Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng được 4 năm và có con gái hơn 3 tuổi. Hiện chúng tôi đang sống cùng bố mẹ chồng.
Việc sống chung đôi lúc có mâu thẫu nhưng tôi biết nhẫn nhịn nên không khí gia đình không quá căng thẳng. Tuy vậy, đã 3 năm nay, cứ vào dịp Tết, tôi lại thấy bức xúc trong lòng.  |
Em chồng 3 năm liền về ăn Tết nhưng không chi tiền, chỉ hạch sách. Ảnh VietNamNet |
Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con: 1 trai, 2 gái. Cô em út lấy chồng miền Nam, kinh tế khó khăn nên ít khi về thăm nhà. Cô em thứ 2 lấy chồng miền Trung, người chồng đi xuất khẩu lao động nên 3 năm nay, cô ấy đều đưa con về ngoại từ chiều 27 tháng Chạp đến mùng 5 Tết.
Kinh tế nhà cô ấy khá, có phòng trọ cho thuê, lại có tiền gửi tiết kiệm nhiều. Thế nhưng, năm nào về ăn Tết, cô ấy cũng dẫn 2 con đi tay không.
Đến nơi, thấy vợ chồng tôi chưa trang hoàng nhà cửa, chưa mua đào, quất, mai ... là cô ấy ý kiến, bảo chúng tôi phải sắm sửa cho có không khí Tết.
Năm 2017, bố chồng tôi ốm 'thập tử nhất sinh', vợ chồng tôi lao đao vì vừa phải chăm con nhỏ, vừa chăm sóc bố, lo viện phí thuốc men cho bố. Gần Tết, thấy vợ chồng cô em ở miền Nam báo sẽ về, hai vợ chồng phải nài nỉ hàng xóm bán chịu cho 1 con lợn để cả nhà ăn uống đón năm mới.
29 Tết, kiểm tra thực phẩm thấy chỉ có món chủ đạo là thịt lợn, cô em thứ 2 nói với chồng tôi bằng giọng giận dỗi: 'Mấy khi các em về đông đủ mà 2 bác sắm Tết đạm bạc quá'.
Chiều hôm đó, chồng tôi phải cầm chỉ vàng cuối cùng trong nhà đi bán, mua thêm vài kg thịt bò, 3 con gà và 1 con cá to về nướng.
Mùng 2 Tết, tôi xin phép bố mẹ chồng được ở lại nhà ngoại của mình. Sáng mùng 3 Tết trở về, tôi bị cô em chồng thứ 2 nói té tát. Cô ấy bảo tôi cố tình bỏ việc nhà chồng. Các em về ăn Tết, không ở nhà lo cơm nước mà trốn đi biệt. Tôi tức nghẹn cổ nhưng vẫn im lặng để không khí gia đình vui vẻ.
Cận Tết năm ngoái, mẹ đẻ của tôi ốm. Tôi phải túc trực ở bệnh viện nên việc sắm Tết không được chu đáo. Mùng 1, theo phong tục quê nhà, chồng tôi lấy quà đi chúc Tết thì phát hiện tôi mua thiếu quà của bà cô - em bố chồng tôi.
Bố mẹ và chồng tôi chưa lên tiếng chê trách nhưng cô em chồng đã nguýt dài, bảo tôi là: 'Có mỗi việc mua sắm cũng làm không nên hồn'. Tôi rất tức giận. Hôm đó, chồng tôi phải can ngăn hai chị em to tiếng.
Năm nay, còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán nhưng cô ấy đã nhắn tin, bảo chồng tôi hẹn mua thịt thú rừng để cả nhà ăn Tết cho ngon.
Tôi bảo chồng: 'Nếu cô ấy muốn ăn ngon thì mua mang về đây, mình ở quê biết tìm đâu mấy loại đặc sản đó'. Nói xong, tôi quay mặt đi nhưng chồng tôi hiểu ý vợ nên có vẻ rất hậm hực. Hai vợ chồng vì thế mà lại cãi nhau.
Bây giờ tôi cảm thấy rất ngán ngẩm và chán Tết. Có ai chung tâm trạng với tôi hay không?
Độc giả có bài viết chia sẻ về chủ đề Tết Nguyên Đán, xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn để đăng tải. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Em chồng 3 năm liền về ăn Tết nhưng không chi tiền, chỉ hạch sách
Cặp đôi gặp gỡ và nên duyên sau những đổ vỡ ở cuộc hôn nhân đầu, khi ấy chị Vũ Thị Lanh (SN 1987) đã có cậu con trai riêng, anh Thierry Pennel cũng có một con trai và một con gái.Họ chính thức về chung một nhà bằng đám cưới ấm cúng tại Pháp. Hai mảnh đời tổn thương đã tìm thấy sự an ủi trong tâm hồn.
