











Hà Lan

Hà Lan
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi. Ông đánh giá như thế nào về nội dung của bản dự thảo này?
- Tôi đọc nội dung thì thấy rằng việc xã hội tranh luận về dự thảo lần này là đương nhiên. Bởi lẽ, nội dung chương trình GDPT tổng thể mà dự thảo đưa ra có rất nhiều điểm mới so với hệ thống chương trình GDPT hiện tại.
![]() |
GS Vũ Minh Giang đánh giá cao những điểm mới tích cực trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Lê Văn. |
Điều đó cho thấy, ban soạn thảo chương trình GDPT tổng thể đã có một quá trình chuẩn bị công phu, huy động các chuyên gia làm việc một cách tích cực. Và do đó, tôi đánh giá đây là một sản phẩm của quá trình làm việc nghiêm túc.
Đầu tiên,chúng ta thấy những người soạn thảo chương trình đã có sự chuyển đổi từ cách tiếp cận nội dung, dạy và kiểm tra kiến thức sang một cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế hiện nay là tiếp cận năng lực.
Tức là, chương trình mới hướng tới việc khơi dậy, thúc đẩy ở người học những năng lực vốn có và sau đó giúp người học có khả năng bước vào cuộc sống, đi tiếp con đường sau phổ thông.
Chúng ta đều biết, tất cả những gì sau phổ thông phải được chuẩn bị tốt ở giai đoạn phổ thông. Do đó, việc thay đổi cách tiếp cận này là một điểm mới tôi cho là tích cực.
Thứ hai,chúng ta thấy rằng, chương trình đã được xây dựng theo hướng tích hợp.
Hiện nay, bên cạnh các khoa học chuyên ngành đã xuất hiện các khoa học liên ngành nhằm giải quyết những bài toán lớn của tự nhiên và xã hội theo cách nhìn vào tổng thể của đối tượng. Theo nghĩa đó, cấp học phổ thông cũng phải trang bị cho học sinh cách nhìn sự vật trong mối tương liên của chúng.
Điểm thứ ba, tôi cho rằng, chương trình GDPT mới đã đưa ra được những phẩm chất, năng lực cơ bản của học sinh như một "chuẩn đầu ra" cho "sản phẩm" của quá trình đào tạo.
Theo cách đó, các giáo viên sẽ không phải mò mẫm theo kiểu sách giáo khoa có gì thì dạy cái đó, mà họ đều biết sản phẩm của mình sẽ phải đạt được những giá trị nào, những phẩm chất, năng lực nào.
Vậy có điểm nào trong dự thảo ông còn băn khoăn hay muốn góp ý với ban soạn thảo hay không?
- Tôi nghĩ có 2 điểm mà ban soạn thảo cần phải lưu ý.
Đầu tiên, bằng việc đưa ra các môn học tự chọn ở các năm lớp 11 và 12, dường như những người viết chương trình đang định hướng theo cách những em này thì theo ngành khoa học tự nhiên, những em khác đi theo ngành khoa học xã hội. Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận lạc hậu.
Chương trình giáo dục phổ thông là một hệ kiến thức hoàn bị. Tất cả kiến thức toán, lý, hóa, văn, sử, địa… ở cấp phổ thông thì tất cả các học sinh đều phải học. Bất kể là sau này em học sinh đó đi theo các ngành tự nhiên hay ngành xã hội thì những kiến thức này đều cần thiết.
Không thể tư duy theo kiểu em sau này đi theo ngành xã hội thì có thể học nhẹ lý, hóa, sinh, còn những em đi theo ngành tự nhiên thì không cần phải học sử, địa.
Việc định hướng phải được thể hiện ở chỗ chúng ta giúp học sinh xác định sẽ học tiếp lên đại học hay đi học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hiện nay, chúng ta hiện vẫn chưa làm tốt công tác này.
Quy luật cho thấy, chỉ có khoảng 10% học sinh phổ thông có thể học tiếp lên đại học, nhưng ở Việt Nam thì gần như ai tốt nghiệp phổ thông cũng đi đại học, không khối A thì khối C. Điều này dẫn đến tình trạng thừa rất nhiều cử nhân như hiện này.
