Lễ trao học bổng “Cho em đến trường” lần thứ 15 vừa được tổ chức tại Đồng Nai, trao tặng 400 suất học bổng dành cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập. Đây là hoạt động thường niên do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Hội khuyến học tỉnh Đồng Nai tổ chức. Duy trì hoạt đọng trong 15 năm qua, Quỹ học bổng đã trao tặng hơn 4000 suất học bổng trị giá gần 4 tỷ đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập.
 |
Bà Huỳnh Lệ Giang – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai cám ơn Quỹ học bổng đã đồng hành cùng các em học sinh nghèo vượt khó trong suốt 15 năm qua. |
Trong năm học mới 2018 - 2019, “Cho em đến trường” dành tặng 200 phần học bổng trị giá 220 triệu đồng. Cũng trong dịp này, ba đơn vị khác hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đồng hành cùng chương trình với 200 suất học bổng trị giá 220 triệu đồng.
Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: “Bên cạnh sự phát triển của công ty, chúng tôi tin rằng công ty sẽ không thể vươn xa hơn nữa nếu thiếu đi sự phát triển bền vững của tỉnh nhà và người dân địa phương. Trong đó, Giáo dục chính là nền tảng cho sự phát triển ấy bởi chúng ta đều tin rằng một nền tảng giáo dục tốt sẽ mang đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn. Học bổng “Cho em đến trường” do Công ty Ajinomoto Việt Nam sáng lập, đến nay đã hoạt động được 15 năm. Chúng tôi hy vọng những suất học bổng này có thể giúp các em vươn tới một tương lai tươi sáng hơn dựa trên nền tảng giáo dục tốt đẹp, hỗ trợ các em trên con đường tìm kiếm thành công cả trong nhà trường và trong cuộc sống”.
 |
Ông Kouichi Hattori - Giám đốc Khối hoạch định Công ty Ajinomoto Việt Nam trao tặng học |
Đây đã trở thành một chương trình thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp tiếp sức và cổ vũ tinh thần cho các em học sinh không ngừng phấn đấu trong học tập dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Theo Hội khuyến học tỉnh Đồng Nai, trong số các em học sinh nhận học bổng “Cho em đến trường” trong năm học 2017 - 2018, có 369 em đạt thành tích học tập khá giỏi, chiếm tỉ lệ 93%.
 |
Đại diện các nhà tài trợ chụp ảnh kỉ niệm. |
Trong nhiều năm qua với những nỗ lực không ngừng đóng góp cho xã hội và cộng đồng, Công ty Ajinomoto Việt Nam còn triển khai nhiều dự án ý nghĩa khác bên cạnh chương trình trao học bổng như: Dự án bữa ăn học đường và Dự án chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho cộng đồng.
Với dự án bữa ăn học đường Công ty Ajinomoto Việt Nam đã triển khai thành công Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng tại 46 tỉnh thành với hơn 2.900 trường tiểu học. Ngoài ra Dự án chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho cộng đồng trong năm nay cũng đang được đẩy mạnh để phát triển hệ thống nhân lực dinh dưỡng tại Việt Nam, bao gồm hoạt động đào tạo nghiên cứu về dinh dưỡng và cho ra đời các quy định, chính sách liên quan đến dinh dưỡng.
Minh Tuấn
" alt=""/>Tiếp sức giấc mơ đến trường cho 400 HS Đồng Nai
Là tỉnh có sân bay Quốc tế Narita, gần Thủ đô Tokyo, tỉnh Chiba có lợi thế phát triển kinh tế và là điểm đến lý tưởng cho du khách nước ngoài.Ngày 19/11, tại TP.HCM, chính quyền tỉnh Chiba vừa tổ chức buổi hội thảo với chủ đề 'Chiba và Các tiềm năng kinh tế' nhằm giới thiệu những điểm đến, dịch vụ du lịch hấp dẫn đến người dân Việt Nam nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Là tỉnh có sân bay Quốc tế Narita, gần Thủ đô Tokyo, tỉnh Chiba có lợi thế phát triển kinh tế và là điểm đến lý tưởng cho du khách nước ngoài.
 |
Thống đốc tỉnh Chiba cùng các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Chương trình Chiba Night diễn ra tối 19/11 |
Chiba cũng được thiên nhiên ưu đãi với sông và biển bao quanh, hoa nở quanh năm. Chiba còn là tỉnh phát triển về nông lâm ngư nghiệp với nhiều sản phẩm tươi và ngon.
