Tuyển Việt Nam còn 3 trận đấu trong tay và hoàn toàn có quyền tự quyết. Chúng tôi tự tin và không nghi ngờ gì về mục tiêu mình đề ra, bởi 2/3 trận đấu tới tuyển Việt Nam được thi đấu trên sân nhà.
Tất nhiên mọi việc sẽ không dễ dàng. Vì vậy chúng tôi mong nhận được sự cổ vũ của càng đông khán giả càng tốt, từ phút đầu tiên đến hết trận. Tuyển Việt Nam nhận thức được trọng trách của mình và nỗ lực hết sức".
"Tất nhiên đề ra mục tiêu là một chuyện, các cầu thủ còn phải nỗ lực vượt khả năng. Kết quả không đến từ việc đặt mục tiêu mà nhờ màn trình diễn trên sân. Ngoài kỷ luật và tuân thủ đấu pháp, mạnh mẽ khi tranh chấp, thì họ cũng cần khôn ngoan và tình táo trong việc đưa ra các quyết định trên sân. Điều đó quyết định rất nhiều. Tôi luôn hướng tới sự chính xác và đội cũng đang nỗ lực hết sức mình", ông Troussier nói thêm.
Về cách tiếp cận trận đấu và phương án đối phó với lối chơi rắn củaIndonesia, HLV Troussier cho biết: "Chúng tôi phân tích và phỏng đoán về điều này. Phương án 1, có thể họ sẽ chủ động phòng ngự và chờ cơ hội phản công. Hoặc phương án 2 là họ chủ động dâng cao ngay từ đầu để gây bất ngờ.
Tuy nhiên dù đối thủ dùng phương án nào, chúng tôi sử dụng nhân sự ra sao, tôi vẫn luôn yêu cầu các cầu thủ duy trì ý chí và sự nỗ lực từ đầu trận cho đến khi tiếng còi hết giờ vang lên".
Dưới thời HLV Troussier, đội U23 và tuyển Việt Nam 3 lần thủng lưới vì những quả ném biên của Indonesia. Chiến lược gia người Pháp cho biết: "Chúng tôi đều đã có sự chuẩn bị. Tôi dặn các cầu thủ của mình đừng dao động, đừng đặt nặng bài đánh đó quá.
Tôi nói chuyện với các cầu thủ và chỉ có một tình huống sai số về mặt tổ chức, thiếu sót cá nhân đã khiến đội nhận bàn thua. Ở Asian Cup, chúng tôi còn phải chịu nhiều quả ném biên hơn, khoảng 10 quả nếu tôi nhớ không nhầm nhưng đâu có vấn đề gì xảy ra".
Về sự chuẩn bị về lực lượng cho trận lượt về, ông Troussier nói: "Hiện tôi đang có số cầu thủ lớn, đa dạng về bộ kỹ năng cá nhân. Bây giờ các đội bóng được thay 5 người giúp tôi có thêm cơ hội để điều chỉnh chiến thuật.
Tôi đánh giá hiện tại có 15, 16 cầu thủ sẵn sàng cho đội hình xuất phát vào ngày mai. Đồng thời có 4, 5 cầu thủ là phương án dự bị, bởi một trận đấu cần duy trì được việc pressing, di chuyển, đeo bám liên tục. Tôi tin các cầu thủ đều sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mà tôi đưa ra".
"Những ngày qua, tôi quan sát biểu cảm và thái độ của các cầu thủ. Tôi không quá lo lắng và cảm thấy họ vẫn còn nhiều khát khao. Tôi nói cầu thủ phải dám nhận trách nhiệm về bản thân mình chứ tôi không làm thay được. Các cầu thủ phải tập trung, thể hiện chính xác những gì tôi nói", ông Troussier chốt lại.
Trong khi đó, tiền đạo Tiến Linh thể hiện sự quyết tâm: "Trận đấu vừa rồi có nhiều lý do khách quan dẫn tới kết quả chưa tốt. Chúng tôi hiện hiểu được tính chất quan trọng của trận đấu ngày mai và sẽ nỗ lực tuân thủ đấu pháp, thể hiện khả năng của mình. Tôi hi vọng nếu được ra sân, tôi sẽ ghi bàn và giúp đội nhà giành chiến thắng.
Chúng tôi biết mình phải làm gì trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuyển Việt Nam hướng tới chiến thắng để tạo lợi thế cho mình. Hi vọng người hâm mộ đến sân để cổ vũ giúp đội giành 3 điểm".
Xem Trực tiếp & Trọn vẹn Vòng loại World Cup 2026 trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/
Truyền thông địa phương cho biết, ông Yunus nhận giải Nobel Hòa bình năm 2006, đang ở Pháp sau khi được xử tại ngoại trong một vụ án biển thủ hồi đầu năm nay.
Ông Yunus là nhân vật được biết tới rộng rãi trên thế giới, từng được coi như đối thủ chính trị của Thủ tướng vừa bị lật đổ Sheikh Hasina. Ông Yunus dự kiến sẽ trở lại Bangladesh vào ngày 8/8 để lãnh đạo chính phủ lâm thời.
Hiện chưa có nhiều thông tin về việc chính phủ mới sẽ hoạt động thế nào, nhưng một cuộc bầu cử lớn ở Bangladesh sẽ được tiến hành trong vòng vài tháng tới.
