Sau hơn 3 năm kể từ khi mẫu concept C_Two xuất hiện tại Geneva Motor Show 2018, Rimac Automobili nay đã ra mắt chiếc siêu xe điện hoàn chỉnh của mình với tên gọi Nevera - lấy cảm hứng từ một cơn bão ở vùng Địa Trung Hải.
![]() |
Rimac Nevera là một trong những mẫu hypercar chạy điện đình đám nhất trên thế giới hiện nay, bên cạnh Pininfarina Battista hay Aspark Owl. So với bản concept, Nevera được hãng ôtô Croatia tinh chỉnh thiết kế, tính năng vận hành để có được hiệu năng đầy ấn tượng. |
![]() |
Rimac cho biết họ Nevera được sản xuất giới hạn 150 chiếc trên toàn cầu với giá bán khởi điểm 2,45 triệu USD, cao hơn mức công bố ban đầu. Khách hàng có thể tùy chọn 3 phiên bản gồm GT, Signature và Timeless, đi cùng gói cá nhân hóa Bespoke để mỗi chiếc Rimac Nevera là độc bản trên toàn thế giới. |
![]() |
Nhờ một loạt sự thay đổi và nâng cấp ở ngoại thất, tính khí động học của Rimac Nevera được cải thiện đến 34% so với xe ý tưởng và các nguyên mẫu chạy thử. Khung xe dạng monocoque được chế tạo từ vật liệu sợi carbon siêu nhẹ, giúp bù đắp cho khối lượng đáng kể của cụm pin và các động cơ điện. |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Nevera có cân nặng 2.150 kg và đạt tỷ lệ phân bổ khối lượng trước/sau là 48/52. Rimac cho biết đã tự nghiên cứu và phát triển cụm pin, nhờ đó họ đã thiết kế hệ thống này liên kết với khung gầm để gia tăng 37% độ cứng vững cho khung xe. |
![]() |
Rimac Nevera được trang bị công nghệ sạc siêu nhanh, công suất 50 kW, cần 22 phút để đạt 80% dung lượng kể từ lúc cạn pin. Cụm pin của xe có dung lượng 120 kWh và cho khả năng di chuyển tối đa gần 550 km, theo chuẩn thử nghiệm WLTP. |
![]() |
Cung cấp sức mạnh cho Rimac Nevera là hệ thống 4 động cơ điện cho tổng công suất 1.914 mã lực và mức mô-men xoắn cực đại đạt 2.360 Nm. Nhà sản xuất công bố Nevera có thể tăng tốc 0-100 km/h chỉ mất 1,97 giây và đạt vận tốc tối đa 412 km/h, tương đương hypercar Bugatti Chiron dùng động cơ W16. |
![]() |
Nevera được trang bị hệ thống phanh gốm carbon hiệu năng cao do Brembo sản xuất. Đĩa phanh có đường kính 390 mm trong khi kẹp phanh là loại 6 piston. Rimac cho biết Nevera được tích hợp hệ thống tái tạo năng lượng phanh tiên tiến nhất hiện nay, giúp tận dụng lực phanh để sạc cho cụm pin. |
![]() |
Hỗ trợ cho người lái "cầm cương" chiếc siêu xe điện là hệ thống Kiểm soát mô-men xoắn toàn thời gian 2 (R-AWTV 2) của Rimac. Thay thế cho hệ dẫn động 4 bánh hay kiểm soát lực kéo truyền thống, R-AWTV 2 đưa ra 100 phép tính mỗi giây và thay đổi mô-men xoắn của từng từng bánh xe, tạo nên khả năng vận hành tối ưu nhất trong mọi điều kiện. |
![]() |
Rimac Nevera có 5 chế độ lái gồm Range, Comfort, Sport, Track và Drift. Ngoài ra, mẫu siêu xe điện còn cung cấp 2 chế độ Custom để người lái tùy biến theo sở thích của mình, các thông số có thể can thiệp bao gồm độ nhạy chân ga, tay lái hay độ cứng/mềm của hệ thống treo. |
Theo Zing
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Quasar là siêu xe chạy điện có 4 động cơ có thể cho công suất 2.300 mã lực. Điều này khiến sức mạnh của nó vượt trội hơn nhiều siêu xe khác.
" alt=""/>Siêu xe điện Rimac Nevera có giá từ 2,45 triệu USDBàn thắng: Gross 90'+3 - Jota 60'
* An Nhi
Jota tiếp tục nổ súng nhưng Liverpool đã để chủ nhà Brighton gỡ hòa 1-1 trên chấm 11m ở phút 90+3, tại vòng 10 Ngoại hạng Anh.