Chiba là tỉnh có rất nhiều các suối nước nóng, từ các khu nghỉ dưỡng gần biển đến các spa ẩn mình trong núi. Đây cũng là nơi có nhiều đền, chùa có lịch sử lâu đời.
 |
Cảnh sắc ở thành phố Sakura. |
Ngoài ra, du khách có thể khám phá và trải nghiệm truyền thống và văn hóa Nhật Bản cổ xưa qua các đô thị cổ như thành phố Sakura (thành phố của Samurai) - nơi còn lưu lại nơi ở của các samurai xưa; thành phố Narita - thành phố của những chuyến hành hương và Kabuki; hoặc thành phố Choshi (thành phố của ngư dân - nơi nổi tiếng với nghề sản xuất nước tương, một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản; thành phố Katori - thành phố của thương gia...
Tại Nhật Bản, Chiba là một trong những tỉnh tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, đặc biệt là ngành ngành xây dựng, may mặc và nông nghiệp.
 |
Hàng triệu bông hoa Tulip nở rộ thu hút lượng khách lớn đến thành phố Sakura. |
Phát biểu tại buổi tiệc chiêu đãi tối cùng ngày với chủ đề “Đêm Chiba - Chiba Night, Thống Đốc tỉnh Chiba, ông Kensaku Morita cho biết: "Hiện tỉnh Chiba có khoảng 50.000 lao động người nước ngoài, trong đó người Việt Nam là đông nhất và cũng được đánh giá rất cao.
“Người Việt Nam rất chăm chỉ, nghiêm túc và trung thực. Vì vậy, tôi rất mong đón tiếp nhiều lao động Việt Nam đến tìm cơ hội việc làm tại tỉnh Chiba chúng tôi.
 |
Mùa thu ở thành phố Narita hút hồn du khách. |
Nhiều doanh nghiệp có mặt trong đoàn chúng tôi ở đây cam kết sẽ xây dựng cơ chế để thu hút lao động Việt Nam đến với Chiba và sẽ tạo điều kiện tốt nhất để lao động Việt Nam được làm việc tốt hơn nữa tại tỉnh Chiba. Chúng tôi đặc biệt ưu tiên cho lao động của ngành điều dưỡng”.

Kỳ lạ ngôi làng không mái ngói ở Iran
Nằm trên sườn núi cao của dãy Alborz, làng Masouleh (Iran) nghìn năm tuổi nổi tiếng với toàn bộ thiết kế ngôi nhà trong làng đều là mái bằng, sân của nhà trên là mái của nhà dưới.
" alt=""/>Tỉnh Chiba Nhật Bản giới thiệu du lịch tại Việt Nam
Căn phòng trọ của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lượng, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM rộng 10 m2, giá thuê hơn 2 triệu đồng.Để tiết kiệm, anh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Thu Đào, 27 tuổi, cùng có chiều cao 1,1 mét, cho hai người bạn ở ghép. Họ chia nhau, vợ chồng anh ngủ trên gác, hai người bạn ngủ bên dưới, các đồ dùng, ăn uống thì dùng chung.
“Chúng tôi đều bán vé số, cả ngày đi ngoài đường nên ở chung cho rẻ, tiết kiệm được tiền thuê”, người vợ quê Bình Định nói.
 |
Vợ chồng chị Đào - anh Lượng trong lễ cưới tập thể ngày 20/10/2015. Ảnh: Điều ước thứ bảy/VTV. |
Chị Đào là người duy nhất trong gia đình có bốn người con bị khuyết tật chiều cao. Học xong lớp 12, Đào vào TP.HCM mưu sinh với nghề công nhân may.
Chiều cao chỉ bằng nửa người bình thường, sức khỏe không cho phép, làm được mấy tháng chị xin nghỉ, đi bán vé số ở quận Bình Tân.
Lượng cũng là người con duy nhất bị bệnh lùn bẩm sinh. 15 tuổi, Lượng rời quê Đồng Tháp đến quận 11 thuê phòng trọ ở đi bán vé số kiếm sống.
Thời gian đầu, anh đi bán ở các ngả đường, bến xe, quán xá gần nơi ở. Mùa xuân năm 2014, “địa bàn” có nhiều người hành nghề hơn, anh đi xe buýt đến quận Bình Tân mời gọi thì gặp Đào cũng cầm xấp vé số rao bán.
“Nhìn cô ấy tay chân ngắn tũn, mồ hôi thấm ướt chiếc áo đang mặc, lăng xăng mời khách mua giữa trưa nắng, tôi buồn cười, hỏi sao có người giống mình vậy”, anh chồng năm nay 29 tuổi nhớ lại, đồng thời bắt chuyện làm quen.
Ban đầu, những câu chuyện của họ chỉ xoay quanh ngày bán được bao nhiêu tờ vé, đi những đâu, có khách nào trúng số không. Lâu dần, gặp nhau họ chia nhau chai nước uống, bịch bánh tráng trộn rồi kể câu chuyện của mình cho nhau nghe.
