Trong đó 69 đơn của phụ huynh, sinh viên khóa 2013, 2014 và 1 phụ huynh khóa 2015 gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh Long An xin giải thể Trường ĐH Tân Tạo và xin chuyển trường cho con.
Trong đơn thư gửi đi, phụ huynh, sinh viên nêu ra ba vấn đề cụ thể. Chủ tịch hội đồng quản trị không phải hiệu trưởng nhưng điều hành trường như một hiệu trưởng, sau khi kí quyết định đình chỉ trưởng khoa y đã kiêm luôn trưởng khoa y.
![]() |
Phụ huynh viết đơn xin kiến nghị chuyển trường |
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu nhà trường chấn chỉnh việc cấp bằng tốt nghiệp, học phí và tổ chức trường nhưng trường vẫn không thực hiện.
Hơn 20 giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tham gia giảng dạy tại Khoa Y sau khi có đơn kiến nghị lên các cấp lãnh đạo nhưng không có phản hồi, đang có ý định xin nghỉ việc sẽ dẫn tới chất lượng đào tạo không đảm bảo.
Phụ huynh cho rằng, Trường ĐH Tân Tạo đã vi phạm Điều luật giáo dục đại học, không có hi vọng để chấn chỉnh, phụ huynh không còn niềm tin với trường. Vì vậy mong muốn Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Long An tiến hành các thủ tục giải thể trường, cho sáp nhập khoa y của Trường ĐH Tân Tạo vào một trường đại học khác, đồng thời cho sinh viên chuyển trường để bảo đảm việc học cũng như thời gian đào tạo, tiền bạc và công sức của phụ huynh.
Trước đó, sinh viên Trường ĐH Tân Tạo (Long An) đã phản ánh việc trường tăng thêm hàng chục triệu học phí, cấp bằng không đúng quy định.
Sau đó, ngày 3/10, Bộ GD-ĐT có công văn số 4894/BGDĐT yêu cầu Trường ĐH Tân Tạo phải thực hiện đúng quy định về học phí và cấp bằng quy định.
Công văn nêu rõ, Trường ĐH Tân Tạo là trường đại học tư thục trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong quá trình hoạt động phải thực hiện các quy định của Luật giáo dục đại học, điều lệ trường đại học và các quy định có liên quan khác. Thực hiện cấp bằng tốt nghiệp cho người học đủ điều kiện theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ngày 24/5/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học. Điều này áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo, kể cả đào tạo theo chương trình tiên tiến.
Đối với mức học phí, theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và khoản 4, Điều 3 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục đại học tư thục, được tự quyết định mức thu học phí, nhưng phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học và dự kiến cho cả khoá học. Trường chưa công bố, công khai học phí dự kiến toàn khóa học là chưa thực hiện đúng quy định.
Bộ cũng yêu cầu, trường phải khẩn trương củng cố bộ máy quản lý, đội ngũ giảng viên cơ hữu, và cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng đào tạo.
Sau gần một tháng Bộ yêu cầu chấn chỉnh, thì đồng loạt phụ huynh, sinh viên xin chuyển trường.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Dương, đại diện Trường ĐH Tân Tạo thừa nhận đến ngày hôm nay việc kiện cáo ở trường đang diễn ra khi nhiều thành phần trong trường gửi đơn kiện đi khắp nơi. Tuy nhiên những lá đơn này được gửi lên các cơ quan chức năng, còn trường chưa nhận được bất kì một lá đơn xin chuyển trường nào, nếu có sinh viên nào xin chuyển trường sẽ được tạo điều kiện tối đa. Do đơn thư gưi cơ quan chức năng nên trách nhiệm của trường là chuẩn bị mọi công việc, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của Bộ, ông Dương cho rằng, trường đã thực hiện đúng các quy định về học phí. Trường ĐH Tân Tạo tự chủ tài chính và nên tăng học phí đã báo trước đúng một năm, có lộ trình cho khóa học.
Về bằng cấp cũng đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ. Riêng nội bộ, tổ chức của trường không có gì bất ổn.
Theo ông Dương, việc bất ổn của Trường ĐH Tân Tạo xuất phát từ việc nhà trường cho một giảng viên là trưởng khoa Y nghỉ việc do đã ngoài 80 tuổi. Sau khi ông nghỉ đã vận động phụ huynh, sinh viên kiện cáo.
