Khởi tranh từ ngày 9/5/2009 đến 14/6/2009, giải đấu THĐNB5 đã thu hút gần 7.000 game thủ tham gia với 68 cụm máy chủ trên khắp cả nước đăng ký thi đấu. Các đội bước vào giải đấu với sự đầu tư khá kỹ lưỡng về nhân lực và kỹ thuật chơi game, trong đó nổi bật là hai đội Châu Giang và Nam Giang.
Chiến thắng trước tất cả các đối thủ từ vòng loại trực tiếp đến bán kết, Châu Giang đã bước lên ngôi vô địch giải Siêu cấp trong khuôn khổ THĐNB5 sau khi thắng thuyết phục cụm máy chủ Thiên Sơn với hơn 30 ngàn điểm tích lũy. Cũng như Châu Giang, cụm máy chủ Nam Giang cũng đã không để thua một trận nào và vượt qua Thục Sơn trong trận chung kết để giành lấy chức vô địch giải Cao cấp. Cả hai chức vô địch của mùa giải năm nay đều thuộc về các cụm máy chủ ở khu vực phía Bắc.
" alt=""/>VLTK trao cup cho Châu Giang và Nam GiangSở GD&ĐT Kon Tum vừa có công văn gửi Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Kon Tum phản hồi thông tin phản ánh trên các báo điện tử về nghi vấn điểm thi cao bất thường tại tỉnh này.
Công văn của Sở GD&ĐT Kon Tum cho hay, sáng 20/7/2018, trên một số báo điện tử đã đăng tải thông tin cho rằng điểm thi cao bất thường tại Hội đồng thi tỉnh Kon Tum (do Sở GD&ĐT Kon Tum chủ trì), cụ thể là cho rằng các thí sinh có tổ hợp điểm thi THPT quốc gia năm 2018 thuộc 3 môn xét tuyển sinh đại học, cao đẳng khối A, B là bất thường. Các báo này đưa tin dựa trên cơ sở phân tích của ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT.
Sở GD&ĐT Kon Tum cũng cho biết, sau khi nhận được thông tin nêu trên, Sở đã tổ chức rà soát lại các khâu Sở đã tổ chức thực hiện kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018; rà soát, đối chiếu kết quả học tập cuối năm lớp 12, kết quả bài thi thử do Sở GD&ĐT Kon Tum tổ chức và kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 của những thí sinh mà ông Lê Trường Tùng cho là điểm cao (tổng điểm thi 3 môn xét tuyển đại học, cao đẳng khối A và khối B từ 24 điểm trở lên).
Trên cơ sở rà soát các khâu của quá trình thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Kon Tum, đối chiếu kết quả học tập, thi thử, kết quả cao của các thí sinh “có điểm cao”, báo cáo UBND tỉnh Kon Tum và Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Kon Tum nêu rõ, đánh giá công tác tổ chức thi THPT Quốc gia tại tỉnh Kon Tum, từ công tác chuẩn bị, công tác in sao đề thi, coi thi, chấm thi, công tác phối hợp với các trường đại học, cao đẳng được Bộ GD&ĐT phân công phối hợp, thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT, các Sở, ngành trong tỉnh để tổ chức Kỳ thi đều thực hiện tốt.
“Qua các khâu của kỳ thi, đối chiếu kết quả thi của các thí sinh “có điểm cao”, Sở GD&ĐT khẳng định trước UBND tỉnh Kon Tum, Bộ GD&ĐT là Sở GD&ĐT Kon Tum - đơn vị chủ trì cụm thi thi tỉnh Kon Tum đã cùng với các đơn vị phối hợp tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng theo Quy chế thi, không có vấn đề bất thường”, Sở GD&ĐT Kon Tum nhấn mạnh.
Đối với kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 của tỉnh Kon Tum, cũng trong công văn mới gửi Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Kon Tum, Sở GD&ĐT tỉnh này khẳng định kết quả thi là chính xác, phản ánh trung thực việc tổ chức dạy học của ngành giáo dục tỉnh; là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của học sinh.
Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, các thí sinh đạt điểm cao ở các khối xét tuyển đại học, cao đẳng trong kỳ thi THPT quốc gia của tỉnh hầu hết là học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành và trường THPT Kon Tum – Đây là 2 trường mũi nhọn của cấp THPT tỉnh Kon Tum; là học sinh giỏi cấp tỉnh và học sinh giỏi cấp quốc gia trong quá trình học cấp THPT.
" alt=""/>Dữ liệu nằm trong nhóm điểm thi bất thường, Kon Tum vẫn phản bác phân tích của TS Lê Trường TùngNgày 17/7, Bộ GD&ĐT và Ban chỉ đạo Hội đồng thi THPT tỉnh Hà Giang đã họp báo thông tin kết quả điều tra bước đầu đối với vụ điểm thi “cao bất thường” ở Hà Giang vừa qua. Theo đó, cơ quan điều tra đã xác định ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng khảo thí của Sở GD&ĐT Hà Giang đã sửa trực tiếp vào file kết quả các bài thi của thí sinh trước khi gửi đĩa CD1 về Bộ; ông Lương cũng thực hiện việc mở ổ khóa niêm phong, rút bài ở túi và tiến hành sửa đáp án bài thi trắc nghiệm trên giấy cho các thí sinh. ICTnews đã có cuộc phỏng vấn với TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT xung quanh vụ việc này:
Là một chuyên gia lâu năm trong ngành giáo dục cũng như trong lĩnh vực CNTT, xin ông chia sẻ quan điểm, ý kiến của ông về vụ gian lận, sửa điểm thi tại Hà Giang vừa qua?
