
- Vượt qua hàng loạt đồng đội khác, Công Phượng đang trở thành ngôi sao – niềm hy vọng lớn nhất của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018 với màn thể hiện xuất sắc trong 2 chiến thắng gần đây của đội nhà. Sự thay đổi này là có lý do để tiền đạo người xứ Nghệ xứng đáng nhận những lời khen từ giới chuyên mônHLV Indonesia không tin tuyển Việt Nam lật đổ được Thái Lan
Quế Ngọc Hải: "Hậu vệ Việt Nam chắc chắn khoá chặt tiền đạo Myanmar"
Tuyển Việt Nam: Điều còn thiếu sau chiến thắng Malaysia
Công Phượng bay cao...
Thực tế, màn thể hiện ấn tượng bằng 2 pha lập công liên tiếp ở những trận đấu ra quân của tuyển Việt Nam là không quá ngạc nhiên đối với những ai theo dõi Công Phượng trong thời gian gần đây.
Bởi một lẽ, học trò cưng của HLV Park Hang Seo đã chơi rất tốt trong giai đoạn cuối V-League 2018 khi liên tục lập công cho HAGL cũng như là cái tên nổi bật nhất trên sân của đội bóng phố Núi. 4/12 pha lập công mà Công Phượng có được là minh chứng rõ nhất cho điều này.
 |
Công Phượng đang chơi xuất sắc bậc nhất bên phía tuyển Việt Nam |
Nhìn Công Phượng thi đấu những trận vừa qua, hay trước đó ở V-League ai cũng thấy ở đó ngoài sự quyết tâm còn có những thay đổi nhất định trong tư duy chơi bóng khi tiền đạo con cưng của HLV Park Hang Seo đã chơi rất rộng, đơn giản, hiệu quả hơn so với trước đây.
Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là bàn thắng mở tỉ số mà Công Phượng ghi được vào lưới tuyển Lào với một tình huống xuất hiện đúng lúc đầy quyết tâm, ra chân nhanh và chuẩn xác rất khác với những gì mà nhiều người biết về tiền đạo tuyển Việt Nam trước đó.
Nhưng...
Công Phượng đã thay đổi bản thân để thành quả mà tiền đạo con cưng của HLV Park Hang Seo nhận được cũng không tồi với 2 bàn thắng cho đến lúc này ở AFF Cup, và chắc chắn còn cao hơn nữa nếu chân sút người xứ Nghệ biết cầu thị cũng như tự chỉnh sửa cho bản thân.
Sự thật là như vậy, bởi sau khi trở về từ Asiad tiền đạo chủ lực của HAGL đã thay đổi nhiều khi chơi bóng trách nhiệm hơn thay vì ích kỷ như trước đó. Nhưng dường như vẫn là chưa đủ để Công Phượng bay cao nhất có thể.
 |
Nhưng Công Phượng cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng đáng với sự kỳ vọng từ người hâm mộ |
Điều này cũng là có cơ sở, bởi cả 2 trận đấu được đá chính ở AFF Cup dù đóng vai người hùng với các pha lập công giải toả tâm lý, mở ra chiến thắng cho đội nhà nhưng Công Phượng vẫn có những tình huống giữ thói quen “xấu” khi cầm bóng quá nhiều trước khi mất vào chân đối thủ.
Những tình huống như thế diễn ra khá nhiều trong trận đấu với Malaysia, đặc biệt trong hiệp đấu thứ 2. Và kể cả khi HLV Park Hang Seo giải thích “Công Phượng là mẫu cầu thủ chơi rê dắt, kỹ thuật...” thì với người xem hay giới chuyên môn hơi khó chấp nhận, bởi hầu hết đó không phải những pha bóng có ý đồ câu giờ, hoặc tìm một quả phạt 11m.
Công Phượng đã thay đổi rất nhiều và theo chiều hướng tích cực để trở thành một tiền đạo lùi nguy hiểm bậc nhất tại AFF Cup lần này.
