Trước ánh mắt hoang mang của cô gái khi nhận quà,ạnmuốnhẹnhòtậpCôgáihoangmangcầucứuQuyềnLinhkhinhậnquàtừbạtóc ngắn MC Quyền Linh hài hước tuyên bố: “Không phải ngại…”.
Video: Cặp đôi chia sẻ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Trước ánh mắt hoang mang của cô gái khi nhận quà,ạnmuốnhẹnhòtậpCôgáihoangmangcầucứuQuyềnLinhkhinhậnquàtừbạtóc ngắn MC Quyền Linh hài hước tuyên bố: “Không phải ngại…”.
Video: Cặp đôi chia sẻ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân
“Thường thì ở các trường THPT chỉ cần đến giữa học kỳ 2, các lớp 12 gần như đã hoàn thiện chương trình, sau đó dành thời gian ôn luyện. Như vậy, năm nay chỉ cần khoảng 3 tuần nữa là đủ điều kiện cho các trường đảm bảo chương trình. Nếu đề thi THPT quốc gia được xây dựng theo hướng tỉnh giản kiến thức học kỳ 2 lớp 12 thì thi vẫn rất hợp lý” - ông Thành nói.
Trong tình huống xấu hơn, ông Thành kiến nghị Bộ có thể xem xét không triển khai kỳ thi đồng loạt trên cả nước mà có phương án riêng cho những địa phương có dịch bệnh phức tạp. Chẳng hạn, không nên tổ chức quá nhiều điểm thi để kiểm soát và những người không có bổn phận thì hạn chế tham gia vào các khâu.
![]() |
Nếu tháng 5 học sinh trở lại đi học được bình thường, kỳ thi THPT quốc gia sẽ vẫn diễn ra (Ảnh: Thanh Hùng) |
Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho rằng nên trì thi THPT quốc gia; nếu tháng 5 học sinh trở lại đi học được bình thường thì chương trình, tiến độ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, còn hết tháng 5 thì lại khác.
Sự thay đổi, theo bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, là kỳ thi cần được tinh giản, gọn nhẹ.
"Chúng tôi đề xuất lên Bộ GD-ĐT có thể thi nhưng theo hướng học đến đâu thì thi đến đấy. Có thể đề thi tập trung vào học kỳ 1 lớp 12 thôi chẳng hạn" – bà Thúy cho hay.
Hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng cho rằng có thể thi và chỉ bắt buộc 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để xét tốt nghiệp THPT. Riêng thí sinh nào có nguyện vọng dự tuyển vào đại học bằng tổ hợp nào thì đăng ký thi thêm các môn khác để phục vụ xét tuyển. Như vậy học sinh giảm được cả khối lượng kiến thức và áp lực tâm lý.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cũng cho rằng trừ một số ngành, trường đặc thù, việc xét tuyển ĐH hiện nay chủ yếu là chỉ cần thi 3 môn Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh là đủ.
“Tất nhiên điều này cũng có bất cập, cụ thể là nhiều em đã đầu tư học theo các tổ hợp môn khác. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên chúng ta phải chấp nhận” – ông Dũng nói.
Kỳ thi tốt nghiệp giảm môn, trường đại học có thể lấy kết quả để xét tuyển?
Trong kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh dự thi bắt buộc 3 môn Toán - Ngữ văn - Ngoại ngữ và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp. Theo thống kê, có tới hơn 190 tổ hợp (3 môn) để xét tuyển ĐH.
Ông Nguyễn Đào Tùng, Trưởng ban Đào tạo của Học viện Tài chính, cho rằng kỳ thi chỉ cần giữ lại 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Các trường ĐH cần thêm môn nào thì có thể tổ chức kiểm tra, xét theo hình thức riêng của mình.
Theo ông Tùng, các trường cũng có thể dựa thêm vào kết quả học tập THPT hoặc Bộ GD-ĐT nên tính tới việc cho phép thí sinh nào có nguyện vọng xét đại học có thể thi thêm bài thi tổ hợp, nhưng được lựa chọn số môn thi theo nhu cầu.
Riêng với Học viện Tài chính, ông Tùng cho hay trong trường hợp không đủ số môn thi theo tổ hợp xét tuyển như ban đầu, có thể xét thêm kết quả học tập các môn từ học bạ.
