Căn phòng nơi chị T. nằm lặng lẽ, chỉ có tiếng máy thỉnh thoảng vang lên tít... tít... Nâng nhẹ bước chân, bà Hà dắt tay cô cháu ngoại mới 5 tuổi vào gặp mẹ T. lần cuối. Bà Hà cố kìm giọt nước mắt, tâm sự tỉ tê với con gái về quyết định hiến tạng cứu người của gia đình.
"Tôi biết ở thế giới bên kia, con gái tôi sẽ mỉm cười đồng ý với quyết định này. Cháu tôi năm nay mới 5 tuổi nhưng sau này lớn lên, cháu sẽ hiểu và tự hào về mẹ”, bà nghẹn ngào.
Rất nhiều lần, bác sĩ Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực và Trung tâm Ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức gọi cuộc ghép đa tạng (tim, thận) từ nguồn hiến của chị T. là "kỳ duyên".
Sau vụ tai nạn, duy nhất một quả thận, trái tim và hai giác mạc của chị T. là có thể hiến cho bệnh nhân khác. Đúng lúc đó, có một người đàn ông 37 tuổi ở Tây Nguyên xa xôi trong suốt gần 1 năm nay mỏi mòn chờ tim, thận để có thể sống tiếp.
Bệnh nhân tên Q. cũng mắc bệnh giãn cơ tim như em trai chị T.. Anh còn bị suy tim, rối loạn nhịp nặng, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo liên tục trong 5-6 năm nay. Đây là gương mặt quen thuộc tại các phòng cấp cứu ở các trung tâm tim mạch lớn tại TP.HCM và Huế do các cơn nhịp nhanh cấp tính.
Sáu ngày sau vụ tai nạn giao thông khiến chị T. chết não, ca ghép đa tạng tim - thận cho anh Q. diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức. Ca mổ kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam thực hiện thành công ca ghép đa tạng (tim - thận) trên cùng 1 bệnh nhân.
Sau ghép, các chức năng của tim và thận của bệnh nhân Q. đã phục hồi gần như bình thường. Anh có thể ngồi dậy, ăn uống, đi lại và giao tiếp, không cần các phương tiện hỗ trợ đặc biệt về tim mạch và hô hấp.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức, cho biết đến nay viện đã thực hiện 1.500 ca ghép thận, 110 ca ghép gan, 49 ca ghép tim, 6 ca ghép phổi.
Trái tim, quả thận, lá phổi… và các “món quà sự sống” của những người hiến tặng mô tạng trước khi qua đời không chỉ cứu sống những cuộc đời tưởng chừng như hết hy vọng mà còn gieo niềm tin vào cuộc sống, đặc biệt với những người mắc bệnh hiểm nghèo. Cũng từ đó, rất nhiều kỳ tích đã được viết lên.
Trong vài ngày tới, anh Q. sẽ được xuất viện trở về quê nhà, đoàn tụ với gia đình mang theo trái tim của người con gái Hà Nội. Một cuộc sống mới lại bắt đầu với người đàn ông từng gắn bó hằng ngày với bệnh viện.
Theo đó, Việt Nam xếp thứ 67/141 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh nói chung, thăng 10 bậc (62/100 điểm).
Mức thăng hạng chất lượng đào tạo nghề nghiệp Việt Nam tốt nhất Đông Nam Á năm 2019. Trong ảnh: Giờ thực hành của sinh viên Trường CĐ Cơ khí nông nghiệp (Vĩnh Phúc). Ảnh: Hạ Anh. |
Với trụ cột kỹ năng (cùng với trụ cột sức khỏe thuộc lớp Vốn con người) xếp thứ 93/141 thăng 4 bậc, song trong khu vực ASEAN chỉ đứng trên Lào (hạng 104 – thăng 1 bậc) và Campuchia (hạng 120 - thăng 1 bậc).
Trụ cột năng lực đổi mới sáng tạo (cùng với trụ cột sự năng động của doanh nghiệp thuộc lớp Hệ sinh thái đổi mới) xếp thứ 76/141 thăng 6 bậc.
Trụ cột kỹ năng đánh giá dựa trên đánh giá 2 nhóm Lực lượng lao động hiện thời và Lực lượng lao động tương lai với 2 tiêu chí học vấn (trung bình số năm đi học) và kỹ năng.
Tiêu chí Kỹ năng của lực lượng lao động hiện thời gồm 5 chỉ số (xếp thứ 103/141, thăng 8 bậc) đều tăng điểm và thăng hạng. Trong đó, chỉ số Mức độ đầu tư của công ty cho đào tạo và phát triển nhân viên xếp thứ 73/141, thăng 8 bậc; Chất lượng đào tạo nghề nghiệp xếp thứ 102/141, thăng 13 bậc; Kỹ năng cần cho doanh nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp (trung học và đại học) xếp thứ 116/141, thăng 12 bậc.
Tính riêng kỹ năng sinh viên tốt nghiệp đại học xếp thứ 123/141, thăng 4 bậc; Khả năng doanh nghiệp tìm được lao động có kỹ năng phù hợp với vị trí cần tuyển xếp thứ 96/141, thăng 8 bậc.
Dù trụ cột kỹ năng thăng 4 bậc nhưng vẫn xếp dưới thứ hạng chung về năng lực cạnh tranh (94 so với thứ 67). Năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN, sau Singapore (thứ 1), Malaysia (thứ 27), Thái Lan (thứ 40), Indonesia (thứ 50) và Philippines (thứ 64).
Nổi trội trong khối ASEAN, chất lượng đào tạo nghề nghiệp Việt Nam có thứ hạng thăng nhảy vọt 13 bậc, tiếp sau là Campuchia (6 bậc) và Brunei (5 bậc).
Một điểm đáng lưu ý là tốp 4 ASEAN chỉ có Singapore thăng hạng (2 bậc), 3 nền kinh tế còn lại đều xuống hạng về chất lượng đào tạo nghề nghiệp từ 3 đến 4 bậc gồm Malaysia, Philippin và Indonesia.
![]() |
Mặc dù mức độ thăng hạng số 1 ASEAN song để đạt mục tiêu tăng thứ hạng trên thế giới, vào nhóm 4 quốc gia dẫn đầu trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá lớn cần rút ngắn. Chỉ so sánh riêng với Indonesia (xếp thứ 37/141) chúng ta vẫn xếp sau 65 bậc.
Hải Nguyên
- Thủ tướng vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”.
" alt=""/>Mức thăng hạng chất lượng đào tạo nghề nghiệp Việt Nam tốt nhất Đông Nam Á năm 2019