" alt=""/>Kết quả Brighton vs Liverpool, Kết quả bóng đá AnhTrong 1 buổi hội thảo về bảo vệ quyền lợi người mua nhà mới đây, nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý đều nhìn nhận thực tế, khoảng 90% các dự án bất động sản hiện nay đều thế chấp để vay vốn xây dựng. Ông Nguyễn Anh Đào, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư VietHome, đặt nghi vấn, nếu khi công bố mà hầu hết dự án đều thế chấp thì có giải quyết được vấn đề gì hay không?
“Cái gốc của vấn đề là phải làm sao có hành lang pháp lý chặt chẽ giữa chủ đầu tư, ngân hàng và khách hàng. Nếu chủ đầu tư vay nhưng vẫn làm tốt và có thêm nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ thì càng có lợi cho khách hàng. Nếu việc công bố thông tin không khéo léo có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực” - ông Đào đánh giá.
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partner, cho rằng, công bố thông tin để làm minh bạch thị trường là tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là nói dự án nào, của ai, thế chấp ở đâu, từ lúc nào… như các thông tin vừa qua của cơ quan chức năng thì chỉ có hại nhiều hơn là có lợi.
![]() |
Thế chấp dự án là hoạt động bình thường của chủ đầu tư |
“Theo quy định pháp luật thì chủ đầu tư được phép thế chấp dự án hình thành trong tương lai để vay vốn. Qua đó, ngân hàng cũng đã có thẩm định tính khả thi của dự án rồi mới cho vay. Do vậy, chủ đầu tư có thế chấp dự án hay không, không phải điều đáng lo ngại. Điều người dân cần biết là căn hộ họ mua có bị thế chấp hay không?
Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản đã quy định, chủ đầu tư dự án trước khi bán nhà hình thành trong tương lai, phải nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng để cơ quan này xác nhận đáp ứng đủ điều kiện huy động vốn. Trước khi bán căn hộ, chủ đầu tư cũng phải làm thủ tục giải chấp căn hộ đó tại ngân hàng và phải có ngân hàng bảo lãnh. Do vậy, quy định pháp luật hiện rất chặt chẽ trong việc này.
Nếu cơ quan nhà nước muốn hỗ trợ người dân thì cần tạo cơ chế thuận tiện hơn nữa, để người dân có thể kiểm tra, cập nhật xem trong những dự án đang thế chấp, thì căn nào đang thế chấp, căn nào đã giải chấp… chứ không phải cung cấp thông tin chung chung gây hoang mang.
Những người đã mua nhà hoặc sắp mua nhà nên làm việc với chủ đầu tư, yêu cầu họ cung cấp văn bản của cơ quan chức năng hoặc văn bản của ngân hàng, nơi chủ đầu tư thế chấp dự án, chứng minh căn hộ của họ không bị thế chấp. Còn chuyện chủ đầu tư thế chấp những phần còn lại, theo quy định, không phải là yếu tố đáng quan ngại” - Luật sư Bình phân tích.
Một thực tế khác đang diễn ra là, có chủ đầu tư phải thế chấp dự án, để làm thủ tục bảo lãnh cho khách hàng, theo quy định của Điều 5, Luật Kinh doanh Bất động sản, nhưng không vay vốn. Ông Lê Hoàng Châu, dẫn trường hợp của Công ty Gia Hòa, chủ đầu tư dự án The Art (Q.9) là ví dụ điển hình. Đến nay, dự án vẫn thi công với tiến độ tốt dù không vay vốn, đó là tín hiệu tốt. Nhưng khách hàng chỉ nghe loáng thoáng dự án đang thế chấp mà không nắm thông tin cụ thể thì họ có thể nghĩ khác.
“Việc chủ đầu tư thế chấp dự án là điều hết sức bình thường và nên chủ động công khai chi tiết, tránh trường hợp công bố thế chấp nhưng không rõ là thế chấp phần nào. Điều này hoàn toàn không phải là tiêu chí đánh giá uy tín năng lực của chủ đầu tư mà phải xem thực tế các dự án họ đã và đang triển khai.
Mặt khác, dự án đã thế chấp không có nghĩa là chủ đầu tư không được bán. Ngân hàng cũng cần thu về dòng tiền, nên nếu ngân hàng cho phép chủ đầu tư bán và kiểm soát dòng tiền này thì chủ đầu tư vẫn được phép bán. Do vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm, khi chủ đầu tư thực hiện việc huy động vốn theo đúng quy định” - ông Châu nói.
Quốc Tuấn
" alt=""/>Phải làm gì khi biết dự án đang bị thế chấp ngân hàng?