Trên một diễn đàn tư vấn cách quản lý chi tiêu trong gia đình, người vợ trẻ sinh năm 2000 chia sẻ, lương của 2 vợ chồng hiện tại là 65 triệu đồng/tháng. Cộng với tiền lãi 25-30 triệu/tháng từ cửa hàng quần áo mở đã lâu, tổng thu nhập hiện là 90 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, tháng nào cô cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 30 triệu đồng, tức là chi tiêu khoảng 60 triệu đồng cho 2 vợ chồng, 2 con nhỏ trong khi nhà cửa, xe cộ đã có sẵn, được ông bà nội ngoại mua cho sau khi cưới.
“Nhìn các khoản chi tiêu, tôi không biết phải cắt giảm phần nào” – cô nói.
Kế hoạch của vợ chồng cô là sẽ mua nhà đất ở cho rộng rãi thay vì ở chung cư như hiện tại. Một căn nhà đất ở Hà Nội bây giờ có giá khoảng 5-6 tỷ đồng sau khi sửa sang lại.
Vợ chồng cô mới chỉ có khoảng 2,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ số tiền bán vàng gia đình cho ngày cưới. Người vợ trẻ rất băn khoăn, nếu bán hết vàng, gom hết tiền tiết kiệm và vay ngân hàng để mua nhà đất thì cả hai chẳng còn đồng nào tiết kiệm.
Cô liệt kê các khoản tiêu tốn kém nhất gồm có: tiền ăn – 8 triệu/tháng, gửi ô tô cả ở nhà và chỗ làm – 4 triệu/tháng, biếu ông bà 2 bên – 10 triệu/tháng, tiền thuê giúp việc – 7 triệu/tháng, chi phí cho 2 con sinh đôi tổng là 13,5 triệu đồng.
Trong số những khoản này, theo cô, chi phí cho người giúp việc là không thể cắt bỏ vì công việc của 2 vợ chồng rất bận, không thể vừa chăm sóc 2 đứa con sinh đôi mới 1 tuổi vừa đảm bảo tốt công việc cơ quan.
Giải thích về số tiền biếu ông bà hai bên, mỗi bên 5 triệu đồng, cô nói, vì bên ngoại còn em trai đang đi học nên cô muốn hỗ trợ ông bà chút, mà đã biếu ngoại thì không thể không biếu ông bà nội.
Chị Linh Nguyễn tư vấn, nếu muốn tiết kiệm được nhiều hơn thì hoặc là phải giảm chi tiêu, hoặc là tìm cách tăng thu nhập.
Vợ chồng mới 24 tuổi mà thu nhập đã được 90 triệu/tháng là rất cao so với mặt bằng chung. Chị Linh Nguyễn cho rằng, trong số những khoản chi tiêu trên, có 3 khoản có thể cắt giảm, đó là tiền thuê giúp việc, tiền gọi đồ ăn trưa cho chồng – 2 triệu đồng và tiền biếu ông bà. “Chỉ 3 khoản này cũng đã tiết kiệm được 19 triệu đồng/tháng” – chị nói.
“Bạn muốn xuống nhà đất ở thì trao đổi thẳng với bố mẹ 2 bên là đang có kế hoạch mua nhà và cần cân đối lại trong một vài năm. Vì như bạn chia sẻ, bố mẹ cũng có nguồn thu nhập rồi, chứ không phải phụ thuộc và 5 triệu đó mình nghĩ chẳng thay đổi gì đáng kể”.
Trong khi đó, chị Linh Trang cho rằng, các khoản chi tiêu vặt của gia đình hơi nhiều, còn có thể cắt giảm được nữa. “Đây là bạn còn chưa cho con đi học nữa đấy”.
Một ý kiến khác cho rằng, hai vợ chồng chưa nên mua nhà đất vào thời điểm này. “Con mới 1 tuổi là thời gian đang cần chăm sóc kĩ nhất về mặt sức khỏe nên nếu được, lùi lại vài năm nữa con cứng cáp mua cũng được. Ở nhà chung cư chăm con dễ hơn, tiện hơn, rủi ro nguy hiểm cũng ít hơn nhà lầu. Theo mình, bạn chưa nên mua vội, chú trọng con cái trước đã. Tầm này mua rồi cố cày trả nợ, lại càng ít thời gian cho 2 bạn nhỏ”.
Đồng tình với ý kiến này, chị Thu Huyền chia sẻ: “Chị thấy không nên bán chung cư để mua nhà đất nhé. Con nhỏ đang 1 tuổi nhưng thêm 1 năm nữa sẽ tốn tiền học cho 2 bé, vậy là phát sinh thêm kha khá nữa. Trừ khi thu nhập tăng nữa để chi trả cho khoản này, chứ tự dưng bán hết tài sản để gom vào mua nhà đất, lại thêm mang nợ, không có tiền dự phòng, rủi ro lắm!”.
Khi được hỏi, cô vợ chia sẻ cụ thể hơn lý do muốn mua nhà đất, là vì hiện tại nhà chung cư chỉ có 3 phòng ngủ: 1 phòng cho 2 vợ chồng, 1 phòng cho người giúp việc và 2 bé sinh đôi, còn 1 phòng dành riêng cho chồng chị vì anh hay làm việc đêm, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của vợ. Với không gian này, chị cảm thấy rất chật chội vì không có không gian cho 2 bé vui chơi.
