Năm 2022, với chủ đề “Các công nghệ số cho người lớn tuổi và quá trình già hóa lành mạnh”, ITU kêu gọi tập trung các nỗ lực, sáng kiến để thúc đẩy việc tiếp cận các công nghệ và nền tảng số cho đối tượng người cao tuổi. Điều này nhằm thu hẹp khoảng cách về thế hệ, tuổi tác và hỗ trợ quá trình già hóa lành mạnh hơn.
Tại Lễ phát động hưởng ứng Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới (17/5), thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cùng chung tay phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số phục vụ người dân, đặc biệt là người lớn tuổi.
Cũng tại buổi lễ, lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) đã công bố và trao quyết định của Bộ về việc Nền tảng tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến VOV Bacsi24 đạt tiêu chí nền tảng số phục vụ người dân năm 2022.
VOV Bacsi24 là ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến trên điện thoại thông minh và máy tính được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ra mắt năm 2017.
Tháng 4/2020, ứng dụng này đã được Bộ TT&TT, Bộ Y tế và Đài Tiếng nói Việt Nam công bố phục vụ miễn phí cho người dân trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Trong 2 năm đại dịch Covid-19, VOV Bacsi24 đã trở thành một tiện ích quan trọng, kịp thời hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cho người dân từ xa, đặc biệt là người dân ở các vùng phong tỏa, không thể đến bệnh viện thăm khám định kỳ.
Trong giai đoạn đầu năm 2022, khi các ca nhiễm Covid-19 đạt đỉnh tại các địa phương, trung bình mỗi ngày VOV Bacsi24 nhận được 200 cuộc gọi đề nghị thăm khám về các triệu chứng và cách điều trị khi bị nhiễm Covid-19. Số cuộc gọi liên quan đến dịch bệnh Covid-19 chiếm tới 30% lượng cuộc gọi đến hằng ngày.
Ở thời điểm hiện tại, VOV Bacsi24 có hơn 1.000 bác sỹ chuyên khoa II, trưởng khoa, phó khoa tại các bệnh viện hàng đầu trong cả nước thực hiện việc chăm sóc sức khỏe 24/24 cho người dân qua ứng dụng.
Thông qua nền tảng này, người dân sẽ được kết nối với các chuyên gia y tế, bác sỹ của các bệnh viện và có thể nhận được ý kiến tư vấn sức khỏe mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào có nhu cầu.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, nền tảng VOV Bacsi24 đã cụ thể hóa sáng kiến “mỗi người dân một bác sĩ riêng” được nêu trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Trọng Đạt
" alt=""/>VOV Bacsi24 được công nhận đạt tiêu chí nền tảng số phục vụ người dânThêm cách chấm điểm ngoài bài kiểm tra" alt=""/>Năm nay học ngoại ngữ có gì mới?
Phát biểu tại lễ phát động, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy về chuyển đổi số, Lạng Sơn đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng ở cả 4 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số.
Cụ thể, chính quyền số đã phát triển mạnh mẽ; kinh tế số phát triển rộng khắp với hơn 60% số hộ gia đình có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử; xã hội số với 100% các trường học hoạt động trên nền tảng số; cửa khẩu số được phát triển với 100% doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tham gia. “Các kết quả này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp phần nâng cao các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh”, ông Dương Xuân Huyên cho hay.
Tổ công nghệ cộng đồng sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”
Việc triển khai nền tảng “Công dân số Xứ Lạng”, cũng được Lạng Sơn xác định là một giải pháp trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng.
Được phát triển theo mô hình microservice (mô hình kiến trúc phân chia dự án phần mềm thành nhiều dịch vụ nhỏ độc lập - PV), nền tảng số này dễ mở rộng và nâng cấp, có khả năng chịu tải cao với giao diện thông minh. Hiện “Công dân số Lạng Sơn” đã tích hợp các ứng dụng cho người dân gồm: Chức năng phản ánh kiến nghị, dịch vụ công; tra cứu thông tin đất đai; trợ lý ảo iSee; các ứng dụng Vỏ Sò, Postmart cho người mua.
Nền tảng cho phép người dân tra cứu các tiện ích cơ bản như: Nộp hồ sơ, tra cứu hồ sơ, thủ tục trực tuyến, tra cứu thông tin đất đai, thửa đất quy hoạch tại tỉnh và tương tác với hệ thống trợ lý ảo iSee Lạng Sơn, mua hàng trên các sàn thương mại điện tử...
Qua “Công dân số Xứ Lạng”, người dân, doanh nghiệp còn có thể tương tác trực tuyến một cách nhanh chóng với chính quyền về các vi phạm, các sự cố của các lĩnh vực trật tự đô thị, môi trường, an ninh trật tự… trên địa bàn và theo dõi tiến độ cũng như hiệu quả xử lý công việc của chính quyền.
Theo Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn Nguyễn Khắc Lịch, Lạng Sơn đặt mục tiêu ngay trong năm nay, 70% dân số trên địa bàn từ 15 tuổi trở lên (tương ứng với 412.180 người) cài đặt, sử dụng nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” và các ứng dụng thương mại số, thanh toán số.
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Lạng Sơn sẽ tiếp tục cách làm sáng tạo đã được áp dụng từ khi bắt đầu chiến dịch phát triển kinh tế số địa phương vào tháng 7/2021, đó là: Huy động toàn bộ 7.776 thành viên của 1.684 Tổ công nghệ cộng đồng tham gia.
“Các thành viên Tổ công nghệ cộng đồng sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” và các ứng dụng thương mại số, thanh toán số”, ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết.
Trong ngày 13/5, toàn bộ các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng của Lạng Sơn sẽ được tập huấn cài đặt sử dụng nền tảng “Công dân số - Xứ Lạng”, tạo tài khoản thanh toán điện tử MB Bank cũng như tải, cài đặt, sử dụng tài khoản người mua trên các sàn Vỏ Sò, Postmart.
Cũng nhằm triển khai rộng rãi nền tảng "Công dân số Xứ Lạng", ngày 11/5, Sở TT&TT Lạng Sơn đã đề nghị các sở, ban, ngành hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị mình cài đặt, sử dụng nền tảng số này.
Được biết, trước khi triển khai chính thức “Công dân số Xứ Lạng”, Sở TT&TT đã tổ chức thí điểm nền tảng tại 2 xã Tân Đoàn, Chi Lăng và phường Hoàng Văn Thụ. Việc triển khai thí điểm ở 1 xã khó khăn, 1 xã nông thôn mới nâng cao và 1 phường đông dân của thành phố Lạng Sơn đã giúp thử nghiệm ở nhiều môi trường, nhiều kiểu mẫu công dân khác nhau làm cơ sở để mở rộng trên toàn tỉnh.
Vân Anh
" alt=""/>70% dân số Lạng Sơn sẽ sử dụng nền tảng 'Công dân số Xứ Lạng'