Trước câu hỏi, quan điểm của trường như thế nào về việc đồng loạt sinh viên kiến nghị xin giải thể và chuyển trường ông Dương cho rằng, đây là thông tin “buồn cười”. Theo ông Dương, một trường đại học cũng như bất kì một tổ chức nào trong một quốc gia phải chịu sự điều chỉnh của quốc gia, Trường ĐH Tân Tạo cũng như vậy. Việc sinh viên, phụ huynh viết đơn giải thể trường là không am hiểu pháp luật. Tất nhiên trên pháp luật phụ huynh và sinh viên có quyền làm như vậy nhưng việc xử lý như thế nào là của cơ quan chức năng.
Được biết, ngoài 70 phụ huynh, sinh viên xin chuyển trường thì hiện nay đã có 5 giảng viên của trường nộp đơn xin nghỉ việc. Ngày 10/11, Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra hoạt động của Trường ĐH Tân Tạo.
Lê Huyền
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết như vậy tại Lễ tuyên dương nhà giáo, học sinh tiêu biểu năm học 2015-2016 và Phát động phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020 diễn ra ngày 19/10.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng đổi mới, sáng tạo trong dạy và học phải được thể hiện bằng các sản phẩm, minh chứng cụ thể, thiết thực, hiệu quả cao nhất, được đồng nghiệp, bạn bè, xã hội tôn vinh, học tập và làm theo.
“Các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên hãy bắt đầu ngay từ việc xây dựng môi trường giáo dục mở, xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn. Đổi mới căn bản phương pháp dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; hội nhập quốc tế. Ứng dụng có hiệu quả thành tựu về công nghệ thông tin trong dạy, học, quản lý giáo dục và tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, khởi nghiệp,…”.
Theo Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, để phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020 có hiệu quả, ngành giáo dục cần thực sự coi trọng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước.
“Cần có chính sách trọng dụng và khuyến khích đội ngũ giáo viên có năng lực, tâm huyết, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đây là mấu chốt để khơi dậy tinh thần thi đua sáng tạo đổi mới trong dạy và học, tạo nên môi trường sư phạm văn hóa, nhân văn và tiến bộ. Bộ GD-ĐT cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong ngành theo hướng thực chất”, Phó Chủ tịch nước nhắn nhủ.
Thanh Hùng
"Không đổi mới giáo dục ào ào"" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đổi mới sáng tạo là nhu cầu tự thân'- Các bạn nghĩ thế nào để được gọi là "Đại gia"? Có 1 tỷ trong tay hay có 10, 100 tỷ. Thực ra dù định nghĩa về "đại gia" của mọi người có như thế nào thì tôi vẫn nghĩ mình cũng là một người giàu có.
Đời người đàn ông, có trong tay một cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, có một chút sự nghiệp, có bạn bè người thân luôn bên cạnh thế là thành công.
Bên cạnh đó, tôi còn có thêm một điều nữa là được sống với đam mê của mình. Thỉnh thoảng nhận một vai diễn thấy thích, được hết mình với nghề, được khán giả nhớ mặt đọc tên… thế là quá giàu có, quá hạnh phúc.
Tôi là một người biết đủ. Nếu bây giờ không đi đóng phim thì mỗi sáng cũng có thể thoải mái thời gian chăm lo cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa, thảnh thơi cà phê, uống tách trà với hội bạn thân thiết, bàn luận xem tình hình xã hội thế nào, mua đồ gì chơi xe, sắp tới đi đâu.
Giàu có về tiền bạc? Tôi không muốn bàn đến…Thế nhưng cuộc sống đủ đầy, vui vẻ, hạnh phúc thì tôi đã trở thành người giàu có.
NSƯT Hoàng Hải
Hỏi thật, có bao giờ anh nghĩ việc anh sống ở Đà Nẵng là một "trở ngại" hay có thể mất đi một số "cơ hội" để vùng vẫy với nghề?
- Khi không trực tiếp sinh sống ở Sài Gòn – Hà Nội nên tôi đã bỏ qua rất nhiều các chương trình, các bộ phim, sự kiện…, nhưng đấy là cuộc đời. Bạn muốn có cái này thì bạn phải chấp nhận mất cái kia. Có mấy khi chúng ta có được tất cả mọi thứ mà chúng ta muốn.
Nhưng như tôi nói đấy, tôi muốn phụng dưỡng bố mẹ lúc họ già, muốn gần gũi anh em họ hàng, muốn có một cuộc sống yên bình…đấy là điều quan trọng nhất. Và may mắn hơn cả là tôi vẫn nhận được sự ưu ái của rất nhiều anh chị em trong nghề, họ vẫn gọi tôi khi thấy có những vai diễn hay chương trình thích hợp.