Trước bài toán khó này, anh Nguyễn Văn Hòa tư vấn: có thể bán hoặc cho thuê căn chung cư để lấy tiền đi thuê nhà nguyên căn. Với số tiền bán chung cư hoặc dùng căn nhà thế chấp để vay ngân hàng, anh chị có thể có một khoản khá lớn. Số tiền này có thể dùng để đầu tư đất đai, chứng khoán (tất nhiên phải có kiến thức). “Sau này tài sản đó tăng giá, bạn bán đi. Dưới 5 năm, nếu thuận lợi, bạn sẽ đủ tiền mua căn nhà mới như dự tính”.
Ý kiến của bạn về trường hợp này như thế nào? Hãy cùng bình luận dưới bài nhé!
Sự việc bất ngờ này cũng khiến anh Lý nhận ra sự cẩu thả của bản thân. Anh hứa rằng thời gian tới sẽ quan tâm chăm sóc vợ chu đáo để bù đắp lỗi lầm của mình.
Giải thích về lý do nhầm lẫn, anh cho biết, mấy ngày gần cưới vì bận chuẩn bị nên anh không liên lạc nhiều với vợ. Nếu có nhắn tin anh cũng chỉ hỏi han tình hình sức khỏe và công tác chuẩn bị của nhà gái.
Cả hai đều không nghĩ nửa kia có thể nhớ nhầm ngày nên không cần phải nhắc lại ngày cưới. Nhưng cuối cùng, chuyện không ai ngờ lại xảy ra.
Dù sai lầm của anh Lý khiến việc chuẩn bị đám cưới diễn ra vội vã nhưng bố mẹ cả hai vẫn giữ thái độ bình tĩnh, bao dung và thấu hiểu sự việc. Họ không thể bắt nhà trai ra về nên quyết định tổ chức luôn.
Cô dâu Vương mặc váy và trang điểm vội vàng, mời vài người hàng xóm. Đám cưới chính của cô cuối cùng phải “hoãn” lại vì sự cố này.
Cô Vương cho biết, dù "kết hôn một cách khó hiểu" nhưng sự chân thành và tốt bụng của anh Lý đã thuyết phục được cô. Và cô cũng tin rằng họ sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Trên mâm nhôm là một “núi” bánh tằm đầy màu sắc.
Xe đẩy của cô đơn sơ lắm, chỉ có một mâm nhôm lớn đường kính chừng 1 mét để bày hàng.
Trên mâm nhôm là một “núi” bánh tằm đầy màu sắc. Một góc nhỏ được dành riêng cho khoai mì hấp. Trên mâm còn có một thau inox đựng cốm dẹp.
Ở đây, bánh tằm khoai mì được chia thành ba loại gồm tằm sợi, tằm viên và tằm dai.
Hai loại tằm sợi và viên được làm từ khoai mì hấp với cốt dừa, pha thêm màu cho bắt mắt rồi tạo hình khác nhau.
Sau đó, bánh tằm được trộn chung với dừa bào nhuyễn trắng tinh, vừa có tác dụng không cho bánh dính cục vào nhau vừa tăng độ béo khi ăn.
Riêng bánh tằm dai được làm từ bột năng và cô Ba đánh dấu bằng màu hồng tím. Ai thích loại nào, cô Ba lấy loại đó nhưng khi trộn chung thì có cái thú ngon riêng.
Khi khách mua, cô mới bỏ hỗn hợp đường - đậu phộng giã - mè vào chung, không quên gửi theo cây ghim tre để khách dùng ăn bánh tằm.
Bánh tằm của cô Ba nức tiếng bởi độ dai và sựt rất chuẩn cùng sự mộc mạc của khoai mì nguyên vị. Khi ăn, khách cảm nhận độ giòn của dừa bào, sự dai mềm nhiều cấp độ của bánh tằm trên nền sự ngọt ngào, bùi béo của cốt dừa. Cô Ba còn có món khoai mì dầm trộn dừa sợi ăn cũng ngon không kém.
Một món khác từ mâm bánh của cô Ba được nhiều người yêu thích không kém là cốm dẹp. Cốm dẹp qua tay nghề trộn của cô là cả nghệ thuật vì cốm chỉ kết dính vừa, không quá khô, rời rạc hay dính cục.
![]() |
Cô Ba bên mâm bánh tằm khoai mì đã gắn bó hơn 35 năm qua. |
Cốm được trộn chung với cốt dừa, đường cát và cơm dừa bào sợi để ăn. Món ăn vừa béo lại ngọt đằm. Chiều buông, tan làm, lót bụng bằng bịch cốm dẹp dẻo thơm thì đường về nhà không còn xa nữa.
Bánh tằm khoai mì cô Ba được bán trong khung giờ hơi giới hạn nên người quen thường rủ rỉ lỡ không gặp cô thì vào hẻm 14 Kỳ Đồng có em gái cô chung một lò bán từ chiều đến tối. Ủng hộ cô chị không được thì qua cô em, chất lượng vẫn như nhau.
Theo Phụ nữ Việt Nam