Khả năng tốt, chơi bóng ngẫu hứng và đang dần thích nghi với lối chơi thiên về tập thể đã biến Công Phượng trở thành một tiền đạo lùi nguy hiểm bậc nhất tại AFF Cup lần này, để tất cả hy vọng AFF Cup 2018 sẽ thuộc về chân sút người xứ Nghệ. Muốn thế Phượng vẫn cần thay đổi nhiều hơn thì may ra...
Nghe có phần khắt khe, nhưng cần phải hiểu rằng 5 năm qua Công Phượng luôn là cái tên được kỳ vọng nhất bóng đá Việt Nam chứ không phải ai khác... thì chuyện đòi hỏi âu cũng bình thường, thế thôi!
Xuân Mơ

Công Phượng, Anh Đức ghi bàn giúp Việt Nam hạ đẹp Malaysia
Hai pha ghi bàn của Công Phượng và Anh Đức mang về chiến thắng ấn tượng 2-0 trước đội khách Malaysia ở lượt trận thứ 2 bảng A, AFF Cup.
" alt=""/>Công Phượng tỏa sáng AFF Cup 2018: Đời thay đổi khi ta thay đổi
Đó là bình luận của giáo sư Jason Furman thuộc trường Harvard Kennedy, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Nhà Trắng từ năm 2013 đến 2017, trong một bài viết trên tạp chí Phố Wall ngày 19/8. |
Ảnh: AP |
Theo giáo sư Furman, Trung Quốc ngày nay đang hội nhập nhiều hơn với phần còn lại của thế giới, trong khi Mỹ lại cô lập hơn. Ông cho rằng, để đấu một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận, tranh thủ các đồng minh cùng các thể chế quốc tế để thúc đẩy các yêu cầu trọng tâm hơn.
Giáo sư Furman chỉ ra rằng, thuế quan đánh vào hàng hóa Trung Quốc đã gây thiệt hại rõ ràng cho nền kinh tế Mỹ về ngắn hạn. Trong quý 2 năm nay, chúng đã góp phần làm suy giảm đầu tư kinh doanh cố định, và nhiều khả năng sẽ xén đi nửa điểm phần trăm của mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm 2019.
Đây không nhất thiết là một bản cáo trạng chính sách của ông Trump. Khi người lao động đình công, họ làm như vậy dù biết mình sẽ mất lương về ngắn hạn, vì hy vọng sẽ thu lại những gì đã mất nhờ được tăng lương dài hạn hơn.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán thể hiện rõ rằng các nhà đầu tư không trông mong Trung Quốc sẽ nhượng bộ để có thể bù đắp cho những thiệt hại ngắn hạn như thế. Suy giảm sau khi Tổng thống thông báo đợt áp thuế mới ngày 1/8 cho thấy ở giá trị hiện tại thì chiến lược là vô hiệu.
Tăng trưởng của Trung Quốc cũng chậm dần, nhưng phần lớn thực tế này khó có thể ghi nhận là do các hành động thương mại của Mỹ. Thay vào đó, nó chủ yếu phản ánh những hạn chế trong ý định của Bắc Kinh muốn thúc đẩy tăng trường thông qua đầu tư ngắn hạn và các doanh nghiệp nhà nước, kể cả khi tăng trưởng năng suất chậm lại.
Các diễn biến thị trường cũng góp phần làm giảm một số tác động có thể từ thuế quan, rút bớt đòn bẩy của Mỹ trong thương chiến. Đồng Nhân dân tệ yếu đi, bù đắp cho thuế khi khiến hàng xuất khẩu Trung Quốc rẻ hơn. Đây là kết quả không thể tránh khỏi từ chính sách đồng đôla mạnh của Tổng thống Trump, vốn là do thâm hụt ngân sách lớn hơn làm tăng nhu cầu nước ngoài đối với đồng đôla Mỹ, và do thuế đánh vào Trung Quốc làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với đồng Nhân dân tệ.
Trước vòng áp thuế mới nhất, Trung Quốc đã giúp mang lại cho ông Trump đồng đôla yếu như mong đợi bằng cách can thiệp vào thị trường tiền tệ để duy trì sức mạnh cho Nhân dân tệ. Tuy nhiên, khi Bắc Kinh để cho thị trường dễ thở hơn thì chính quyền Trump lại dán nhãn "thao túng tiền tệ" cho Trung Quốc.