“Tôi xin số điện thoại, cô ấy nhất định không cho nhưng tôi không bỏ cuộc”, anh Lượng cười phá lên khi bị vợ đấm yêu vào lưng.
Chị Đào cho biết, vốn không cho số là vì chị không muốn yêu và lấy một người cùng chiều cao với mình. “Tôi đã thấp rồi, lấy chồng thấp nữa, sinh con ra cũng thấp thì sao”, chị Đào bẽn lẽn nhìn chồng nói. Anh Lượng chen vào: “Thua keo này tôi bày keo khác”.
Những ngày sau đó, TP.HCM bước vào mùa nắng. Thời tiết từ sáng đến tối nóng bức. Vậy mà, trưa nào Lượng cũng ghé chỗ Đào mời cô ăn trưa, uống nước, có khi đến để đưa cho chai nước lọc, bịch đồ ăn rồi đi bán tiếp.
“Có hôm, anh ấy đến mà xấp vé số còn dày cộm, nhưng thấy tôi là cười như không có gì. Hôm biết tôi ốm thì nhất quyết nghỉ bán đòi đến chăm.
Nhìn anh loay hoay nấu cháo, vắt nước cam rồi năn nỉ tôi ăn cho khỏe, tôi thấy mình thật có phước khi lấy được anh”, Đào nhớ lại.
 |
Mỗi ngày hai vợ chồng lấy từ 150-200 tờ vé số đi bán kiếm lời. Ảnh: T.A |
Do kinh tế khó khăn, họ chỉ đi đăng ký kết hôn rồi đưa nhau về sống chung. Biết được hoàn cảnh của hai vợ chồng, một tổ chức từ thiện đã ngỏ ý mời họ tham gia lễ cưới tập thể cho người khuyết tật.
Đêm 20/10/2015, trong bộ áo cưới tí hon, vợ chồng Lượng - Đào tay trong tay bước lên sân khấu cắt bánh cưới, uống rượu giao bôi, trao nhẫn cưới.
Một năm sau, Đào mang thai. Các bác sĩ cho biết, sức đề kháng chị yếu, lại thấp nên em bé rất yếu, khuyên nên bỏ con, nếu không cả mẹ và con không giữ được.
“Tôi chỉ biết nằm khóc. Nó là giọt máu của hai vợ chồng. Tôi muốn được nhìn thấy con”, chị Đào nói, mắt rơm rớm nước.
Suốt thai kỳ, chị nghỉ bán, ở nhà dưỡng thai. Từ ăn uống, đi lại hay khám, siêu âm chị đều tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ và cầu nguyện phép màu sẽ mang con đến với mình khỏe mạnh.
Nhìn vợ mang bụng to, nằm một chỗ, thở cũng khó anh Lượng rất thương, nhưng với quyết tâm của chị, anh chỉ biết ở bên động viên, mua nhiều đồ bổ cho vợ bồi dưỡng. Thế nhưng, phép màu đã không xảy ra với gia đình họ.
“Chỉ đến với vợ chồng em có 5 giờ là con ra đi. Em chỉ được ôm con áp vào ngực mình có một lúc”, giọng chị Đào như lạc đi.
 |
Anh Lượng cho biết, mất con, hai vợ chồng rất buồn nhưng anh luôn động viên vợ phải sống tích cực, chỉ cần khỏe mạnh thì niềm vui sẽ đến. Ảnh: T.A. |
Dù các bác sĩ khuyên không nên sinh con nữa nhưng chị vẫn khát khao được làm mẹ, được sinh cho chồng một đứa con. Hơn hai năm qua, chị gắng làm việc nhiều hơn, tiệt kiệm, ăn tiêu dè xẻn, làm việc thiện, đi chùa cầu nguyện và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
“Anh ấy nói, con cái là duyên, chỉ cần tôi khỏe mạnh là được. Nhưng tôi nghĩ, được làm mẹ của người phụ nữ là thiên chức”, chị Đào nói.
Tết Nguyên đán vừa qua, anh chị không về quê, ở lại thành phố bán vé số kiếm thêm thu nhập.
“Tết vợ chồng tôi bán được nhiều hơn ngày thường và có khách lì xì nên thu nhập cũng kha khá. Số tiền đó, tôi tiết kiệm lo cho tương lai”, chị Đào nói.

Cuộc sống hạnh phúc của cặp vợ chồng Việt cách nhau 53 tuổi
Gần 12 năm kết hôn, ông Trọng vẫn duy trì thói quen vào bếp giúp vợ nấu ăn hoặc rửa bát mỗi khi vợ bận.
" alt=""/>Người mẹ cao 1,1 mét rơi nước mắt khi bác sỹ yêu cầu bỏ con