Còn ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Tuyển sinh của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhận định nếu chỉ thi 3 môn Toán - Ngữ văn - Ngoại ngữ thì các trường ĐH sẽ khó khăn trong xét tuyển. Tuy nhiên, theo ông Sơn “có còn hơn không”, bởi việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia vẫn được các trường chú trọng.
“Phần lớn các trường đều sử dụng các khối xét tuyển có Toán và Ngữ văn nên có thể lấy điểm của 2 môn này làm môn chính, còn lấy điểm học bạ các môn lớp 12 đối với môn thứ 3. Ví dụ, xét tuyển khối A01 thì sẽ lấy điểm thi Toán và Tiếng Anh từ bài thi THPT quốc gia, cùng với điểm trung bình chung lớp 12 môn Lý để xét" - ông Sơn phân tích.
Theo ông Sơn, có thể một số các ĐH lớn tổ chức hoặc kết hợp để tổ chức thi các môn theo ý của mình. Các trường nhỏ hay không tổ chức được kỳ thi riêng cũng có thể dựa vào kết quả thi của trường lớn để xét tuyển.
Ông Sơn cho hay việc đổi tổ hợp môn dĩ nhiên có ảnh hưởng đến công tác đào tạo, tuy nhiên điều này không đáng ngại, bởi “giỏi ở bậc THPT không có nghĩa sẽ giỏi ở bậc ĐH”.
Trong khi đó, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM, nêu quan điểm: “Với số môn giảm đi thì các tổ hợp môn tuyển sinh sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng đến đâu còn tuỳ vào việc môn nào bị giảm. Các trường có tổ hợp bị ảnh hưởng sẽ dùng tổ hợp khác, hoặc có thể dùng thêm các điều kiện phụ như điểm học bạ THPT, hoặc tổ chức đánh giá đầu vào (thi tuyển), hay dùng kết quả đánh giá từ các trường/tổ chức khác, hoặc phối hợp các phương án này”.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, chỉ một số ít ngành đào tạo cần đúng các môn học THPT (Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Tiếng Anh,...) thì điểm thi/học các môn này ở bậc THPT là quan trọng đến xét tuyển bởi ảnh hưởng sự học ở bậc ĐH. Nhưng nhiều ngành thực ra cần hơn ở thí sinh năng lực - kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, đam mê, cần cù, tư duy logic, nhận thức xã hội..., do đó không nên quá nặng nề chuyện tổ hợp môn thi.
Ông Thắng cũng cho rằng dù là phương án nào nhà trường cũng không bị ảnh hưởng bởi kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM đang dần khẳng định hiệu quả trong công tác tuyển sinh. Chưa kể, ĐHQG TP.HCM dùng thêm phương án ưu tiên xét tuyển các học sinh giỏi từ các trường THPT chuyên và các trường top 100 điểm thi THPT quốc gia.
“Qua theo dõi kết quả học tập cho thấy, các sinh viên xét tuyển bằng các phương thức đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển có kết quả học tập có phần nhỉnh hơn các em được tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Như vậy, việc mở rộng các phương thức này cũng là một phương án tốt trong tình hình hiện nay”.
Theo ông Thắng, hiện nay một số trường ĐH đã bắt đầu tính toán và khi kỳ thi THPT quốc gia được xác định rõ ràng có diễn ra hay không, các trường chắc chắn sẽ có các phương án hợp lý để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Thanh Hùng – Lê Huyền
- Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 vẫn sẽ diễn ra như dự kiến nếu học sinh có thể trở lại trường trước ngày 15/6.
" alt=""/>Giảm số môn thi THPT quốc gia, trường ĐH có gặp khó xét tuyển?![]() |
Căn bệnh u não khiến tuổi thơ của bé Đạt trải qua những tháng ngày đau đớn |
"Từ ngày cháu phát hiện bệnh đến nay, trong nhà có cái gì giá trị cũng đem bán hết lấy tiền chạy chữa. Giờ thì không còn gì để bán nữa. Bác sĩ nói việc điều trị hóa chất của cháu còn dài, sắp tới cháu có thể sẽ phải phẫu thuật tiếp mà gia đình tôi chưa biết phải xoay xở ra sao...” anh Tuyên xúc động chia sẻ
Được biết, từ nhỏ Đạt vốn là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng cách đây gần 1 năm, bỗng nhiên em bị sốt kèm theo những cơn đau đầu dữ dội kéo dài. Thấy sức khỏe con khác thường, mắt lờ đờ, vợ chồng anh Tuyên đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận Đạt bị u não, căn bệnh hiểm nghèo rất nguy hiểm đến tính mạng.