Tôi vẫn có cơ hội lựa chọn những vai diễn hay chương trình mà tôi thích. Nếu như đến cuối đời mà tôi vẫn được sống và hoạt động nghệ thuật như thế này, tôi thấy thế đủ rồi.
NSƯT Hoàng Hải và các bạn diễn trong phim "Đừng bắt em phải quên"
Vài năm trở lại đây, anh thường được mời vào những vai đại gia nhưng luôn có "tiểu tam" xen vào mối quan hệ gia đình. Anh nghĩ lý do nào mà đạo diễn VFC thường chọn anh vào nhân vật đó?
- Chắc có lẽ vì tôi đã ở độ tuổi trung niên, tầm tuổi của đa số các đại gia, có thể phù hợp với những vai như vậy chăng (cười).
Hầu hết các nhà làm phim đều mong muốn mang đến cho khán giả những câu chuyện đời thường, gửi gắm vào đấy những thông điệp của cuộc sống, giải trí... Bản thân tôi là một diễn viên chuyên nghiệp, miễn là không quá khiên cưỡng, tôi có thể vào vai phản diện hay chính diện, diễn theo ý đồ kịch bản là nghiệp vụ cơ bản của chúng tôi. Việc được lựa chọn nhân vật thì mỗi đạo diễn, nhà sản xuất phim đều xem xét tính toán rất kỹ, ai hợp vai thì họ mới mời.
Gia đình hạnh phúc của NSƯT Hoàng Hải
Vợ anh khi xem nhưng cảnh "tình cảm" của anh với nhân vật nữ, lại là mối quan hệ ngoài luồng trong phim, vậy phản ứng của bà xã thế nào?
- (Cười) tôi nghĩ cái may mắn nhất của cuộc đời mình chính là có được một người vợ tâm đầu ý hợp, luôn là bến đỗ bình yên. Chúng tôi thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc, luôn tin tưởng nhau tuyệt đối nên chẳng có gì để mà phải lo lắng cả.
Còn về cảnh phim, dù là mối quan hệ ngoài luồng hay mối quan hệ gia đình, tình cảm với những vai nữ khác thì cuối cùng nó vẫn chỉ là cảnh phim, là anh chị em đồng nghiệp. Bởi chúng tôi là những diễn viên chuyên nghiệp.
Tôi là một người luôn biết chừng mực, nghĩ cho nhưng cũng biết nghĩ cho cảm xúc và danh dự của người khác. Chính vì hiểu rõ con người tôi nên bao nhiêu năm nay vợ tôi vẫn luôn là hậu phương vững chắc, ủng hộ tôi sống với nghề.
NSƯT Hoàng Hải và Quỳnh Kool
Biến em gái mưa thành… em gái nắng
Trong bộ phim "Đừng bắt em phải quên" anh vào vai Luân, một người chồng đang bị kẹp giữa vợ và một người phụ nữ khác có ý định tán tỉnh anh. Nếu như là anh của ngoài đời, khi gặp một cô "em gái mưa" như thế sẽ xử lý ra sao?
- Nếu như gặp trường hợp này ngoài đời, tôi sẽ tìm cách để biến ngay cô "em gái mưa thành… em gái nắng". Em gái nắng theo ý tôi thì tính chất nó ngược lại với ý hiểu em gái mưa đấy.
Tôi nghĩ rằng dù rơi vào bất cứ tình huống nào, đối với tất cả các mối quan hệ, nếu bản thân mình luôn lý trí và sử dụng sự khéo léo đúng nơi đúng chỗ thì cuối cùng mọi thứ cũng tốt đẹp cả thôi.
Với bộ phim này, anh mất bao lâu để nhận lời tham gia và khi đảm nhận những dạng vai "đào hoa" luôn có em gái xinh đẹp bên cạnh, anh có ngại bị gắn tên là "người đàn ông chung thủy với tất cả các em"?
- Khi tôi đang làm phim điện ảnh Lính Chiến ở rừng Nam Cát Tiên, người anh em thân thiết Vũ Minh Trí gọi cho tôi, Trí bảo "Anh ơi em có cái vai này như này như này…, anh nhận đi, anh nhận luôn nhé, em thấy hợp". Trí là đạo diễn kỹ tính nếu vai không hợp thì dù anh em thân thiết mấy Trí cũng không mời. Khi Trí chốt vai này cho tôi, tôi tin và tôi nhận luôn.