Lúc này, 3 con còn nhỏ, chị Lanh quyết định trì hoãn việc sinh thêm con, dành thời gian, toàn tâm toàn ý chăm sóc con riêng của hai bên.
 |
Vợ chồng chị Lanh |
Các con lớn, mọi thứ dần ổn định, chị và anh Thierry bắt đầu tính đến việc sinh con chung cho gắn bó. Nhưng một thời gian dài, không sử dụng các biện pháp kế hoạch, tin vui vẫn chưa đến với vợ chồng họ.
Vợ chồng chị đưa nhau đến bệnh viện lớn ở Pháp kiểm tra, kết quả chị Lanh bị tắc vòi trứng. Hai năm trời ròng rã chạy chữa hiếm muộn bên Pháp nhưng không thành công khiến chị Lanh thấm mệt. Mặc dù vậy, khao khát sinh thêm con vẫn như ngọn lửa âm ỉ cháy.
Thời điểm anh Thierry sang Thượng Hải (Trung Quốc) nhận công tác, chị Lanh bàn với chồng, quay về Việt Nam điều trị vô sinh, biết đâu may mắn sẽ mỉm cười.
‘Về nước, qua một số mối quan hệ và tìm hiểu, tôi được giới thiệu gặp anh Nguyễn Ngọc Chiến - bác sĩ chuyên khoa điều trị vô sinh, hiếm muộn tại một bệnh viện ở Hà Nội', chị Lanh kể.
Sau hàng loạt các xét nghiệm lâm sàng. Đầu năm 2019, chị Lanh bắt đầu tiêm thuốc kích trứng theo liệu trình. Lần đó, chị chọc hút được 4 quả trứng làm thụ tinh. Chị được bác sĩ chuyển 2 phôi với hi vọng tràn trề, con sẽ về với mình.
Tuy nhiên, ngày đi kiểm tra, xác định xem phôi có làm tổ hay không, chị đau đớn nghe bác sĩ thông báo quá trình thụ tinh thất bại. 'Cảm giác bao ngày mong ngóng, cuối cùng hụt hẫng khiến tôi muốn bỏ cuộc. Tôi nghĩ mình khó có cơ hội mang thai nên hỏi bác sĩ, có thể nhờ người mang thai hộ không nhưng anh nói đó là trường hợp bất khả kháng, còn với sức khỏe của tôi, anh sẽ cố gắng giúp tôi mang thai được’, chị Lanh tâm sự.
Thấy bệnh nhân định buông xuôi, bác sĩ Chiến động viên chị cố gắng thử lại lần nữa. Để có số lượng trứng tốt cho quá trình thụ tinh, bác sĩ kê thêm cho chị Lanh một số loại thuốc bổ uống 3 tháng. May mắn, khi tiến hành chọc hút trứng, tạo phôi, chị được 6 phôi loại tốt.
Chuỗi ngày sau đó, bác sĩ Chiến tiếp tục đồng hành cùng vợ chồng anh Thierry, động viên chị Lanh kiên nhẫn, làm thêm một số xét nghiệm gửi sang Pháp và Nhật tìm nguyên nhân tại sao phôi tốt nhưng không đậu thai.
Ngày kết quả gửi về, bác sĩ Chiến đưa ra phác đồ điều trị mới, dùng thuốc làm thay đổi môi trường tử cung của người vợ.
Lần này, hạnh phúc đến mỉm cười khi bác sĩ báo tin, phôi thai đã làm tổ, đang phát triển tốt trong cơ thể người mẹ. Nghe tin vui, hai vợ chồng chị ôm nhau khóc. Qua bao sóng gió, con đã về với anh chị.
 |
Bác sĩ Chiến - người vợ chồng chị Lanh mang ơn. |
Đến nay, chị Lanh mới đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ, phía trước vẫn còn nhiều gian nan, đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ phác đồ giữ thai của bác sĩ.
Suốt quá trình từ ngày đậu thai, bác sĩ Chiến trực tiếp theo dõi, xử lý những tình huống có nguy cơ xảy đến với thai nhi.
‘Thai thụ tinh ống nghiệm thường yếu hơn thai tự nhiên, đòi hỏi sự chăm sóc đặc thù. Tôi gần như ở nhà nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh và sử dụng thuốc giữ thai theo đơn.
Hành trình 3 năm tìm con đầy nước mắt của vợ chồng tôi cũng chuẩn bị đến ngày có quả ngọt. Nếu không có sự động viên của bác sĩ Chiến, chắc tôi đã bỏ cuộc giữa chừng’, chị Lanh nói.

Cuộc sống làm dâu sướng như bà hoàng của cô gái Việt lấy chồng Pháp
Rời quê hương sang Pháp làm dâu với bao điều bỡ ngỡ, cô gái Thanh Vy không ngờ mình được mẹ chồng chiều chuộng như bà hoàng.
" alt=""/>Hành trình tìm con của nữ Việt kiều và chồng Pháp