Bên cạnh đó, để việc định hướng nghề nghiệp tốt cần phải có một môn khoa học hướng nghiệp, mỗi trường có một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để theo dõi và tư vấn hướng nghiệp đến từng học sinh căn cứ trên điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của từng em. Trong khi ở ta, việc hướng nghiệp chủ yếu vẫn do bố mẹ là chính.
![]() |
GS Vũ Minh Giang cho rằng, việc cho học sinh tự chọn môn học theo định hướng phân thành các ban khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên là lạc hậu. Đồ họa: Lê Văn. |
Điểm thứ hai, dự thảo đưa yêu đất nước như một phẩm chất chủ yếu của học sinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa thấy nội dung giáo dục lịch sử, một môn học dung dưỡng lòng yêu nước, ý thức đối với dân tộc, lại không xuất hiện trong chương trình nhất là cấp tiểu học. Ở cấp THCS việc tích hợp môn sử và môn địa lý cũng là vấn đề.
Tôi đề nghị phải đưa nội dung giáo dục lịch sử vào ngay từ bậc tiểu học. Chúng ta cần phải dạy cho học sinh từ nhỏ, để các em biết được gốc tích, truyền thống của mình ra sao.
Cách dạy có thể căn cứ vào khả năng tiếp thu của từng lúa tuổi. Ở cấp học nhỏ như tiểu học, các em có thể học thông qua các tích truyện hay bộ phim… Có như vậy mới có thể dạy cho học sinh về lòng yêu nước chứ không thể nói khẩu hiệu yêu nước chung chung được.
Một trong những vấn đề nhiều ý kiến lo lắng chính là điều kiện thực hiện chương trình, đặc biệt là sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên - những người sẽ thực hiện chương trình trong thực tế. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
- Tôi cũng cho rằng để thực hiện chương trình thành công, cần phải dành một sự cố gắng thích đáng cho việc xây dựng đội ngũ, đặc biệt là công tác đào tạo lại đội ngũ hiện có, bao gồm cả những cán bộ quản lý lẫn các giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Nếu không đảm bảo được điều kiện này thì tất cả chương trình viết ra sẽ mang nặng sự duy ý chí. Những người trong ban soạn thảo viết ra chương trình nhưng không phải là người thực hiện chương trình mà chính là những giáo viên, những người quản lý ngành giáo dục ở từng địa phương. Do đó, điều quan trọng là những người này phải thấu hiểu chương trình mới.
Sau hết, để đảm bảo chương trình thành công, tôi nghĩ cần có sự vào cuộc của tất cả các bộ ngành, địa phương từ cấp cao nhất.
Chúng ta đều biết, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là vấn đề mang tính quốc sách ảnh hưởng tới tương lai phát triển của đất nước. Do đó, một mình Bộ GD-ĐT sẽ không thể thực hiện được mà cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là với chương trình GDPT thì vai trò của các địa phương là rất quan trọng.
Lấy ý kiến rộng rãi là một cách đối thoại với giáo viên Việc Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội như hiện nay là một cách đối thoại giữa ban soạn thảo với các giáo viên. Mọi người ai thấy có điểm nào bất hợp lý từ thực tiễn mình trải qua thì có thể góp ý gửi tới ban soạn thảo. Chúng ta đã thấy rất nhiều ý kiến góp ý kể từ khi dự thảo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những ý kiến đóng góp sẽ là những góc nhìn từ thực tế gửi về để ban soạn thảo có cơ sở để điều chỉnh chương trình cho phù hợp. - GS Vũ Minh Giang |
Cũng vì lý do đó nên tôi không bao giờ nói về tình dục cả. Người ta luôn cho rằng những cô gái ngoan chỉ được làm tình với chồng mình mà thôi, vì vậy chẳng có lý do nào để nói về chuyện đó trước khi họ kết hôn cả. Và theo trí nhớ của tôi thì từ khi tôi bắt đầu dậy thì, tôi hoàn toàn mù tịt về tình dục và giới tính, cũng vì thế mà tôi hoàn toàn không biết gì về những chiếc bao cao su (BCS), tránh thai, 'chuyện đó' có đau hay không và việc có thai diễn ra như thế nào cả.