Vào tháng 1/2018, Trung Quốc áp mức thuế quan trung bình 8% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ và phần còn lại của thế giới. Để đáp trả hành động của Washington, Bắc Kinh tăng thuế quan trung bình đối với hàng hóa Mỹ lên 20,7% vào tháng 6 vừa qua, trong khi giảm xuống 6,7% với hàng hóa từ phần còn lại của thế giới, theo Chad Bown tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson.
Trung Quốc giảm nhập khẩu từ Mỹ nhưng lại tăng nhập khẩu từ nơi khác. Xuất khẩu của nước này ra phần còn lại của thế giới cũng tăng lên. Như vậy, Trung Quốc không cần vội đưa ra các nhượng bộ mà ông Trump đòi hỏi, mà thậm chí còn chưa rõ những nhượng bộ nào sẽ khiến Mỹ giải quyết.
Một loạt yêu sách mà chính quyền Trump đưa ra tựa như "danh sách mua sắm", đòi Trung Quốc mua thêm các sản phẩm của Mỹ như đậu tương và máy bay Boeing. Một loạt yêu sách khác là Trung Quốc phải thay đổi mô hình kinh tế, bớt dựa vào các doanh nghiệp nhà nước, mở cửa hơn nữa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Chuỗi yêu sách thứ 3, xét về phương diện đe dọa an ninh quốc gia từ những công ty như Huawei, được đưa vào và ra khỏi các cuộc đàm phán khi chính quyền tìm cách ngăn cấm công nghệ Trung Quốc.
Giáo sư Furman cho rằng, chính quyền Trump cần phải thay đổi triệt để chiến lược của mình.
Bước đầu tiên nên là hợp tác thay vì quay lưng lại các đồng minh. Điều đó có nghĩa là tạm gác các cuộc thương chiến như ông Trump đe dọa nhằm vào các đối tác thân cận. Mỹ cũng nên thắt chặt quan hệ với đối tác, sử dụng các tổ chức đa phương và các quy định quốc tế, kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), nơi các chính quyền trước của Mỹ đã làm với tỷ lệ thành công cao.
Một bước tích cực nữa là từ bỏ "danh sách mua sắm". Yêu cầu Trung Quốc mua máy bay Boeing không phải là cách lôi kéo châu Âu về phía mình trong cuộc thương chiến hiện tại. Những yêu cầu như vậy thậm chí càng thúc đẩy mô hình kinh tế thống kê của Trung Quốc trong khi giúp ích rất ít cho nền kinh tế Mỹ về trung và dài hạn.
Sự thay đổi cuối cùng sẽ là áp dụng một giao thức nhất quán để đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Nếu gián điệp được nhà nước chỉ đạo thông qua thiết bị viễn thông là nguy cơ thực sự thì Mỹ nên giải quyết vấn đề này và không phát tín hiệu sẵn sàng đổi an ninh lấy việc mua thêm hàng hóa Mỹ. Quan điểm cho rằng an ninh quốc gia là một đòn mặc cả thương mại khác cho thấy chính quyền Trump đang đàm phán với ý đồ xấu, một lần nữa càng khó giành được sự ủng hộ của đồng minh.
Cả ba thay đổi này sẽ cho phép Mỹ tập trung đấu với Trung Quốc về sự chuyển giao công nghệ cưỡng bức, về luật sở hữu trí tuệ lỏng lẻo, về đối xử thiên kiến với các công ty nước ngoài, ưu đãi các công ty trong nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước, cùng nhiều hành xử khác mà Mỹ đang phơi bày.
Một cách tiếp cận như vậy mới có thể giành được sự ủng hộ của những người cải cách ở bên trong Trung Quốc, vì họ hiểu rằng hầu hết những hành xử mà Mỹ muốn chấm dứt hiện nay cũng chính là rào cản đối với khả năng của Trung Quốc chuyển sang một giai đoạn mới của tăng trưởng nhờ sáng tạo.
Nhưng sự tiếp cận ấy liệu có thuyết phục được ông Trump?
XEM VIDEO TỰ TẠO CỦA BÀI:
Thanh Hảo
" alt=""/>Trump đang thua thương chiến với Trung Quốc