Quá choáng váng, vợ chồng anh Tuyên lại tiếp tục đưa con sang Bệnh viện Bạch Mai khám lại với hy vọng mong manh rằng đó không phải là sự thật. Vậy nhưng sau khi thăm khám, chụp chiếu, các bác sĩ cũng có cùng chẩn đoán như ở Bệnh viện Nhi Trung ương và giới thiệu sang bệnh viện Việt Đức làm phẫu thuật. Sau khi làm phẫu thuật cắt khối u ở bệnh viện Việt Đức, Đạt lại tiếp tục chuyển sang bệnh viện K3 Tân Triều điều trị hóa chất
![]() |
Từ ngày phát hiện mắc bệnh em ở viện nhiều hơn ở nhà |
Để duy trì sự sống, Đạt phải trải qua nhiều đợt điều trị, tính đến thời điểm hiện tại đã truyền 20 đợt hóa chất. Hôm chúng tôi đến thăm, em vừa mới chuyển sang phác đồ 2. Cậu bé nhỏ thó, xanh xao, đầu trọc lóc nằm li bì trên giường bệnh. Đạt không ăn được gì, ăn vào lại nôn ra hết.
Khó khăn chồng chất
Đối diện với tình trạng nguy cấp của con, vợ chồng anh Tuyên lại càng âu lo hơn khi tiền chạy chữa cho con đến nay đã kiệt quệ. Từ ngày con trai đổ bệnh, anh Tuyên phải nghỉ việc để lên viện chăm sóc con. Vợ anh, chị Đào Thị Hằng lại không được nhanh nhẹn như người bình thường nên mọi việc trong nhà anh Tuyên phải lo toan gánh vác. Gia đình anh Tuyên thuộc vào diện hộ nghèo của địa phương. Cả nhà có tất thảy 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng, bình thường đã phải chi tiêu tằn tiện, nay lại càng thêm túng thiếu.
Là người đi chăm con từ ngày đầu tiên đến giờ, anh Tuyên hiểu hơn ai hết tình hình sức khỏe cũng như kinh phí điều trị cho con. Anh kể đợt năm trước tất cả chi phí hết khoảng gần 50 triệu, còn năm nay thì chưa tính. Toàn bộ số tiền đó anh đi vay họ hàng, anh em và cả vay lãi bởi vợ chồng làm ruộng, lúc hết vụ mùa lại đi xây, nuôi 2 đứa con còn thiếu nên chẳng bao giờ có tiền dư ra.
![]() |
Bố mẹ nghèo khó em Chu Thành Đạt đang rất cần được giúp đỡ |
Những lần đưa con ra bệnh viện Hà Nội chữa trị, dù được bảo hiểm chi trả một phần nhưng những khoản sinh hoạt phí phát sinh cộng với tiền thuốc đặc trị ngoài danh mục là con số quá lớn với gia đình nông dân nghèo như vợ chồng anh Tuyên
Nhìn đứa trẻ mới 7 tuổi mà tóc đã rụng hết, mặt mũi bơ phờ, chân tay xanh xao, gầy guộc, người lớn không khỏi đau lòng. Rất mong hoàn cảnh của cháu Đạt sớm nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, để em được tiếp thêm sức mạnh tiếp tục chữa bệnh.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Chu Mạnh Tuyên, ở thôn Tường Thụy 3, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. SDT:0945800165 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.139 (EM Chu Thành Đạt) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Bố mẹ nghèo bất lực nhìn con héo mòn vì bạo bệnh
![]() |
Hơn 20 năm qua, vợ chồng Quỳnh Ui cùng 9 đứa con sống trong căn nhà đất rách nát |
“Tôi sinh ra và lớn lên tại trên đất nước Lào thuộc vùng giáp ranh với biên giới Việt Nam. Điều kiện kinh tế, địa lí nên cuộc sống khổ cực từ nhỏ, sống cuộc đời nay đây mai đó giữa 2 vùng biên giới.
Sau khi tham gia du kích chống Mỹ, năm 1972, tôi được chính quyền vận động, cho nhập nhập quốc tịch Việt Nam và sinh sống trên vùng đất A Lưới đã gần nửa thế kỷ’”, ông Quỳnh Ui cho biết.