Việc thành lập chính phủ lâm thời đã làm dịu đi tình trạng bạo loạn ở quốc gia Nam Á trong vài tuần qua. Những cuộc đụng độ giữa người biểu tình quá khích và cảnh sát đã làm ít nhất 455 người thiệt mạng.
Trước đó, Thủ tướng Sheikh Hasina đã từ chức và rời khỏi đất nước, kết thúc 15 năm lãnh đạo kể từ năm 2009. Theo truyền thông Ấn Độ, bà Hasina đã tới bang Uttar Pradesh của nước này bằng một trực thăng quân sự. Hiện có những đồn đoán về việc bà Hasina sẽ đến Anh để xin tị nạn chính trị.
Năm 2005, khi vừa mới tốt nghiệp đại học, thầy giáo trẻ đã nhận quyết định lên giảng dạy ở điểm trường Cao Sơn cách nhà hơn 100km.
"Để đến được điểm trường, từ trung tâm xã phải mất hơn 5 giờ đồng hồ băng rừng, qua những vách đá cheo leo. Điểm trường ngày ấy được dựng bằng mái tranh, xung quanh được che chắn bằng những tấm tre đan.
Vào những ngày đông giá rét, nhiều học sinh phải quấn chăn đi học. Những đôi chân trần đi xuyên núi, qua những vách đá nứt nẻ tóe máu. Mỗi lần muốn dùng phấn viết lên bảng, các thầy phải đốt lửa hong khô mới viết được... Khó khăn là thế nhưng các em vẫn muốn đến trường học chữ. Chính điều đó khiến tôi gắn bó với nơi này", thầy Hải nhớ lại.
“Thương học sinh nơi đây, chính quyền đã vận động nhân dân cùng các giáo viên vận chuyển vật liệu lên để xây phòng học. Từ Cao Sơn tới nơi có vật liệu, mỗi lần phải lên xuống mất 5 đến 6 tiếng đồng hồ mới chỉ vận chuyển được vài viên gạch, viên đá. Sau mấy tháng ròng rã, chúng tôi cũng hoàn thành 3 căn phòng kiên cố. Từ đó, các em đến lớp học không bị mưa dột nữa, mùa đông cũng ấm hơn”, thầy Hải kể lại.
Không đường, không điện, không sóng điện thoại. Có thời điểm suốt 1 năm trời, thầy giáo trẻ không thể liên lạc với gia đình. Đến lúc có thời gian về thăm nhà, anh mới biết bố mẹ vừa trải qua trận ốm “thập tử nhất sinh”.
Chưa từng được tổ chức ngày 8/3 cho đồng nghiệp
Suốt nhiều năm qua, ngôi trường không có giáo viên nữ nên các thầy rất khó khăn trong việc chia sẻ những điều tế nhị với học sinh nữ. “Có giáo viên nữ giảng dạy, hướng dẫn nắm bắt tâm sinh lý, chia sẻ sẽ tốt hơn cho các em rất nhiều”.
Đó là đối với học sinh. Còn với các thầy giáo, ngày khai giảng, các ngày lễ, ngày nhà giáo, từ công tác tổ chức, cắm hoa, trang trí... đều do tay các thầy bày biện.
"Những ngày của phụ nữ như 8/3, 20/10, chúng tôi không bao giờ được có cảm giác đoàn thể tổ chức cho chị em. Ở vùng sơn cước như thế này lại càng buồn hơn", thầy Hải cười hiền nói.
Nói về chuyện gia đình riêng, thầy Hải tâm sự, đôi lần anh tranh thủ về quê chơi, sang nhà bạn (bạn chơi từ ngày còn ở nhà, hơn anh 10 tuổi) và đã mang lòng yêu con gái bạn.
"Năm 2011, tôi lấy vợ. Chúng tôi đã có một cháu đang học lớp 3. Vợ tôi rất thông cảm cho công việc cũng như tâm nguyện của tôi muốn dạy chữ cho các em vùng khó khăn. Do vậy, đến bây giờ một mình tôi vẫn lủi thủi một nơi, hai mẹ con ở dưới quê, có khi cả tháng mới về nhà thăm vợ con được một lần", thầy Hải chia sẻ.
Thầy Nguyễn Thế Tài, hiệu trưởng Trường TH-THCS Cao Sơn cho biết, trường được thành lập đến nay 14 năm, tính cả lớp học ở khu lẻ là 17 năm. Gần 20 năm qua đã có 42 lượt giáo viên về giảng dạy nhưng tuyệt nhiên không có giáo viên nữ có lẽ bởi đường lên Cao Sơn quá xa xôi, cách trở.
"Các thầy nhà gần 1-2 tuần về một lần, người ở xa thì cả tháng, có khi 2 tháng mới về. Mỗi khi về quê, các thầy lại mang lên đồ khô như cá, lạc, moi... Để bữa ăn có chất hơn, các thầy tăng gia thêm bằng việc nuôi gà, vịt, trồng rau".
Toàn trường hiện có 59 học sinh tiểu học và 67 học sinh trung học, đa số là người dân tộc Thái. Năm 2021 nơi đây mới có điện lưới, cuộc sống người dân cũng đỡ vất vả hơn. Học sinh có điện để học tập, thầy cô được sử dụng máy tính soạn giáo án… Ở đây cũng đã có sóng điện thoại. Nhiều em đã đỗ đại học, trong đó có những em ra trường, trở thành kỹ sư nông nghiệp.