Chúng tôi buồn cười lắm, Trí còn bảo tôi là đừng có cắt tóc để còn nhận vai luôn. Lúc đó, Trí gọi cũng nói qua về nhân vật thì tôi thấy đó là mẫu người ngọt ngào, rất tốt,.. Trong đó, một số điểm tốt của Luân thì con người bên ngoài đời thực của tôi luôn cố gắng hướng tới.
Còn cái việc liệu có bị gắn cái mác người đàn ông không chung thủy thì tôi không sợ, tôi còn vui ấy chứ. Bạn nghĩ mà xem, chúng tôi làm phim, phim ra có người xem, có người bàn luận tình tiết, bàn luận về nhân vật, lại còn gắn cho nhân vật cái này cái kia… Thế không phải là thành công rồi sao? Chúng tôi chỉ sợ phim ra mà không ai thèm xem, chứ xem mà có phản ứng như thế thì chúng tôi lại chẳng mừng quá .
Phân đoạn nào trong phim anh ấn tượng nhất và phân đoạn nào lấy đi nhiều sức lực nhất?
- Đối với nghiệp diễn, tôi trân trọng từng cảnh quay nên sẽ luôn dồn hết tâm hết sức để làm sao tốt nhất. Tôi chẳng sợ khó sợ khổ nên không mấy khi quan tâm mình mệt mỏi đến đâu.
Nếu các bạn đi theo đoàn làm phim, nhìn thấy những người trong đoàn làm việc vất vả như thế nào thì các bạn sẽ thấy sự vất vả của chúng tôi chỉ là bề nổi. Chính vì thế bản thân tôi chẳng bao giờ muốn ca thán hay kể lể về cái sự vất vả của mình.
Cái tôi muốn khắc ghi trong đầu là những cảnh quay đáng nhớ. Trong phim này, cảnh quay mà bản thân tôi cảm thấy đáng nhớ nhất, kể cả khi quay xong cũng là một kỷ niệm rất sâu sắc đối với tôi và những người trong đoàn phim. Đó là một phân cảnh rất cảm động giữa bố Luân và con gái. Sự phức tạp của gia đình, những mối quan hệ chằng chéo của người lớn đã gây ra những tổn thương rất lớn đối với con trẻ.
Là một người đàn ông đã có gia đình, có 4 đứa con ở ngoài đời, chính bản thân tôi khi đóng cảnh này cũng cảm thấy xót xa cho Ngọc. Lúc ấy, tôi cảm xúc đến mức tự nhiên rơi nước mắt. Mà các bạn biết đấy, để một người đàn ông thực sự trưởng thành rơi nước mắt trước mặt người khác, nhất lại là con gái mình thì nó khó lắm…
Khi quay cảnh đó, tôi thả lỏng mình để cảm xúc tự nhiên thôi, chính Quỳnh và những người trong đoàn phim cũng khá bất ngờ…con bé ngây ra khi thấy tôi khóc nhưng Quỳnh cũng bắt cảm xúc và phản ứng lại rất nhanh để diễn cùng tôi. Tôi hy vọng cảnh quay đó sẽ là cảnh quay có giá trị, đáng nhớ, đáng suy ngẫm… làm cho những người làm cha làm mẹ khi xem phim hiểu ra cái sự quan trọng của hạnh phúc gia đình, hiểu rõ rằng nhiều khi những hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ như thế nào…
Vậy sau bộ phim này, anh đã có dự án nào mới chưa? Nhân vật mong muốn tiếp theo của anh sẽ là một nhân vật như thế nào?
- Tôi là một người luôn muốn thử sức ở cả hai thể loại nhân vật chính diện và cả phản diện. Tôi muốn rằng khán giả sẽ nhớ đến mình với những vai diễn chính diện và phản diện đan xen nhau. Hiện tại thì cũng có một số bên đang mời tôi vào một số vai nhưng tôi đều đang cân nhắc.
Có một kịch bản hiện tại tôi cũng đang khá ưng rồi nhưng cũng cần phải xem xét rất nhiều thứ thì mới có thể quyết định. Hy vọng rằng trong thời gian tới, nếu tôi tham gia dự án đó hoặc dự án khác thì khán giả vẫn sẽ ủng hộ theo dõi.
(Theo Tổ quốc)
Duy - Ngọc trên phim 'Đừng bắt em phải quên' tình cảm bao nhiêu thì ngoài đời Quỳnh Kool, Thanh Sơn thân thiết, ngọt ngào bấy nhiêu.
" alt=""/>NSƯT Hoàng Hải “Đừng bắt em phải quên': Tôi là người 'giàu có”