Thực sự, tôi chưa bao giờ đổ lỗi cho bố mẹ vì họ luôn né tránh nói với tôi về chuyện đó, nhất là với mẹ tôi. Tôi không thể biết được cảm giác của một người mẹ nhưng tôi biết rằng có một số thứ đối với tôi thì không có ý nghĩa gì nhưng với mẹ tôi lại là chuyện quan trọng và việc không lên giường trước khi kết hôn là một trong số đó.
Hơn ai hết tôi hiểu được lối suy nghĩ chảy trong đầu mẹ luôn nhắc nhở mẹ rằng: 'Không đề cập đến nghĩa là con bé sẽ không lên giường với người khác' cho dù sâu trong thâm tâm mẹ cũng biết rằng theo thời gian, khi mà xã hội ngày càng trở nên phát triển và phóng khoáng hơn thì điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Tôi nghĩ, tất cả các bà mẹ đều hiểu điều này.
Lần đầu tiên tôi quan hệ tình dục là năm tôi vừa bước sang tuổi 19, với người bạn trai học cùng đại học. Cậu ấy là người đầu tiên nói yêu tôi. Lần đầu ấy chúng tôi không dùng BCS và cả nhiều lần sau đó nữa. Đó thực sự là lỗi của mình tôi. Lúc đó tôi luôn cho rằng chỉ cần không dùng BCS thì tôi chưa được tính là đã quan hệ.
Lúc đó chúng tôi đã quan hệ bằng cách xuất tinh ngoài vì cách đó không cần bất cứ phương pháp tránh thai hay thuốc tránh thai nào và chúng tôi sẽ không bị xếp vào kiểu người quan hệ bừa bãi. Lúc đó có thể tôi đã không biết nhiều về quan hệ tình dục, cơ chế mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng có một điều tôi biết rất rõ, đó là mẹ tôi, thầy cô giáo và gia đình tôi không muốn tôi làm 'chuyện đó' và nếu bố tôi biết thì ông sẽ giết tôi mất.
Nhưng nó giống như một thứ thuốc phiện với hai chúng tôi vậy, nhất là khi chúng tôi càng lén lút thì nó lại mang tới một cảm giác cực kỳ kích thích. Vì vậy, chúng tôi đã không thể kiềm chế được điều đó cứ xảy ra liên tiếp, liên tiếp. Giống như bạn bè cùng trang lứa đang tuổi yêu đương ở thành phố của tôi, bọn tôi lén quan hệ trong những lần xin đi học nhóm, nói dối đi chơi với bạn bè hay trong nhà khi bố mẹ đi vắng và bất cứ chỗ riêng tư nào mà hai đứa trẻ tuổi 19 có thể đặt chân tới.
Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng biết tới việc phải dùng BCS. Chính vì vậy, tôi và cậu ấy đã lén đi tới một nơi cách nhà cả hơn chục cây số để mua BCS và bỏ hẳn một buổi học ngày hôm đó để nghiên cứu về những chiếc bao cao su vì tôi tin rằng nếu không dùng BCS, tinh dịch rất dễ tiếp xúc với da của mình và tôi bất cứ lúc nào cũng có thể mang thai, điều đó làm tôi rất sợ hãi.
Trong suốt khoảng thời gian đó, tôi đã không dám nói cho ai biết về chuyện tôi đã quan hệ. Tôi vẫn luôn cho rằng tình dục là chuyện vô cùng hệ trọng và rất có sức ảnh hưởng và chỉ nên chia sẻ với một người duy nhất. Đây cũng là niềm tin mà rất nhiều cô gái tôi quen ở nơi tôi sống đã lớn lên cùng với nó.
Giống như tôi, hầu hết bọn họ đều quan hệ lần đầu khi học đại học. Tôi biết niềm tin vào sức mạnh lớn lao của việc không quan hệ tình dục trước hôn nhân đã bao nhiêu lần ngăn những đứa con gái không lên giường với một gã con trai đang bày ra trước mặt ánh mắt yêu thương chân thành cùng lời hứa sẽ không có chuyện gì xảy ra. Nhưng tôi cũng luôn biết rằng rất nhiều cô gái, trong đó có tôi đã không thể từ chối được điều đó sau một thời gian dài.