Về khía cạnh kỹ thuật, có thể đánh giá là việc nâng điểm cho thí sinh ở Hà Giang được thực hiện rất tinh tế - tinh tế theo nghĩa tác động vào những khâu ít ai ngờ tới, làm cả mẻ lớn vài trăm bài thi cho cả trăm thí sinh - và nếu như dư luận không phát hiện, Bộ GD&ĐT không can thiệp sớm thì chỉ sau một thời gian ngắn là không còn dấu vết gì.
Thực tế là, ông Lương đã không can thiệp vào quá trình thi, vì việc thi cử diễn ra trước mắt các giám thị và nhiều thí sinh. Ông Lương cũng không can thiệp vào bài thi sau khi thí sinh nộp, vì khi đó bài thi được niêm phong quản lý nghiêm ngặt và chưa có đáp án để biết câu trả lời đúng. Bài thi được quét vào máy tính ở dạng file hình, xuất ra một bản gửi cho Bộ GD&ĐT (đĩa CD1) theo đúng quy trình. Khi đó ai cũng yên tâm là dữ liệu quét rồi, gửi Bộ rồi, lưu rồi, nên lơ là cảnh giác, khi đó cũng là lúc Bộ gửi đáp án để chấm - và ông Lương ra tay. File hình được nhận dạng chuyển sang file Excel có đầy đủ số báo danh, mã đề thi và thông tin bài làm của thí sinh, ông Lương thao tác trên máy tính copy một phần đáp án đúng vào những bài cần nâng điểm trước mắt các cán bộ khác, ai nhìn thấy cũng cho rằng ông đang thực hiện phần mềm nghiệp vụ theo quy trình bình thường. Từ file Excel đã sửa đổi này phần mềm chấm thi tính ra điểm của các thí sinh và kết quả được công bố rộng rãi.
Việc tiếp theo ông Lương cần làm là sửa bài thi gốc của các thí sinh cho phù hợp với việc nâng điểm. Thời điểm này do bài thi gốc đã quét nên không còn được quản lý chặt nữa, vì vậy ông Lương dễ dàng ôm các thùng bài thi về Sở GD&ĐT “xử lý nghiệp vụ” tẩy các ô làm sai và tô lại theo ô làm đúng. Việc cuối cùng ông Lương sẽ phải làm là chờ khi nào có thời gian sẽ quét lại các bài thi thay thế cho file hình cũ là xong. Khi đó dữ liệu về bài thi, file hình và file Excel/điểm số hoàn toàn phù hợp với nhau. Chỉ có nội dung CD1 gửi về cho Bộ GD&ĐT trước đó là còn lưu dữ liệu gốc, nhưng chỉ cần gửi đĩa CD hỏng cho Bộ, nói chung chẳng khi nào Bộ dùng tới đĩa CD này, và nếu có dùng thì việc đĩa CD hỏng là lỗi kỹ thuật.
Việc phát hiện ra tính bất thường trong điểm thi tại Hà Giang lại do một điều ít ai ngờ tới là đề thi năm nay khó, ít điểm cao, và ông Lương nâng điểm lên quá nhiều bài, quá cao theo phổ điểm năm trước vì nghĩ rằng như vậy mới đủ điểm vào được các trường đại học hàng đầu - cho nên Hà Giang có phổ điểm dị biệt. Nếu như ông Lương chỉ nâng lên 7-8 điểm thì vụ việc đã được thực hiện một cách hoàn hảo, một số bất thường nho nhỏ - chẳng hạn phát hiện về việc điểm thi không tương xứng với sức học thì cũng có lý do để biện minh là thi trắc nghiệm nên có may rủi.
Trước hết khi kỳ thi có khe hở thì phải có các giải pháp kỹ thuật và các giải pháp quản lý để chặn các khe hở này lại. Tuy nhiên vụ việc xảy ra chứng tỏ một điều là xã hội đang có tình trạng chạy theo lợi ích bất chấp các quy định pháp lý, đạo đức, trách nhiệm - phụ huynh chạy điểm cho con cái, cán bộ giáo dục vì lợi ích trước mắt sẵn sàng làm bậy đi ngược lại đạo đức của ngành, thí sinh dù không làm được bài như khi được điểm cao biết là bất bình thường vẫn im lặng không lên tiếng.
Ở phương diện hẹp hơn là kỳ thi “2 chung” đangđược Bộ GD&ĐT, từ vụ sửa điểm thi trắc nghiệm, ông có đánh giá thế nào về quy trình tổ chức thi, chấm thi cũng như bảo mật dữ liệu, tài liệu liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia?
" alt=""/>Chủ tịch Đại học FPT: 'Vụ nâng điểm ở Hà Giang nếu không can thiệp sớm sẽ không còn dấu vết'