Được nhập tịch và trở về sinh sống tại huyện miền núi A Lưới như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Quỳnh Ui. Thế nhưng, do không được học hành, từ nhỏ sống cảnh du mục trên các sườn núi khu vực biên giới, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên hơn nửa thế kỷ trôi qua là những tháng ngày khổ cực xem lẫn bất hạnh đối với người đàn ông này.
![]() |
Ông Quỳnh Ui quặn lòng bên căn nhà rách nát khi nói về nỗi khổ cực của gia đình |
“Tôi lấy vợ sau khi nhập quốc tịch Việt Nam được một thời gian để mong cuộc sống của gia đình đỡ khổ cực hơn. Thế nhưng, cái nghèo, cái đói vẫn không chịu buông tha, đặc biệt là sau khi sinh con, đẻ cái”, ông Ui tâm sự.
Cuộc sống nghèo khổ ngày càng đeo bám gia đình, đặc biệt là sau khi 9 đứa con của vợ chồng ông Quỳnh Ui lần lượt chào đời, đến tuổi ăn tuổi học. Thương đôi vợ chồng nghèo thất học, nhiều bà con, lối xóm và chính quyền địa phương cho mượn vài ruộng lúa để nay trồng khoai, mai trồng sắn, giải quyết bữa ăn cho qua ngày.
“Hàng ngày, vợ tôi ở nhà trồng ít cây ngô, cây sắn còn tôi thì làm thuê đan lát cho họ, mỗi ngày tiền công được hơn 100 nghìn đồng. Ngoài việc đang phải nuôi dạy 4 đứa nhỏ, 5 đứa con lớn do không được học hành, không có công việc gì làm nên giờ mỗi đứa một phương”, ông Quỳnh Ui chia sẻ.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Đức – Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết, mặc dù được sự quan tâm, giúp đỡ của người dân và chính quyền địa phương nhưng những khổ đau và bất hạnh vẫn liên tiếp đổ ập xuống gia đình vợ chồng ông Quỳnh Ui.
![]() |
Ngôi nhà đất chằng chịt “ổ voi, ổ gà” |
“Năm 2015, trong một lần đi làm thuê về thì ông Ui bị tai nạn gãy bàn chân, do gia đình không có kinh phí chữa trị nên bàn chân của ông Quỳnh Ui bị tật, mất sức khỏe và nay không thể làm công việc nặng. Chính vì vậy, giờ mọi lo toan kinh tế, bữa ăn hàng ngày trong gia đình đều phụ thuộc vào vợ và sự giúp đỡ của hàng xóm”, Chủ tịch UBND xã A Ngo chia sẻ.
Chúng tôi tìm về căn nhà của ông Quỳnh Ui trong một ngày cuối tháng 5, khi những trận giông bất chợt của những ngày cuối mùa hạ đổ ập xuống huyện nghèo A Lưới.
![]() |
Cột kèo ngôi nhàm mục nát theo thời gian |
Trong ngôi nhà cấp 4 được vợ chồng Quỳnh Ui dựng lên từ hơn 20 năm trước, những phên nứa trát đất bắt đầu mục nát. Dưới nền nhà bằng đất, những “ổ trâu, ổ gà” chằng chịt khiến chủ nhà không thể kê thêm cái bàn để ngồi uống nước khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng.
“Nhiều người nói căn nhà của gia đình tôi như một cái lán trại nhưng biết làm sao được. Mỗi lần mưa bão đến, cả gia đình phải bỏ nhà sang nhờ hàng xóm ở tạm vì mưa ập vào nhà, nước trong như ngoài.
Cả đời vợ chồng tôi phấn đấu làm ăn cũng không thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Chỉ mong chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ gia đình, cho vợ chồng tôi cùng con cái có căn nhà tạm tránh nắng, tránh mưa”, ông Ui tâm sự.
Trước nỗi thống khổ và bất hạnh của vợ chồng người dân tộc Tà Ôi Quỳnh Ui, vừa qua, báo VietNamNet phối hợp với chính quyền địa phương xã A Ngo đã quyết định trao tặng 70 triệu đồng trích từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” do báo VietNamNet phối hợp với các Doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. |
Quang Thành
" alt=""/>Tâm sự của người đàn ông dân tộc trong căn nhà rách nát