sản xuất và lực lượng nhân sự như vậy.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, ông Wolfgang Büchner - người phát ngôn của thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, những quyết định quản lý sai lầm có thể là nguyên nhân khiến Volkswagen gặp khủng hoảng và người lao động chắc chắn bị liên lụy. Do vậy, mục tiêu hiện nay là duy trì và đảm bảo việc làm cho họ.
Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Đức, đóng góp 564 tỷ euro (610 tỷ USD), cho nền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô của Đức cũng phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất Đức đã bán được khoảng 4,3 triệu ô tô vào năm 2021.
Trong vài năm gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng xe điện sản xuất trong nước thay vì xe nhập khẩu. Điều này khiến nhu cầu đối với xe Đức sụt giảm nghiêm trọng.
Đức là nền kinh tế duy nhất trong 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới có mức dự báo tăng trưởng âm trong năm nay. Theo đó, nền kinh tế số 1 châu Âu này có thể sẽ giảm 0,2% vào năm 2024 (dự báo trước đó là tăng trưởng 0,3%).
Theo The Guardian, The Sun
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Thủ tướng đưa ra gợi ý có thể quy định theo hướng môn Lịch sử vừa có vừa có phần bắt buộc, phần tự chọn.
Theo người đứng đầu Chính phủ, truyền thống văn hóa lịch sử cũng là một nguồn lực, đầu tư cho giáo dục văn hóa, lịch sử là đầu tư cho sự phát triển. Với các chính sách tác động tới toàn dân, tới lợi ích chính đáng của người dân thì phải rất thận trọng, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng.
Trước đó, ngày 2/6, Thủ tướng cũng đã ra chỉ đạo “nóng” về môn Lịch sử trong chương trình THPT, trong đó yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương tổ chức Hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, đồng thời báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; làm tốt hơn công tác truyền thông để xã hội được cập nhật đầy đủ hơn đối với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử cho học sinh.
'Bộ GD-ĐT cần giải thích đã, đang và sẽ làm gì với môn Lịch sử' GS Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - chia sẻ quan sát của ông rằng trước khi tiến hành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thì môn Lịch sử dường như đang đứng trước một thực tế là học sinh không thích. GS Giang nhận định luồng ý kiến khẳng định môn Lịch sử rất quan trọng, bắt buộc phải học, bắt buộc phải thi cũng xuất phát từ cái tâm, muốn môn học này được trọng thị. Thầy cô giáo dạy Lịch sử cũng muốn môn mình dạy là môn chính. Đây là đề cao môn Sử theo cách nhìn quan phương – tức là nhìn theo góc độ quản lý, chính quyền. Còn một quan điểm thứ hai, theo GS Giang, là phải đổi mới căn bản chương trình giáo dục và đào tạo. "Ở khuynh hướng này, tôi ủng hộ xu hướng làm sao đó để môn Lịch sử hấp dẫn hơn, không cần dạy nhiều những thứ cụ thể mà làm sao để học sinh tự thấm, tự tìm hiểu. Khi học sinh có sự ham thích, mong muốn tìm hiểu thì các em sẽ làm mọi cách để tìm hiểu. Đó mới là đổi mới căn bản toàn diện” – GS Giang phân tích. GS Vũ Minh Giang cũng chỉ ra một thực tế rằng trước đây, Lịch sử là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, có một “khúc quanh” trong hệ thống giáo dục đào tạo là 38% học sinh cấp 2 không vào cấp 3 mà đi học nghề, đi làm công nhân… Mỗi năm, 1 triệu học sinh tốt nghiệp lớp 12 không bao gồm những học sinh này. “Nếu chúng ta dạy theo cách cũ, tức là dạy Lịch sử bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, giai đoạn lịch sử cận hiện đại rơi vào cấp THPT, thì những học sinh học THCS nhưng không có điều kiện tiếp tục học THPT sẽ mất giai đoạn lịch sử đó. Việc tổ chức lại môn Lịch sử có lường tới thực tế này” – GS Giang chỉ rõ. Một điều quan trọng nữa, theo GS Giang, là chúng ta rất muốn dạy cho học sinh phổ thông, dù sau này có trở thành ai, thì phải có sự hiểu biết về đất nước mình, dân tộc mình, truyền thống của cha ông mình. “Tôi nghĩ rằng những gì lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước đang làm là tập trung vào điều đó. Suốt chiều dài lịch sử những gì kết tinh lại chính là văn hóa. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”. Văn hóa là những giá trị được kết tinh trong quá trình lịch sử. Chúng ta quan tâm đến văn hóa, lịch sử như vậy thì không có lý do gì để coi nhẹ môn Lịch sử cả”. Trở lại với phương án dạy Lịch sử ở phổ thông, vị GS này chia sẻ ông được biết là tới đây, Bộ GD-ĐT cũng sẽ có lộ trình cho môn học này chứ không phải thay đổi ngay lập tức. “Theo tôi, chúng ta nên học các nền giáo dục tiên tiến, trong đó có những nước có sự đổi mới không chỉ một lần mà được tiến hành thường xuyên. Chúng ta phải có 3 động thái với giáo dục: luôn phải nhìn lại chặng đường đã qua, tổng kết cái gì được và chưa được, rồi tiếp tục đổi mới - thì việc xây dựng những chương trình như thế này sẽ có sự chuẩn bị nhưng cũng không phải là “nhất thành bất biến”". Cuối cùng, GS Giang nhấn mạnh: “Điều rất cần hiện nay là Bộ GD-ĐT và các cơ quan có trách nhiệm phải giải thích rõ cho nhân dân biết chúng ta đã, đang và sẽ làm gì. Mọi người nếu chỉ nhìn vào vòng xoáy 'bên này muốn bỏ, bên kia muốn giữ' thì không đúng với bản chất hiện tượng mà chúng ta muốn xem xét”. |
Ngân Anh – Thúy Nga
" alt=""/>Thủ tướng gợi ý nghiên cứu môn Lịch sử có phần bắt buộc và tự chọn