
Cụ thể, bản chuẩn Galaxy S8 có màn hình 5-inch trong khi Galaxy S8 Plus sở hữu màn hình cong 6-inch lớn hơn. Thiết kế của Galaxy S8 Plus khá giống với Note 7 ngoại trừ phần mép màn hình trên và dưới mỏng hơn.
So với Note 7 (5,7-inch) Galaxy S8 Plus có màn hình lớn hơn với thiết kế tràn khắp bề mặt kiểu như chiếc Mi Mix của Xiaomi tuy kích cỡ thực tế không lớn hơn.
Các nguồn tin xác nhận rằng cả hai phiên bản Galaxy S8 đều có màn hình cong và có thiết kế gần như đồng nhất với dòng Note. Nhiều khả năng, Samsung sẽ xóa sổ dòng Note và chỉ giữ lại thương hiệu S.
Rất có thể sẽ không có thêm mẫu Note 8 nào nữa, thay vào đó là dòng S với đầy đủ thế mạnh thiết kế của dòng Note trước đây.
Hai mẫu smartphone cao cấp Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus sẽ ra mắt vào tháng 4 năm tới với mức giá chưa xác định.
Nguyễn Minh(theo Forbes)
" alt=""/>Thêm thông tin về “siêu phẩm” Galaxy S8Chiều nay, 31/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng ban Ban điều hành triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã chủ trì phiên họp toàn thể năm 2017 của Ban điều hành.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định, năm 2017 hoạt động của Ban điều hành đã có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị. Thực tiễn hoạt động thời gian vừa qua là sự gắn kết giữa 4 cơ quan đóng vai trò quan trọng trong triển khai ứng dụng CNTT gồm Bộ TT&TT, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Theo Thứ trưởng, nhờ có sự gắn kết này mà một loạt văn bản quy phạm pháp luật về các chính sách hết sức quan trọng nhưng cũng khó khăn đã được triển khai như: các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu, kết nối liên thông, chữ ký số hay vấn đề về gắn kết giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính hướng tới một cửa liên thông…
“Tôi có thể nói là năm 2017 là năm đột phá, quyết liệt trong vấn đề này. Với tinh thần đó, tôi cũng hy vọng thời gian tới, công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước sẽ được nâng lên”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, bên cạnh báo cáo của Cục Tin học hóa - cơ quan thường trực Ban điều hành về kết quả thực hiện một số nội dung Chương trình công tác của Ban trong năm 2017, các thành viên Ban điều hành đã tập trung trao đổi, thảo luận về một số nội dung: dự thảo Nghị định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đề án nghiên cứu về sự cần thiết ban hành các quy định, chính sách về dữ liệu mở (Open Data); Cơ chế tài chính cho công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Cơ chế phối hợp xử lý phầm mềm độc hại giữa các cơ quan, tổ chức; Tình hình xây dựng dự thảo Nghị định sửa Nghị định 26 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; dự thảo Thông tư quy định việc sử dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản điện tử.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đề nghị các cơ quan, đơn vị trong thời gian tới tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, cụ thể là trong việc xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
“Thời gian tới, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT như Cục Tin học hóa, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cần phối hợp chặt chẽ với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính và Cổng thông tin điện tử Chính phủ - Văn phòng Chính phủ để chúng ta triển khai tốt chủ trương này. Tôi cho rằng Ban Cơ yếu Chính phủ cũng nên tham gia vào, phối hợp chặt chẽ để làm thế nào chúng ta đưa ra được Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, Thứ trưởng yêu cầu.
" alt=""/>Nền tảng về chữ ký số hết sức quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tửMột vài năm gần đây đã nổi lên những cuộc thảo luận về việc Facebook có nghe trộm người dùng nói chuyện, sau đó lấy thông tin để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình hay không.
Cụ thể là nếu bạn trò chuyện về chủ đề nào mà mình quan tâm thì Facebook sẽ lưu lại thông tin này. Sau đó cung cấp dữ liệu cho nhà quảng cáo và làm hiện chúng lên Facebook cá nhân để gợi ý cho bạn lựa chọn. Mặc dù đã có những chứng cứ cụ thể trong thực tế, nhưng tại thời điểm này công ty vẫn phủ nhận rằng mình không làm việc này.
Trả lời tất cả những chia sẻ trên mạng Twitter từ nhà sản xuất ra podcast, Phó chủ tịch phụ trách các quảng cáo của mạng xã hội Rob Goldman, đã than phiền rằng: "Tôi là người chuyên chạy quảng cáo sản phẩm tại Facebook. Chúng tôi chưa từng và sẽ không bao giờ sử dụng micro để thu âm thông tin bạn nói ra cho mục đích quảng cáo. Tất cả mọi tin đồn thổi đều là không đúng sự thật".
![]() |
Rob Goldman trả lời người dùng trên mạng Twitter. |
Tuy nhiên, một YouTuber đã đăng một video thử nghiệm xem có phải Facebook đang gián tiếp thu thập thông tin của người dùng thông qua thiết bị micro của điện thoại iPhone hay không. Trong video này chủ tài khoản đã liên tục nhắc đến cụm từ "cat food - thức ăn cho mèo" một cách có chủ ý. Đúng như dự đoán, một thời gian rất ngắn sau khi anh đăng nhập Facebook thì rất nhiều quảng cáo liên quan tới các nhãn hiệu "thức ăn dành cho mèo" hiện lên trên trang cá nhân của mình.