Nhưng cuối cùng thì tôi và bạn trai cũng chia tay và trong chuỗi ngày đau khổ sau đó, có vài đêm tôi đã nằm ngủ cùng mẹ. Một đêm nọ, khi mà tôi tưởng mẹ đã ngủ say, bà đột nhiên quay sang hỏi tôi: 'Hai đứa làm 'chuyện đó' rồi phải không?'.
Phản xạ tự nhiên đã khiến tôi nói không, hình như tôi đã trả lời hơi nhanh và nói hơi to. Tôi đã không dám nhìn mẹ sau đó, còn mẹ thì không nói gì và chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Và rồi, sau một hồi im lặng tôi đã tự thú với mẹ rằng mình đã làm, phải, bọn tôi đã quan hệ với nhau.
Tôi tưởng chừng như có một cơn bão với những lời chỉ trích, mắng mỏ sẽ ập tới với tôi. Nhưng đáp trả lại những suy nghĩ đó của tôi chỉ là tiếng thở dài của mẹ.Mẹ thở dài nhưng trong hơi thở ấy của mẹ chỉ có duy nhất một điều mà bà lo lắng, bà lo rằng tôi sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của chuyện quan hệ tình dục theo cách mà bà hy vọng. Tiếng thở dài đã chấm dứt hoàn toàn cuộc nói chuyện giữa tôi và mẹ.
Sau đó gần 2 năm, tôi lại có một mối quan hệ nghiêm túc mới với một cậu bạn tôi gặp trong một bữa tiệc ở công ty mà tôi đang thực tập. Ngày đó mỗi lần bố đi công tác, mẹ đều gọi tôi đến ngủ cùng và thỉnh thoảng từ bên kia giường quay sang hỏi tôi những câu hỏi đại loại như 'Hai đứa không qua đêm với nhau đấy chứ?'và tôi luôn trả lời rằng 'Không ạ?', hoặc là 'Con vừa phải đi học, vừa đi thực tập nên không có thời gian đâu mẹ'.
Tôi nghĩ có lẽ mẹ thừa hiểu rằng tôi đang nói dối nhưng mẹ lại nghiễm nhiên coi đó là lời nói thậtvà luôn coi trọng mấy câu nói dối đó, tôi luôn nghĩ đây là một đức tính kỳ lạ và tiêu biểu của các bà mẹ của xã hội xưa. Dường như đó là một thỏa thuận ngầm, nó giống như một cái gì đó thuộc về trách nhiệm, tôi nói dối có nghĩa là mẹ sẽ không phải dối gạt hoặc làm cho bố hay ông bà thất vọng giống như tôi đang lo mình sẽ làm mẹ thất vọng vậy.
Việc nói dối đã kết thúc vào 1 năm sau đó, lúc ấy tôi vẫn còn hẹn hò với cậu bạn kia và kể với mẹ tôi đang sẽ dùng vòng tránh thai không ảnh hưởng hormone. Lần này mẹ tôi đã tức giận, thở dài và nói với tôi rằng đã đến lúc tôi nên thôi mạo hiểm đi nhưng bà vẫn tán thành phương pháp của tôi. Cho dù mẹ tôi không mong tôi dùng biện pháp tránh thai nhưng với bà như thế vẫn còn hơn là có một đứa cháu ngoài giá thú.
Nhưng mối quan hệ của tôi với mẹ đã có chuyển biến từ khi tôi đặt vòngvào thời điểm đó. Mẹ kể rằng khi tôi còn nhỏ bà không hề dùng vòng tránh thai. Hai mẹ con không cần lúc nào cũng nói về tình dục nữa nhưng bất cứ khi nào tôi cảm thấy vòng tránh thai làm mình đau đến phát điên tôi đều có thể gọi và kể với mẹ, hoặc tôi có thể úp mở với bà về việc mình ngủ cùng bạn trai. Có lẽ mẹ đã bắt đầu coi tôi là người lớn, hoặc có thể đó chỉ là cách mà mẹ gợi mở cho tôi chia sẻ những chuyện thầm kín, hoặc cũng có khả năng đó là kết quả của cả hai thứ trên.
Vài tháng sau khi kể với mẹ chuyện đặt vòng tôi lại kể với bà chuyện tình cảm đang đi xuống dốc của mình và những chuyện cần biết về tình dục. Mẹ nói tôi quan hệ không an toàn và đến lúc nên chia tay rồi. Hai mẹ con tôi đã cùng khóc vì mẹ tôi hiểu được những cảm giác mà tôi phải chịu đựng và mẹ không hề muốn tôi phải bị những cảm giác ấy giày vò.
Mẹ muốn bảo vệ tôi và đau đớn vì không làm được. Đó không hoàn toàn là một cuộc nói chuyện về đề tài tình dục nhưng nó đúng là một cuộc nói chuyện về tình dục mà tôi - 1 cô gái 21 tuổi đang hoang mang lo sợ - đang rất cần được chia sẻ với mẹ mình.
Tôi luôn ước rằng mình có thể kể với mẹ về chuyện quan hệ tình dục trong suốt thời dậy thìcủa mình, luôn nhớ cái cảm giác ghen tị với những cô gái được mẹ chia sẻ và cái cảm giác bối rối bực bội khi vài tháng trước khi đọc được một lời khuyên rằng mọi người nên hỏi mẹ về việc phá thai. Không phải mọi cô gái đều có thể làm như vậy với mẹ mình và cho rằng nói với mẹ chuyện đó là một điều cực kỳ kinh khủng.
Hiện tại tôi và mẹ đã thân thiết hơn nhiều, vì thế giữa hai mẹ con cũng ít chuyện phải giấu giếm hơn, lý do để nói dối cũng ít hơn. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì mình có thể kể chuyện cho mẹ mỗi khi có điều thắc mắc và vì mẹ sẽ luôn cho tôi câu trả lời. Tôi vẫn ước gì chuyện này đến sớm hơn..
Tôi cho rằng giống như việc các bà mẹ có thể vì con mà từ bỏ một vài đức tin của mình, những đứa trẻ cũng có thể từ bỏ đức tin của mình vì mẹ. Và có những bà mẹ, như mẹ của tôi vậy, chỉ cần được nhắc rằng dù là mẹ con nhưng cả hai đều là phụ nữ và phụ nữ thì sẽ quan hệ tình dục, còn tình dục thì luôn rất nhiều vấn đề là có thể mở lòng...
(Theo AFamily)
" alt=""/>'Mẹ ơi, con đã ngủ với anh ấy'Xem thêm tất cả các mã đề sinh tại đây
Trong sáng nay (26/6), các thí sinh tham gia thi môn Sinh học thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Giờ làm bài tổ hợp Khoa học tự nhiên kéo dài 50 phút/ môn, bắt đầu từ 7 giờ 35 phút và kết thúc lúc 10 giờ 05 phút.
Đề thi môn Sinh học gồm 24 mã đề được ra theo hình thức trắc nghiệm bao gồm 40 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án để lựa chọn, các thí sinh có 50 phút để hoàn thành bài thi của mình.
Đề thi Sinh học chủ yếu nằm trong chương trình Sinh học 12 (chiếm 80%), có lồng ghép một phần kiến thức 11 (chiếm 20%). Lượng câu hỏi lý thuyết (khoảng 60%) và bài tập (khoảng 40%).
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nhiều thay đổi. Năm nay thí sinh tự do, thí sinh học trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ thi chung với thí sinh THPT. Việc coi thi, niêm phong, bảo quản bài thi sẽ có camera giám sát.
Đáp án tham khảo môn Sinh học thi THPT quốc gia 2019 mã đềViệc chấm thi trắc nghiệm có sự tham gia của các trường đại học. Công tác chấm thi các môn tự luận vẫn giao cho các địa phương chấm nhưng Bộ GD-ĐT sẽ giám sát, đồng thời cử cán bộ của các trường ĐH-CĐ tham gia... Việc xét tốt nghiệp THPT cũng thay đổi theo tỉ lệ 70% (bài thi THPT quốc gia) và 30% học bạ.
Năm nay, về mặt quy chế thi, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh, cải tiến một số khâu để tính bảo mật của kỳ thi được tăng cường hơn các năm trước. Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong tủ riêng biệt, có khóa và niêm phong. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong.
BAN GIÁO DỤC
" alt=""/>Đáp án môn Sinh học thi THPT quốc gia 2019 mã đề 224